Viêm Âm Đạo

Viêm âm đạo không phải là bệnh lý xa lạ, hầu như các chị em phụ nữ đều đã từng nghe đến căn bệnh này. Tuy không quá nguy hiểm nhưng những ảnh hưởng của viêm âm đạo đối với các chị em phụ nữ là không hề nhỏ. Vậy nhận biết, phòng ngừa và điều trị bệnh lý này như thế nào?

Viêm âm đạo là gì? 

Viêm âm đạo là bệnh lý đặc biệt phổ biến, có thể gặp phải ở đối tượng chị em đã có gia đình hoặc chưa. Độ tuổi dễ mắc viêm âm đạo nhất là giai đoạn từ 23 – 35 chính là độ tuổi sinh sản phù hợp.

Bệnh lý thường khiến chị em cảm thấy khó chịu vì âm đạo có biểu hiện ngứa ngáy, ra nhiều khí hư, có mùi khó chịu thậm chí là gây đau vùng âm hộ. Bởi là một bệnh lý nhạy cảm nên khi có những biểu hiện ban đầu, chị em thường e dè, ngại đến gặp bác sĩ thăm khám. Lâu dần không điều trị bệnh sẽ càng nặng hơn và có thế dẫn đến những vấn đề phụ khoa nghiêm trọng hơn như viêm phần phụ, lạc nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản,…

Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa thường gặp
Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa thường gặp

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm âm đạo có thể kể đến như:

  • Những người đang trong giai đoạn cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố, ví dụ giai đoạn mang thai, giai đoạn mãn kinh,…
  • Những người có đời sống tình dục không lành mạnh, bị mắc các bệnh viêm nhiễm lây qua đường tình dục.
  • Đang sử dụng một số loại thuốc điều trị như thuốc kháng sinh, thuốc steroid, thuốc tránh thai,…
  • Bệnh nhân tiểu đường chưa có phương án kiểm soát triệt để,…
  • Những người có thói quen vệ sinh âm đạo bằng cách thụt rửa mạnh tay, sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ dược tính quá mạnh.
  • Những người có thói quen mặc quần áo bó chật, quần áo chưa được được làm khô hoàn toàn.
  • Một số trường hợp sử dụng các dụng cụ tử cung ngừa thai (đặt vòng tránh thai).

Nguyên nhân bị viêm âm đạo

Viêm nhiễm có thể do nhiều yếu tố cộng hưởng gây nên, dưới đây là những nguyên nhân chính:

Viêm âm đạo do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng

Vi khuẩn có thể nói là nguyên nhân chính gây viêm nhiễm âm đạo, âm hộ. Những vi khuẩn này có thể lây nhiễm qua đường tình dục hoặc sinh ra trong giai đoạn môi trường âm đạo mất cân bằng hệ vi sinh. Một số vi khuẩn, virus thường được phát hiện ở phụ nữ bị viêm âm đạo đó là Staphylococcus, Gardnerella, Streptococcus, Herpes, HPV,…

Viêm nhiễm do nấm men

Nấm men là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ. Thường nấm men sinh ra là do việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Nấm men thường gây ngứa ngáy khó chịu, khiến khí hư tiết một cách bất thường. Loại nấm men gây viêm âm đạo điển hình là Candida albicans.

Rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể

Phụ nữ giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh thường là những thời điểm nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn. Những rối loạn này khiến môi trường âm đạo cũng bị ảnh hưởng, cơ thể ngừng tiết một số loại hormone gây mất cân bằng, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển.

Nấm men là một trong những tác nhân hàng đầu gây viêm âm đạo
Nấm men là một trong những tác nhân hàng đầu gây viêm âm đạo

Thói quen cá nhân không khoa học

Rất nhiều trường hợp chị em phụ nữ mắc phải các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa là do những thói quen trong vệ sinh vùng kín hàng ngày.

Việc sử dụng các dụng cụ thụt rửa hay dung dịch vệ sinh có dược tính mạnh đều làm gia tăng nguy cơ tổn thương âm đạo. Một khi hình thành vết thương, các vi khuẩn sẽ nhân cơ hội đó tấn công và gây viêm.

Những chị em có thói quen mặc quần áo bó hay quần áo không được sạch sẽ cũng làm tăng nguy cơ viêm âm đạo.

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được kê đơn trong phác đồ điều trị bệnh lý có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, có một số loại thuốc kháng sinh không kê đơn nếu quá lạm dụng sẽ là tác nhân triệt tiêu những lợi khuẩn ở môi trường âm đạo.

Lúc này, môi trường bị mất cân bằng, các hại khuẩn sẽ bùng phát gây bệnh. Bên cạnh thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai cũng gây nên sự mất cân bằng này nên tuyệt đối không lạm dụng.

Quan hệ tình dục không lành mạnh

Ở những chị em phụ nữ quan hệ tình dục quá sớm, khi cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý sinh dục trong đó có viêm âm đạo.

Bởi việc quan hệ lúc này sẽ rất dễ gây ra những tổn thương khó lành. Những tổn thương này có thể là do quan hệ quá mạnh bạo, quan hệ với tần suất lớn.

Quan hệ tình dục không lành mạnh còn là nguyên nhân gây lây nhiễm bệnh lý tình dục như sùi mào gà, giang mai, lậu và nguy hiểm nhất là HIV/AIDS.

Đối tượng bệnh lý

Những ai có nguy cơ mắc phải viêm âm đạo?

Đối tượng có nguy cơ mắc viêm âm đạo:

  • Người có đời sống tình dục bừa bãi, quan hệ không an toàn.
  • Người sử dụng các loại thuốc kháng sinh, corticoid…
  • Phụ nữ mãn kinh, phụ nữ có thai, người phẫu thuật buồng trứng.
  • Người suy giảm hệ miễn dịch.
  • Người bị rối loạn hệ nội tiết.
Quan hệ tình dục bừa bãi có thể gây viêm âm đạo
Quan hệ tình dục bừa bãi có thể gây viêm âm đạo

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm âm đạo

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Viêm âm đạo, bao gồm:

  • Gần đây có điều trị một bệnh khác bằng kháng sinh.
  • Đái tháo đường không kiểm soát.
  • Đang trong thai kỳ.
  • Dùng thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao.
  • Rối loạn hoặc suy giảm hệ thống miễn dịch (HIV, cấy ghép nội tạng…)
  • Rối loạn tuyến giáp hoặc hệ nội tiết.
  • Dùng corticoid.
  • Thụt rửa âm đạo.
  • Có nhiều bạn tình.
  • Mặc quần áo ẩm ướt hoặc bó sát.
  • Hút thuốc lá.

Triệu chứng

Những triệu chứng viêm âm đạo thường không khó để nhận ra. Các chị em có thể dựa vào những biểu hiện sau đây để kịp thời phát hiện bệnh:

Khí hư ra nhiều và bất thường

Khí hư hay còn gọi là huyết trắng, một chất dịch nhầy màu trắng trong. Thông thường, khí hư sinh lý sẽ tiết ra một lượng vừa đủ để giữ ẩm cho môi trường âm đạo, khí hư này thường không có mùi quá đặc biệt.

Trong trường hợp khí hư tiết nhiều một cách bất thường kèm theo đó là những biểu hiện như: có màu lạ (trắng mủ, vàng, xanh,…); trạng thái lạ (loãng như nước, đặc sệt,…); có mùi lạ (hôi, tanh, nồng,…) chứng tỏ cơ thể đang không thực sự khỏe mạnh. Nếu tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày liên tục và không có dấu hiệu dừng lại, chị em cần đi khám ngay lập tức.

Khí hư ra nhiều là một biểu hiện của nấm âm đạo
Khí hư ra nhiều là một biểu hiện của nấm âm đạo

Ngứa ngáy vùng âm hộ

Ngứa ngáy thường do các vi khuẩn, nấm men gây nên. Ngứa có thể kèm theo sưng tấy, đau, nổi mụn,…

Thường triệu chứng ngứa sẽ xuất hiện vào ban đêm. Tuy nhiên, trong trường hợp ngứa ngáy liên tục chứng tỏ viêm nhiễm đã tiến triển lên cấp độ nặng hơn. Người bệnh không nên chần chừ việc khám và điều trị.

Đau khi vệ sinh, quan hệ tình dục

Viêm âm đạo trong trường hợp nặng sẽ khiến âm đạo bị đau nhức khi có tác động vào. Lúc này việc vệ sinh hàng ngày đặc biệt là khi quan hệ sẽ khiến âm đạo đau rát.

Nếu cố tình quan hệ trong tình trạng này, càng khiến vùng tổn thương bị nặng hơn, khó lành hơn, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn.

Tiểu tiện khó khăn

Một trong những dấu hiệu viêm âm đạo điển hình đó là người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc tiểu tiện. Thông thường viêm nhiễm khiến chị em cảm thấy đau, buốt khi đi tiểu. Thậm chí những trường hợp bệnh nặng, trong nước tiểu còn có thể chứa máu.

Lúc này, viêm nhiễm có thể đã ăn sâu vào các cơ quan khác trong cơ quan sinh sản chứ không chỉ riêng ở âm đạo.

Xuất huyết âm đạo bất thường

Nếu có dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường sau khi quan hệ tình dục hoặc những ngày bình thường mặc dù chưa đến kỳ kinh chị em phải đặc biệt lưu ý. Bởi những biểu hiện này không chỉ cảnh báo viêm nhiễm nặng mà còn là dấu hiệu nghi ngờ các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác mà chúng ta không ngờ tới như viêm lộ tuyến, ung thư cổ tử cung,…

Nấm âm đạo có thể gây xuất huyết
Nấm âm đạo có thể gây xuất huyết

Biến chứng

Theo các bác sĩ chuyên gia, bệnh viêm nhiễm âm đạo tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể quá nhiều nhưng lại có nguy cơ diễn biến rất khó lường. Một khi bệnh không được điều trị dứt điểm sẽ là điểm đầu của nhiều biến chứng nguy hiểm đối với hệ cơ quan sinh sản của phụ nữ. Những tác hại mà bệnh viêm âm đạo có thể gây ra bao gồm:

Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đời sống vợ chồng

Đây là sự ảnh hưởng sớm nhất và dễ dàng nhận thấy nhất của bệnh lý viêm âm đạo. Khi bị viêm, vùng âm đạo không thể tránh khỏi việc bị đau rát, ngứa ngáy, có mùi khó chịu,… Những điều này đều khiến sinh hoạt, công việc của chị em bị gián đoạn.

Mặc cảm, không tự tin khiến chất lượng cuộc sống và công việc giảm sút. Bên cạnh đó, đời sống vợ chồng cũng sẽ gặp phải những vấn đề khó nói. Thường chị em mắc viêm âm đạo sẽ rất ngại gần gũi, lãnh cảm với chồng. Vì thế hạnh phúc gia đình có thể sẽ có những rạn nứt không đáng có.

Gây viêm nhiễm các cơ quan vùng chậu khác

Ban đầu viêm nhiễm chỉ tồn tại ở vùng âm hộ, tuy nhiên người bệnh chủ quan không điều trị khiến vi khuẩn dần ăn sâu vào các cơ quan bên trong tấn công và làm ổ.

Những vi khuẩn này có thể gây viêm với bất kỳ cơ quan vùng chậu nào mà chúng đi qua như đường tiết niệu, cổ tử cung, nội mạc tử cung,… Chưa kể, những vi khuẩn này có có thể là đầu mối của các bệnh lý sinh dục như nấm âm đạo, lậu, mụn sinh dục,…

Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn

Khi các viêm nhiễm lan rộng ra nhiều vị trí, nhiều cơ quan thì khả năng thụ tinh thành công sẽ cùng đó giảm đi đáng kể. Có thể giải thích hiện tượng này như sau: Khi môi trường âm đạo mất cân bằng, những dịch tiết bất thường trong âm đạo trở nên nhiều và bất thường hơn, tinh trùng rất khó để di chuyển qua. Chính vì vậy, khả năng tinh trùng gặp được trứng là rất khó, làm giảm khả năng mang thai của chị em.

Nấm âm đạo có thể gây vô sinh hiếm muộn
Nấm âm đạo có thể gây vô sinh hiếm muộn

Mối nguy hại của thai nhi

Nếu chị em phụ nữ mắc viêm âm đạo trong giai đoạn thai kỳ sẽ đặc biệt phải chú ý. Bởi lẽ, trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, viêm nhiễm có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non, sảy thai,…

Chưa kể, quá trình chuyển dạ, khi em bé ra đời nếu không may bị nhiễm khuẩn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển về sau của trẻ rất nhiều.

Chẩn đoán bệnh học

Ngay khi có biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Để chẩn đoán tình trạng “cô bé” của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:

  • Xem lại bệnh sử: Bác sĩ hỏi bạn về tiền sử nhiễm trùng âm đạo hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà bạn từng mắc.
  • Tiến hành khám phụ khoa: Bác sĩ sử dụng một dụng cụ (mỏ vịt) để xem xét bên trong âm đạo, xem vùng kín của bạn có bị viêm và tiết dịch bất thường không. Bạn lưu ý là tránh sử dụng băng vệ sinh, quan hệ tình dục hoặc thụt rửa trước buổi khám để bác sĩ đánh giá dịch âm đạo một cách chính xác nhất.
  • Thu thập mẫu để tiến hành xét nghiệm: Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ có thể thu thập một mẫu dịch tiết âm đạo hoặc cổ tử cung để làm xét nghiệm. Kết quả sẽ giúp xác định loại viêm âm đạo mà bạn mắc phải.
  • Kiểm tra độ pH: Bác sĩ kiểm tra độ pH âm đạo bằng cách sử dụng que thử độ pH hoặc giấy đo độ pH ở khu vực thành âm đạo. Độ pH tăng cao cho thấy bạn có khả năng bị nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng roi trichomonas. Tuy nhiên, cần thêm các xét nghiệm khác trước khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Bệnh viêm âm đạo có điều trị được không?

Vậy viêm âm đạo có tự khỏi được không? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của rất nhiều chị em, vì đa số chị em đều rất quan ngại việc thăm khám và dùng thuốc. Thực tế, viêm âm đạo vẫn có thể tự khỏi, tuy nhiên chỉ trong trường hợp hợp phát hiện sớm và nhanh chóng khắc phục.

Giải pháp điều trị

Hiện nay y học đang áp dụng nhiều phương pháp điều trị viêm âm đạo khác nhau, sử dụng cho từng nhóm đối tượng khác nhau. Dưới đây là một số phương án người bệnh có thể tham khảo trước:

Chữa viêm âm đạo tại nhà với các mẹo dân gian

Đây là phương án được nhiều chị em sử dụng khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở vùng kín. Hầu như các phương pháp này này đều lành tính, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng mang lại hiệu quả. Những trường hợp viêm nhiễm do các nhóm vi khuẩn đặc thù gây ra thường không thích hợp với các phương án điều trị này.

  • Là trà xanh: Sử dụng đun với nước để ngâm rửa vệ sinh âm đạo.
  • Lá trầu không: Làm sạch và giã nát lá trầu, vắt lấy nước cốt pha thêm chút nước ấm, dùng để lau rửa âm đạo.
  • Tỏi: Thêm tỏi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để gia tăng khả năng kháng viêm cho cơ thể.
  • Rau diếp cá: Đun diếp cá với tỏi và bồ kết để dùng xông hơi vùng kín.
Nhiều người truyền tai nhau cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không
Nhiều người truyền tai nhau cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không

Sử dụng thuốc Tây y chữa viêm âm đạo

Đây là phương pháp phổ biến nhất, hiệu quả nhanh nhất, tiện lợi và đa dạng phương thức sử dụng nhất.

Thuốc uống:

  • Metronidazole: Sử dụng với mục đích chính là loại bỏ vi khuẩn kỵ khí, hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn phụ khoa.
  • Fluconazole: Ngăn ngừa nấm Candida và các loại nấm khác thường xuất hiện ở bệnh nhân viêm âm đạo.
  • Doxycycline: Là một loại thuốc kháng sinh nhằm ức chế sự phát triển của các ký sinh trùng và nấm men gây hại ở môi trường âm đạo.

Thuốc đặt:

  • Sadetabs: Thường được sử dụng trong trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn hiếu khí.
  • Metromicon: Chỉ định cho viêm âm đạo có vi khuẩn Trichomonas, nhiễm khuẩn kỵ khí, viêm âm đạo kèm theo khí hư bất thường.
  • Fluomizin: Hầu hết trường mọi trường hợp nhiễm khuẩn do virus, vi khuẩn đều có thể sử dụng loại thuốc này. Ngoài ra, Fluomizin còn được dụng trong trường hợp mắc bệnh huyết trắng.

Ngoài thuốc uống và thuốc đặt, Tây y còn sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da nhằm làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đau ngoài rìa âm đạo như: Neomycin, Clindamycin, Nizoral,…

Phòng tránh

Viêm âm đạo có thể phòng ngừa sớm bằng những biện pháp đơn giản như sau:

  • Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày, nên lựa chọn loại sản phẩm ít chứa hương liệu, thành phần thảo dược tự nhiên.
  • Luôn sử dụng nguồn nước đảm bảo sạch sẽ để vệ sinh vùng kín
  • Không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo
  • Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để rửa âm đạo
Vệ sinh sạch sẽ, không dùng chất tẩy rửa mạnh khiến âm đạo bị tổn thương
Vệ sinh sạch sẽ, không dùng chất tẩy rửa mạnh khiến âm đạo bị tổn thương
  • Sử dụng quần lót thoáng khí, rộng rãi; không sử dụng quần lót ẩm
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ; vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ
  • Đặc biệt chú ý vệ sinh khi đến kỳ kinh nguyệt, thay băng vệ sinh mỗi 4 tiếng 1 lần
  • Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc
  • Tránh căng thẳng quá độ, stress, suy nghĩ tiêu cực
  • Chú ý đến chế độ dưỡng, tăng cường rau xanh, giảm thiểu đồ ăn cay nóng, dầu mỡ
  • Khám sức khỏe định kỳ phụ khoa từ 3 – 6 tháng, đặc biệt là trước hôn nhân, trước khi có ý định mang thai.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp như viêm âm đạo do nấm, viêm nhiễm lâu ngày và thường xuyên tái phát lại. Những trường hợp này không thể tự khỏi được mà người bệnh cần can thiệp y khoa để điều trị.

Chia sẻ

Viêm âm đạo là bệnh phổ biến ở nữ giới, tạo ra hệ lụy xấu đến khả năng sinh sản

Phác đồ chữa viêm âm đạo TOÀN DIỆN, NGĂN TÁI PHÁT từ Phụ Khang tán

Viêm âm đạo dai dẳng dễ lây lan sâu vào các cơ quan sinh sản, làm tăng tỉ lệ hiếm...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top