Bật mí 11 mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh hiệu quả nhanh chóng
Mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bà mẹ. Bởi đây là phương pháp lành tính, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí điều trị nhưng vẫn mang lại hiệu quả rõ rệt. Dưới đây là 11 mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau khi sinh từ những nguyên liệu quen thuộc.
Gợi ý 11 mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh hiệu nghiệm
Nha đam, lá trà xanh, râu ngô… cùng nhiều nguyên liệu khác đều là những bài thuốc điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh hiệu quả. Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm các mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.
1. Điều trị viêm đường tiết niệu sau khi sinh bằng râu ngô
Trong y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu rất tốt. Ngoài ra, những nghiên cứu của y học hiện đại cũng chỉ ra các thành phần hóa học có trong râu ngô: Nhóm vitamin (A, B1, B2, K), glycosid, muối, Ca, đường, chất nhầy… Với những dưỡng chất đó, sử dụng râu ngô chữa viêm đường tiết niệu sau sinh rất tốt.
Sử dụng râu ngô điều trị bệnh có tác dụng đào thải các chất cặn bã có trong hệ tiết niệu. Từ đó hỗ trợ tích cực trong quá trình chữa viêm đường tiết niệu sau sinh.
Chuẩn bị nguyên liệu: 200gr râu ngô.
Cách thực hiện:
- Râu ngô rửa sạch, chờ ráo nước rồi đun cùng 1 lít nước.
- Đun trong khoảng 10 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước và sử dụng. Người bệnh có thể sử dụng nước râu ngô thay nước lọc hàng ngày.
2. Mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh với nha đam (cây lô hội)
Trong Đông y, nha đam có vị đắng, tính mát, có khả năng thanh nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu và cầm máu. Theo y học hiện đại, nha đam có Aloe, kết hợp với Ion Calcium ở đường tiểu, tạo thành hợp chất tan theo nước tiểu ra ngoài, hỗ trợ điều trị dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu.
Ngoài ra, Chromone C-Glucosyl và acid salicylic trong nha đam có khả năng kháng viêm và diệt khuẩn. Bởi vậy, mẹ bị viêm đường tiết niệu sau sinh thường hoàn toàn có thể nha đam để điều trị bệnh.
Chuẩn bị nguyên liệu: Vài nhánh nha đam tươi.
Cách thực hiện:
- Lột sạch vỏ nha đam và bỏ lớp nhầy nhựa bên ngoài.
- Tách riêng phần thịt nha đam bên trong rồi rửa sạch và xay nhuyễn.
- Lọc lấy phần nước và bỏ bã rồi sử dụng. Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần và áp dụng trong thời gian dài để thấy được tác dụng từ mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh này.
3. Sử dụng đỗ đen
Trong Đông y, đỗ đen có tính bình, vị ngọt và được quy vào hai kinh Tỳ, Thận. Trong y học hiện đại, nguyên liệu này chứa protein, chất béo, muối khoáng, canxi, gluxit…
Đã từ lâu, đỗ đen là nguyên liệu quen thuộc trong nhiều bài thuốc, giúp cải thiện đáng kể các dấu hiệu ở phụ nữ sau sinh bị viêm đường tiết niệu. Bài thuốc này có khả năng đào thải cặn bã từ đường tiết niệu, từ đó giảm dần các triệu chứng của bệnh.
Chuẩn bị nguyên liệu: 100gr đỗ đen khô.
Cách thực hiện:
- Rang nóng đỗ đen cho tới khi có mùi thơm thì tắt bếp.
- Đun đỗ đen cùng 2 lít nước, đun nhỏ lửa trong khoảng 5 – 10 phút thì lọc nước để uống.
- Người bệnh có thể sử dụng nước đỗ đen hàng ngày, thay nước lọc.
4. Chữa viêm đường tiết niệu cho mẹ sau sinh bằng tỏi
Là nguyên liệu không thể thiếu trong nhà bếp, tỏi còn là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong dân gian cũng như trong các bài thuốc Đông y. Tỏi có chứa các thành phần kháng sinh tự nhiên như: Glycogen, Allicin… có hiệu quả diệt khuẩn khá tốt.
Sử dụng tỏi làm mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh giúp giảm các triệu chứng hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho mẹ sau sinh bị viêm đường tiết niệu. Đây cũng là cách chữa viêm tiết niệu tại nhà an toàn, chị em nào cũng nên tham khảo.
Chuẩn bị nguyên liệu: 3 – 4 nhánh tỏi.
Cách thực hiện:
- Bóc tỏi, rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng.
- Phơi tỏi trong khoảng thời gian 15 phút rồi có thể sử dụng sống.
- Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung nguyên liệu này trong các món ăn hàng ngày, vừa thơm ngon vừa có tác dụng điều trị bệnh.
5. Mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh bằng ngải cứu
Ngải cứu là dược liệu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm và được quy vào kinh Can, Thận, Tỳ. Với tính vị đó, sử dụng ngải cứu có tác dụng ôn kinh, chỉ huyết, hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh về thận, niệu đạo, bàng quang.
Theo Tây y, ngải cứu có chứa những thành phần hóa học: Acid amin, flavonoid, tinh dầu. Các dưỡng chất này giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, sử dụng ngải cứu còn có tác dụng kháng viêm và giảm những triệu chứng của viêm đường niệu đạo.
Chuẩn bị nguyên liệu: 45gr ngải cứu tươi, 15gr phượng vĩ thảo và 10gr mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch ngải cứu và phượng vĩ thảo, để ráo rồi sắc cùng 1 lít nước.
- Đun nước trong khoảng 15 đến 20 phút thì tắt bếp và lọc lấy nước.
- Cho mật ong vào thuốc rồi sử dụng. Mỗi ngày dùng 2 lần, trước khi bắt đầu bữa sáng và bữa tối.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
6. Bài thuốc từ giấm táo
Theo các chuyên gia y tế, giấm táo là một loại kháng sinh tự nhiên, thường được ứng dụng để làm đẹp da, trị mụn. Bên cạnh đó, hàm lượng Enzyme có trong giấm táo có khả năng kháng khuẩn và điều trị viêm đường niệu đạo rất tốt.
- Chuẩn bị nguyên liệu: 1 muỗng giấm táo và 2 thìa nhỏ mật ong tươi.
- Cách thực hiện: Trộn đều hỗn hợp giấm táo và mật ong rồi sử dụng trực tiếp.
7. Trị viêm đường tiết niệu sau sinh mổ bằng lá trà xanh
Lá trà xanh có tính hàn, vị ngọt và đắng. Với tính vị đó, theo Đông y, nguyên liệu này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Bên cạnh đó, những nghiên cứu của khoa học hiện đại cũng chỉ ra lá trà có các thành phần ngăn ngừa viêm nhiễm: Tanin, vitamin, tinh dầu…
Sử dụng nguyên liệu này làm mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm nhiễm hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu: Lá trà.
Cách thực hiện:
- Nhặt lá trà, chỉ dùng những lá tươi, rửa sạch rồi để ráo nước.
- Đun lá cùng khoảng 2 lít nước hoặc hãm lá với nước nóng. Sử dụng nước lá trà xanh thay nước lọc hàng ngày để đạt được hiệu quả điều trị bệnh.
8. Lá trầu không
Trong Đông y, lá trầu không chứa hàm lượng kháng sinh dồi dào. Từ đó có tác dụng khử mùi hôi, kháng khuẩn. Đồng thời làm giảm các triệu chứng do viêm đường niệu đạo gây ra.
Sử dụng lá trầu không làm mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh vừa giúp tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị, vừa mang hiệu quả điều trị cao cho các mẹ bỉm sữa.
Chuẩn bị nguyên liệu: Lá trầu.
Cách thực hiện:
- Lựa chọn những lá không bị úa vàng, rửa sạch rồi giã nhuyễn.
- Đổ nước sạch ấm vào cùng lá trầu không giã nát rồi lọc lấy nước, bỏ bã.
- Sử dụng nước lá trầu không để vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục.
- Trong quá trình rửa, người bệnh không nên thụt rửa quá sâu, sẽ làm ảnh hưởng tới các bộ phận bên trong.
- Kiên trì áp dụng hàng ngày sẽ thấy hiệu quả điều trị của bài thuốc này.
9. Mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh từ hạt dành dành
Hạt dành dành hay còn được gọi là chi tử – là một vị thuốc mang lại nhiều tác dụng cho cơ thể. Sử dụng dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, cẩm máu và thanh lọc cơ thể. Sử dụng hạt dành dành điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh mang lại công dụng tuyệt vời.
Nguyên liệu chuẩn bị: 10gr hạt dành dành, 30gr đỗ đen và đỗ xanh, 30gr đường phèn và 50gr gạo.
Cách thực hiện:
- Sơ chế và làm sạch tất cả các nguyên liệu trước khi sử dụng.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi và hầm thành cháo.
- Hầm cho tới khi cháo nhuyễn thì nêm nếm gia vị sao cho vừa vặn rồi tắt bếp.
- Sử dụng cháo khi còn nóng sẽ thơm ngon hơn và mỗi tuần ăn khoảng 2 – 3 lần để thấy được hiệu quả điều trị.
10. Điều trị triệu chứng bệnh bằng cây mã đề
Mã đề là dược liệu có vị ngọt, tính mát và thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh như: Tiểu rắt, tiểu buốt, đau vùng bụng dưới và viêm đường niệu đạo.
Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr mã đề tươi, 20gr đồng tiền lông, 5gr rễ cây cỏ tranh.
Cách thực hiện:
- Sơ chế và rửa sạch mã đề cùng các nguyên liệu đã chuẩn bị.
- Cho tất cả nguyên liệu vào ấm và sắc cùng khoảng 800ml nước. Đun nhỏ lửa cho tới khi, chờ khoảng 20 phút, cho tới khi chỉ còn khoảng 400ml thì tắt bếp và sử dụng.
- Sử dụng bài thuốc hàng ngày và kiên trì áp dụng trong thời gian dài để thấy được hiệu quả sử dụng của bài thuốc.
11. Chữa viêm đường tiết niệu sau sinh bằng rau diếp cá
Rau diếp cá có tính lạnh, vị tanh và có tác dụng kinh phế. Từ đó hỗ trợ điều trị một số một số bệnh lý như: Viêm bàng quang, u nhọt, bí tiểu… Ngoài ra, sử dụng rau diếp cá còn có công dụng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh hiệu quả.
Nguyên liệu chuẩn bị: Rau diếp cá, đường.
Cách thực hiện:
- Nhặt sạch rau, loại bỏ những lá vàng úa rồi rửa sạch.
- Nhai sống, sử dụng trực tiếp hoặc xay nhuyễn và dùng nước sinh tố. Người bệnh có thể thêm chút đường hòa cùng nước để dễ uống hơn.
Những lưu ý khi áp dụng mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh
Để việc điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Dù là các mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh nhưng người bệnh cũng chỉ được áp dụng những bài thuốc đó khi có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Đồng thời tuyệt đối tuân thủ phác đồ trị bệnh viêm đường tiết niệu, tránh lạm dụng dưới bất cứ hình thức nào.
- Người bệnh cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên. Bởi lẽ, các bài thuốc dân gian có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào cơ địa người bệnh. Trong trường hợp đã sử dụng thời gian dài nhưng chưa thấy hiệu quả, cần phải thăm khám lại tại các cơ sở y tế.
- Sử dụng và cung cấp nhiều nước cho cơ thể. Điều này giúp người bệnh đi tiểu thuận lợi hơn. Đồng thời có khả năng thúc đẩy quá trình loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu.
- Lựa chọn quần áo phù hợp là điều cần thiết, đặc biệt là quần lót. Với người mắc viêm đường tiết niệu, người bệnh cần phải lựa chọn quần lót thấm hút mồ hôi và ít gây kích ứng, đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ, thoải mái.
- Người bệnh tuyệt đối không thụt rửa quá sâu khi vệ sinh vùng kín. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh và những cơ quan bên trong cơ thể.
Trên đây là những mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh tại nhà đơn giản và hiệu quả. Việc áp dụng những phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải có những hiểu biết cụ thể và ghi nhớ những lưu ý trong thời gian chữa bệnh. Hy vọng rằng, với top 11 mẹo trên, người bệnh sẽ nhanh chóng được điều trị bệnh lý này.
CLICK ĐỌC NGAY:
Array
“Viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi?” là câu hỏi của nhiều người bệnh thắc mắc khi mắc bệnh lý này. Thực chất, bệnh lý này không quá nguy hiểm với sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc của người bệnh và đưa ra những lưu ý khi điều trị viêm đường tiết niệu. Bị viêm đường tiết niệu có chữa được không? Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý viêm đường tiết...
Xem chi tiết“Địa chỉ khám viêm đường tiết niệu ở đâu uy tín?” là câu hỏi được nhiều người bệnh đang mắc bệnh lý này đặt ra. Bởi lẽ, việc khám và điều trị bệnh tại những cơ sở, bệnh viện uy tín mang lại kết quả chữa bệnh tốt hơn. Dưới đây là top 11 địa chỉ khám chữa bệnh viêm đường tiết niệu nên tham khảo. [caption id="attachment_6638" align="aligncenter" width="768"] Lựa chọn những cơ sở y tế điều trị viêm đường tiết niệu uy tín, chất lượng[/caption] Tìm hiểu khám viêm đường tiết niệu ở đâu? Những cơ sở y...
Xem chi tiết“Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không và có ảnh hưởng gì không?” là thắc mắc của nhiều người bệnh. Chuyên gia sẽ giải đáp băn khoăn này thông qua những thông tin trong bài viết dưới đây. Giải đáp: “Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?” Viêm đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến hiện nay, có thể xảy ra ở trong đường tiết niệu, từ niệu đạo cho tới thận. Vậy, bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không và có ảnh hưởng như thế nào nếu người bệnh...
Xem chi tiết“Viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?” là câu hỏi của nhiều bệnh nhân đặt ra khi mắc bệnh lý này. Bởi lẽ, sự tồn tại và phát triển của các loại nấm, vi khuẩn trong cơ quan sinh dục do viêm đường tiết niệu dẫn tới nhiều hệ lụy khá nguy hiểm. Để giải đáp được thắc mắc trên, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. [caption id="attachment_6435" align="aligncenter" width="768"] Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới[/caption] Thực hư viêm đường tiết niệu có gây không...
Xem chi tiếtTheo các chuyên gia y tế, viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở nữ giới. Bởi vậy, câu hỏi “Khám viêm đường tiết niệu nữ ở đâu tốt?” thường được nhiều chị em đặt ra. Dưới đây là top 10 địa chỉ khám viêm đường tiết niệu nữ an toàn, hiệu quả trên toàn quốc, các chị em có thể tham khảo. Viêm đường tiết niệu nữ khám ở đâu? Việc lựa chọn được cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị viêm đường tiết niệu không hề đơn giản. Đặc biệt khi ngày...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!