Tiểu Buốt Khi Mang Thai Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân & Cách Chữa
Tiểu buốt khi mang thai thường xuất hiện trong những tháng đầu và cuối của thai kỳ. Tình trạng này khiến mẹ bầu mệt mỏi, lo lắng muốn tìm cách chữa trị triệt để nhằm cải thiện đời sống sinh hoạt. Tuy nhiên, để có biện pháp can thiệp phù hợp cần xác định chính xác nguyên nhân gây tiểu buốt.
Tiểu buốt khi mang thai là gì?
Hiện tượng tiểu buốt rất phổ biến ở chị em phụ nữ nhất là trong giai đoạn mang thai. Thông thường, khi mang thai nội tiết tố thay đổi. Do đó, nhu cầu đi tiểu của phụ nữ khi mang thai sẽ nhiều hơn nhằm chuẩn bị cho quá trình đào thải chất cặn bã. Một số triệu chứng đi kèm như tiểu có cảm giác hơi buốt lạnh, nước tiểu có mùi hoặc có thể sốt nhẹ. Một số trường nghiêm trọng hơn có thể tiểu ra máu.
Áp lực từ tử cung đè lên bàng quang khiến cho bộ phận này không thể giữ nước tiểu nhiều và lâu. Từ đó gây ra hiện tượng tiểu nhiều lần. Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu của thai kỳ hiện tượng này sẽ giảm dần. Vì khi đó thai nhi đã phát triển, kích thước tử cung tăng lên đưa thai nhi nằm cao hơn ở vùng bụng, sức ép đè lên bàng quang được giảm đi.
Đến giai đoạn gần sinh, hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt lại quay trở lại. Lý do là vì lúc này em bé tụt thấp xuống, đè vào bàng quang gây nên hiện tượng tiểu buốt khi mang thai tháng cuối.
Nguyên nhân gây tiểu buốt ở bà bầu
Những tháng đầu và cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất. Chị em sẽ thường gặp phải hiện tượng tiểu buốt khi mang thai tháng đầu và tháng cuối.
Trong một số trường hợp, nguyên nhân tiểu buốt khi mang thai không phải do sinh lý mà có thể là biểu hiện của bệnh lý. Bao gồm: Nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, bệnh xã hội lây qua đường tình dục (bệnh lậu, mụn rộp sinh học).
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Thông thường có đến gần 60% phụ nữ mắc chứng tiểu buốt khi mang thai do nhiễm trùng đường tiểu. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng tiểu buốt khi mang thai. Bất cứ phần nào của đường tiết niệu cũng có thể xảy ra hiện tượng nhiễm trùng gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận.
Khi mang thai, khối lượng tử cung lớn chèn ép vào đường tiết niệu gây ứ đọng nước tiểu. Nước tiểu có xu hướng trào ngược lại từ bàng quang lên niệu đạo. Việc này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nên nhiễm trùng.
Viêm bàng quang
Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo gây nên nhiễm trùng rồi dần dần lây lan lên bàng quang. Nếu không phát hiện và chữa kịp thời vi khuẩn có thể xâm nhập đến thận qua niệu quản gây nên bệnh viêm thận, viêm bể thận.
Các dấu hiệu của bệnh như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, nước tiểu có thể đục hoặc có lẫn máu, cơ thể mệt mỏi, có thể có sốt nhẹ. Nếu mẹ bầu đang gặp phải những triệu chứng này cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Bệnh xã hội lây qua đường tình dục
Các bệnh xã hội lây qua đường tình dục gồm bệnh lậu, mụn rộp sinh dục cũng có thể gây nên hiện tượng tiểu buốt khi mang bầu. Chúng có thể dẫn đến viêm hoặc kích ứng đường tiết niệu, vùng sinh dục dẫn đến tình trạng đi tiểu đau buốt, rát, khó chịu.
Để chính xác nhất, ngay khi phát hiện có dấu hiệu của bệnh, mẹ bầu cần đến bệnh viện thăm khám. Tại đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị kịp thời.
Hiện tượng tiểu buốt khi mang thai có nguy hiểm không?
Tiểu buốt khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Cùng với tiểu buốt, mẹ bầu có thể cảm thấy đau rát khi đi tiểu cộng với các triệu chứng như táo bón, chuột rút, đau lưng và cảm cúm. Tình trạng này kéo dài, mẹ bầu dễ dẫn đến tinh thần mệt mỏi, stress, mất ngủ. Nguy hiểm hơn, sức khỏe giảm sút, cơ thể suy yếu, có thể dẫn đến sảy thai.
Khi mẹ bầu mệt mỏi, có thể dẫn đến tình trạng chán ăn, thậm chí nhịn uống nước để không bị đi tiểu nhiều. Điều này vô cùng nguy hại. Vì vô tình khiến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi không được đầy đủ, dẫn đến chậm phát triển. Do vậy, khi phát hiện những bất thường mẹ bầu nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
Phương pháp chẩn đoán tiểu buốt khi mang thai
Để xác định chính xác tình trạng tiểu buốt khi mang thai là sinh lý hay bệnh lý, mẹ bầu cần thăm khám tại cơ sở y tế. Có 3 bước thực hiện thăm khám, kiểm tra, xét nghiệm đái buốt gồm:
- Bước 1: Bác sĩ hỏi thăm về tình trạng và các biểu hiện đang gặp. Sau đó tiến hành siêu âm để kiểm tra xem ở đường tiết niệu có xuất hiện các dị vật, sỏi hay khối u bất thường nào không.
- Bước 2: Xét nghiệm nước tiểu. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết trong nước tiểu có chứa vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn lậu,… hay không.
- Bước 3: Người bệnh có thể sẽ được chỉ định thêm một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch,… Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
Cách chữa đái buốt ở phụ nữ mang thai
Cách chữa đái buốt ở phụ nữ khi mang thai sẽ khác với phụ nữ không mang thai. Đối với phụ nữ mới mang thai, tốt nhất là đến bệnh viện thăm khám. Tại đây, thai phụ sẽ được bác sĩ chuyên khoa tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị hợp lý.
Trường hợp bị tiểu buốt do bệnh lý gây ra thì càng cần phải được điều trị kịp thời. Vì đó là những bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi. Dưới đây là một số biện pháp chữa trị mẹ bầu có thể tham khảo:
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Khi gặp chứng tiểu buốt, mẹ bầu thường ưa chuộng sử dụng những bài thuốc dân gian bởi độ an toàn, lành tính. Ngoài ra, khi mang thai phụ nữ cũng hạn chế tối thiểu việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tây.
Bí xanh
Bí xanh là thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn gia đình. Ít ai ngờ, bí xanh còn có tác dụng nhuận tiểu, điều chỉnh sự co giãn phù hợp cho bàng quang.
Các thực hiện:
- Cách thứ nhất: Ép bí xanh lấy nước nguyên chất để uống hàng ngày.
- Cách thứ hai: Luộc bí xanh để ăn, uống kèm cả nước luộc bí đều đặn.
THAM KHẢO:
Sắn dây
Sắn dây vốn chứa tính mát, thanh nhiệt. Có tác dụng cân bằng điều hoà khí huyết cho cơ thể mẹ và cả em bé trong bụng.
Cách thực hiện:
- Cho 10gr bột sắn dây vào ly, đổ nước sôi vào và khuấy đều để không bị vón cục.
- Có thể cho thêm chút đường, chanh hoặc rau má để tăng hương vị và dễ uống.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không pha bột sắn dây với nước nguội khi cơ thể đang mệt, bị lạnh vì có thể khiến tình trạng nặng hơn. Nữ giới bị tiểu buốt khi mang thai mỗi ngày chỉ uống một cốc bột sắn dây.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi được trồng trên khắp mọi miền của nước ta. Loại cây này vừa dùng được làm thực phẩm vừa làm dược liệu chữa bệnh trong Đông y. Dân gian thường dùng rau mồng tơi để chữa chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, kiết lỵ. Và đây cũng là cách chữa tiểu buốt ở phụ nữ hiệu quả, an toàn.
Cách thực hiện:
- Rau mồng tơi rửa sạch, đun kỹ.
- Lọc lấy nước, pha cùng nước sôi để nguội, dùng uống hàng ngày.
Điều trị bằng biện pháp Tây y
Sau khi được chẩn đoán tình trạng tiểu buốt khi mang thai là bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiểu buốt mà mẹ bầu sẽ được chỉ định dùng thuốc. Thường là thuốc đặt hoặc bôi để tránh làm ảnh hưởng đến em bé.
- Do nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang: Sẽ chỉ định dùng kháng sinh. Bác sĩ có thể áp dụng đưa trực tiếp thuốc vào trong bàng quang.
- Bệnh xã hội lây qua đường tình dục: Có nhiều bệnh lây qua đường tình dục như lậu, mụn rộp sinh dục, mào gà. Tuỳ từng loại vi khuẩn gây bệnh bác sĩ sẽ kê thuốc và có phương pháp điều trị phù hợp. Đối với bệnh lý này, mẹ bầu cần điều trị triệt để trước khi sinh để tránh biến chứng có thể xảy ra cho thai nhi.
Tiểu buốt khi mang thai ăn gì, kiêng gì?
Kiêng gì và ăn gì để chữa tiểu buốt khi mang thai là điều vô cùng quan trọng. Có rất nhiều thực phẩm lành mạnh, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể chống lại những nguyên nhân gây tiểu buốt.
Nhóm thực phẩm nên tăng cường
Bổ sung vào thực đơn hằng ngày trái cây, rau và các thực phẩm nhiều chất xơ khác. Bổ sung từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, uống ngay khi bạn cảm thấy hơi khát.
- Nước ép việt quất: Giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
- Thực phẩm giàu Probiotic: Những thực phẩm giàu Probiotic như sữa chua, sữa chua uống,… Nhóm này giúp tăng cường lợi khuẩn, cân bằng vi sinh trong hệ tiêu hoá. Ngoài ra, Probiotic còn có vai trò tích cực trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Tỏi: Có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên chống lại các loại vi rút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, điều trị các bệnh nhiễm trùng.
- Bông cải xanh: Đặc tính chống viêm của bông cải xanh rất tuyệt vời. Sulforaphane có trong bông cải xanh tác động vào cơ chế gây tiểu buốt, tăng cường hoạt tính enzym đào thải độc tố trong cơ thể.
Danh sách thực phẩm nên kiêng
Mẹ bầu cần tránh những sử dụng những chất kích thích có hại cho sức khoẻ như rượu, bia, thuốc lá, cafe, đồ uống có gas và cả trà. Những loại đồ uống này vừa không tốt cho thai nhi vừa giữ nước trong cơ thể làm tăng số lần đi tiểu.
Không nên ăn những đồ ăn giàu mỡ, đồ cay nóng, trái cây có tính axit, chất ngọt nhân tạo. Những thực phẩm này có thể gây kích thích bàng quang, làm trầm trọng thêm tình trạng tiểu buốt.
Biện pháp phòng tránh đái buốt ở phụ nữ mang thai
Một số cách phòng ngừa tiểu buốt dưới đây rất cần thiết, vừa dễ thực hiện mà lại có hiệu quả bất ngờ:
- Duy trì uống nước đầy đủ (8 ly mỗi ngày) và phân chia đều trong ngày. Trước khi đi ngủ không uống nhiều nước để tránh tiểu đêm.
- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để điều trị bệnh khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị thì quá trình điều trị mới nhanh chóng và hiệu quả.
- Ngoài ra, chị em cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là cơ quan sinh dục để tránh nhiễm trùng.
- Mẹo nhỏ là khi đi tiểu nên rướn người về phía trước để nước tiểu được thoát hết từ bàng quang. Mẹ bầu không được nhịn tiểu, cố gắng tập thói quen đi tiểu đúng giờ và đều đặn hàng ngày.
- Yoga cũng là một giải pháp hay cho mẹ bầu, phương pháp này giúp kiểm soát cảm xúc và cơ thể tốt hơn. Yoga còn giúp giảm bớt căng thẳng về tinh thần lẫn thể chất trong suốt quá trình mang thai.
Tiểu buốt khi mang thai khiến nữ giới mệt mỏi, gặp nhiều rắc rối trong sinh hoạt. Sẽ là bình thường nếu như tiểu buốt chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và dần biến mất. Nhưng nếu như tình trạng này ngày càng nghiêm trọng, nước tiểu lẫn máu, đau buốt gia tăng thì chị em không nên chủ quan. Chị em nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán tình trạng sức khỏe.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!