Lạc Nội Mạc Tử Cung
Tỷ lệ bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung đang ngày một tăng mạnh. Bệnh lý này là gì, nguyên nhân xuất phát do đâu và làm sao để chữa trị rất được phái nữ quan tâm đến. Thông tin chi tiết về bệnh sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể hơn ngay sau đây.
Lạc nội mạc tử cung là gì?
U lạc nội mạc tử cung là gì? Đây là bệnh lý phụ khoa trong đó các mô bình thường phát triển bên trong tử cung lại phát triển ở bên ngoài môi trường này. Những mô này có thể đáp ứng hoặc có những chức năng khác với phần mô nằm trong tử cung.
Thông thường, lạc nội nội mạc tử cung được tìm thấy tại vùng chậu như ở buồng trứng, ống dẫn trứng, trên mô nâng đỡ tử cung, ống tiêu hóa dưới bàng quang hoặc ở mặt sau của tử cung.
Lạc nội mạc sẽ liên quan đến buồng trứng và hình thành nên khối u lạc nội mạc. Trong một số trường hợp đặc biệt, người ta còn tìm thấy lạc nội mạc tại phổi, não hay những bộ phận khác.
Theo ước tính thì hiện nay trên thế giới có khoảng 6 đến 10% chị em phụ nữ mắc phải căn bệnh này. Thậm chí con số thực tế còn có thể lớn hơn rất nhiều. Căn bệnh này còn có thể gây ra biến chứng vô sinh và ung thư.
Nguyên nhân dẫn đến lạc nội mạc tử cung
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạc nội mạc tử cung buồng trứng hiện nay vẫn chưa thể xác định rõ. Tuy nhiên vẫn có những cơ chế tác động dẫn đến tình trạng bệnh lý này mà bạn có thể tham khảo thêm sau đây:
- Kinh nguyệt bị trào ngược là một trong những nguyên nhân gây bệnh lạc nội mạc tử cung. Lúc này các tế bào nội mạc ở tử cung sẽ theo dòng máu của chu kỳ kinh nguyệt chảy ngược lên ống dẫn trứng và vùng chậu, ngược lại hoàn toàn với cơ chế thoát ra ngoài cơ thể. Các tế bào đó sẽ dính vào khu vực chậu và bề mặt cơ quan vùng chậu tiếp tục phát triển và tăng độ dày, có hiện tượng chảy máu theo chu kỳ hành kinh.
- Sự biến đổi của tế bào phúc mạc do hormone cơ thể và những yếu tố miễn dịch thúc đẩy tế bào phúc mạc thành tế bào nội mạc.
- Những vết sẹo sau phẫu thuật như cắt tử cung sẽ để lại tế bào nội mạc dính lên vết mổ gây ra lạc nội mạc tử cung bệnh học.
- Hormone cơ thể như estrogen làm biến đổi tế bào phôi thai thành tế bào nội mạc tử cung trong giai đoạn dậy thì của nữ.
- Các mạch máu hoặc dịch mô làm cho tế bào nội mạc tử cung di chuyển đến những vùng khác trong cơ thể.
- Có sự bất thường trong hệ miễn dịch khiến cơ thể gặp khó khăn và ảnh hưởng đến quá trình phá hủy mô nội mạc phát triển bên ngoài tử cung.
Ngoài những nguyên nhân mà chúng tôi đề cập trên thì còn có nhiều yếu tố khác khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc lạc nội mạc tử cung như:
- Người bệnh chưa từng trải qua chu kỳ sinh nở.
- Do yếu tố di truyền từ người thân bị lạc nội mạc tử cung.
- Bệnh nhân có tiền sử bị viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung.
- Có kinh trước 12 tuổi dễ bị lạc nội mạc tử cung.
- Hình dạng của tử cung, cổ tử cung, âm đạo bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình kinh nguyệt dẫn đến tắc nghẽn.
Đối tượng bệnh lý
Lạc nội mạc ở tử cung có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào có kinh nguyệt, song nó phổ biến hơn ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40. Bạn có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cao hơn nếu:
- Chưa bao giờ có con
- Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
- Có chu kỳ kinh nguyệt ngắn (dưới 27 ngày)
- Có tiền sử gia đình (mẹ, cô, chị, em gái) bị lạc nội mạc cổ tử cung
- Đang bị một vấn đề sức khỏe ngăn chặn dòng chảy bình thường của máu kinh ra khỏi cơ thể trong kỳ kinh nguyệt.
Triệu chứng
Nhận biết dấu hiệu bệnh lý lạc nội mạc tử cung trong cơ sẽ giúp bạn sớm phát giác bệnh và điều trị sớm. Thường căn bệnh sẽ có triệu chứng ban đầu là đau ở vùng chậu mỗi lần hành kinh. Cơn đau này sẽ có dấu hiệu nặng dần theo thời gian.
Ngoài ra bệnh còn có một số triệu chứng khác mà bạn nên biết thêm như:
- Có thể bị đau tại vùng bụng, phần dưới lưng mỗi lần hành kinh.
- Bị đau khi đang quan hệ hoặc sau khi kết thúc giao hợp.
- Cảm giác đau xuất hiện khi đi tiểu hoặc di chuyển.
- Có hiện tượng chảy máu ồ ạt trong giai đoạn hành kinh hoặc giữa chu kỳ hành kinh.
- Không có con cũng là một triệu chứng của lạc nội mạc tử cung.
- Trong giai đoạn hành kinh có thể có cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón,…
Căn bệnh này có triệu chứng đau khá giống với viêm vùng chậu và u buồng trứng. Quá trình nhận dạng bệnh ban đầu còn có thể nhầm lẫn với những bệnh khác như hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy, táo bón, đau quặn bụng. Bệnh hội chứng ruột kích thích có thể đi kèm với lạc nội mạc gây ra khó khăn trong việc chẩn đoán.
Biến chứng
Căn bệnh này không gây ra nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Lạc nội mạc sẽ mang đến những cơn đau giữ dội trong giai đoạn hành kinh, khi bạn quan hệ hoặc có thể chảy máu sau khi quan hệ khi đi vệ sinh.
Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm lớn đến tính mạng nhưng bạn cần chủ động điều trị. Nếu để quá lâu không chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Biến chứng rõ nhất của bệnh chính là vô sinh và ung thư:
- Ung thư do lạc nội mạc rất hiếm khi xảy ra, nếu có thì có thể gây ra u lạc nội mạc nội tử cung hoặc ung thư buồng trứng.
- Vô sinh là biến chứng điểm hình của bệnh thường gặp ở ⅓ phụ nữ khi mắc bệnh. Như đã đề cập ở trên, bệnh sẽ gây ra cản trở trong quá trình thụ thai. Tuy nhiên nếu ở giai đoạn nhẹ thì vẫn có thể thụ thai được.
Những ảnh hưởng khác của bệnh lạc nội mạc gây ra còn có:
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt kèm theo cơn đau khi hành kinh.
- Là nguyên nhân gây ra bệnh viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm vùng chậu,…
- Tế bào nội mạc “lạc” vào bàng quang, trực tràng,… có thể gây ra nhiều nguy hiểm khác cho sức khỏe.
Chuẩn đoán bệnh học
Bác sĩ có thể nghi ngờ lạc nội mạc tử cung dựa trên các triệu chứng mà bạn mô tả. Để chẩn đoán chính xác điều này, bạn sẽ được chỉ định thực hiện:
- Khám vùng chậu: Bác sĩ sờ thấy u trong tiểu khung, di động hạn chế hoặc dính, đau khi di động..
- Các chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp CT hoặc MRI giúp tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan sinh sản.
- Nội soi ổ bụng: nhằm xác định được vị trí và mức độ tổn thương của u nội mạc tử cung. Phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác bạn có mắc bệnh hay không.
- Sinh thiết: Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi ổ bụng để lấy một mẫu mô, sau đó mang đi xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh.
Bệnh có điều trị được không?
Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý có thể chữa được. Nếu bệnh nhẹ có thể áp dụng phương pháp điều trị nội khoa, tức là dùng thuốc. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Tuy nhiên, lạc nội mạc tử cung là căn bệnh rất dễ tái phát. Phương pháp điều trị nội khoa thường chỉ làm thuyên giảm triệu chứng trong một thời gian chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Ở mức độ nặng hơn, có thể điều trị bệnh bằng phương pháp ngoại khoa, tức là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung thường được áp dụng là phẫu thuật nội soi để bóc tách niêm mạc. Nếu bệnh quá nặng và muốn chữa triệt để thì phương pháp duy nhất là phẫu thuật cắt bỏ tử cung, tuy nhiên người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng sinh sản.
Giải pháp điều trị lạc nội tử cung
Phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung hiện nay khá đa dạng nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. Dưới đây là những phương pháp chữa bệnh theo Tây y, Đông y và hỗ trợ tại nhà để bạn tham khảo thêm khi chữa bệnh.
Điều trị lạc nội mạc tử cung theo phương pháp Tây y
Phương pháp Tây y chữa bệnh sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng, dấu hiệu của bệnh và mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản của bệnh nhân để bác sĩ lựa chọn cách chữa cho phù hợp.
Trước khi chữa trị bác sĩ sẽ cho tiến hành siêu âm lạc nội mạc tử cung trước để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý. Điều trị bảo tồn sẽ được áp dụng trước, nếu thất bại sẽ dùng phương pháp mổ. Các loại thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung thường được dùng hiện nay bao gồm:
- Dùng thuốc giảm đau như thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm đau opioid.
- Dùng liệu pháp Hormone như thuốc tránh thai, miếng dán, vòng âm đạo, thuốc chủ vận GnRH, thuốc danazol, chất ức chế aromatase.
Khi thuốc dùng không có hiệu quả, bác sĩ sẽ xem xét đến các giải pháp khác như:
- Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản của bệnh nhân.
- Phẫu thuật cắt tử cung và phần phụ liên quan đến bệnh.
- Điều trị hiếm muộn để nâng cao khả năng thụ thai.
Phòng tránh
Chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng giúp chị em phòng ngừa và cải thiện triệu chứng của bệnh. Lạc nội mạc tử cung nên ăn gì, kiêng gì và làm thế nào để phòng ngừa chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết ngay sau đây:
- Tắm nước ấm hoặc chườm túi nóng tại cơ chậu để thư giãn, giảm co thắt và cơn đau.
- Tập thể dục thường xuyên với cường độ nhẹ để cải thiện triệu chứng bệnh.
- Khi nằm nghỉ có kê thêm một chiếc gối ở dưới đầu gối.
- Thư giãn cơ thể và áp dụng các liệu pháp phản hồi sinh học.
- Kiêng các loại thực phẩm như thịt đỏ, đường tinh chế, mật ong, caffeine, trứng, đồ chiên dầu mỡ, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành,…
- Chế độ ăn uống của người bệnh nên có các loại thực phẩm như rau củ quả tươi, thực phẩm chứa nhiều protein, chất béo omega-3, thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm chống viêm nhiễm,…
Mong rằng với những thông tin trên, chị em đã hiểu chi tiết về lạc nội mạc tử cung và có những gợi ý điều trị phù hợp. Nếu có vẫn đề bất thường, nghi ngờ mắc bệnh hãy đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!