5 Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Tuyệt Đối Nên Không Chủ Quan
Biến chứng sau mổ sỏi thận là mối bận tâm của mọi bệnh nhân khi quyết định lựa chọn phương pháp điều trị này. Tâm lý này hoàn toàn dễ hiểu, bởi việc hiểu rõ những rủi ro sau phẫu thuật là điều cần thiết, giúp bệnh nhân và người nhà có thể ứng phó kịp thời trong trường hợp xấu.
5 biến chứng sau mổ sỏi thận
Người mắc sỏi thận thường được chỉ định mổ trong trường hợp viên sỏi có kích thước lớn, đã sử dụng các bài thuốc bào mòn và đào thải sỏi nhưng không mang lại hiệu quả cao. Do vậy, các biến chứng sau phẫu thuật là thắc mắc của bệnh nhân khi bị bệnh sỏi thận.
Trong những năm gần đây, việc mổ sỏi thận được thực hiện dưới sự hỗ trợ của trang thiết bị và kỹ thuật hiện đại nhằm giảm thiểu đau đớn và có tỉ lệ thành công cao. Tuy nhiên sau phẫu thuật, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp phải một số biến chứng sau:
Chảy máu – Biến chứng sau mổ sỏi thận nguy hiểm nhất
Đây là biến chứng thường gặp, đặc biệt là khi mổ lấy sỏi san hô. Thông thường, hiện tượng chảy máu sẽ xuất hiện ngay sau mổ hoặc xuất hiện thứ phát (sau một thời gian nhất định).
Chảy máu ngay sau mổ sỏi thận
Hiện tượng chảy máu ngay sau mổ sỏi thận xuất hiện là do một số nguyên nhân như:
- Quá trình mổ gây tổn thương, quá trình cầm máu không cẩn thận hoặc việc vận chuyển bệnh nhân về phòng hậu phẫu không được thực hiện nhẹ nhàng.
- Bệnh nhân cử động mạnh hoặc gồng mình sau mổ cũng dễ dẫn tới chảy máu.
Nếu chảy máu ít, bệnh nhân sẽ được theo dõi và điều trị bằng phương pháp nội khoa. Trong trường hợp máu chảy nhiều kèm máu cục hoặc huyết động không ổn định. Lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp can thiệp ngoại khoa để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Chảy máu thứ phát
Hiện tượng chảy máu thứ phát thường xuất hiện sau 1 tuần hoặc 2 tuần sau mổ. Nguyên nhân của biến chứng này là do nhiễm khuẩn sau phẫu thuật làm tăng áp lực trong đài bể thận. Lúc này, những đường khâu nhu mô sẽ bị bung ra, cục máu đông bít đầu mạch máu cũng sẽ bị bong dẫn đến chảy máu thứ phát.
Để ngăn ngừa chảy máu sau mổ, người bệnh nên nằm bất động từ 1-2 tuần. Nếu thấy màu sắc dịch dẫn lưu và nước tiểu có sự bất thường, người nhà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có giải pháp xử trí kịp thời.
Rò nước tiểu
Về hiện tượng rò nước tiểu sau mổ sỏi thận, các chuyên gia cho biết nguyên nhân là do sót sỏi hẹp bể thận hay hoại tử nhu mô thận.
Khi có dấu hiệu rò nước tiểu, bệnh nhân cần thăm khám lại để được điều trị kịp thời. Nếu để lâu, rò nước tiểu sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn niệu và là nguyên nhân khiến sỏi tái phát trở lại.
ĐỌC NGAY:
Viêm thận – Bể thận cấp sau mổ có nguy cơ gây tử vong
Viêm thận bể thận cấp là biểu hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu trên. Khi gặp phải biến chứng này, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng như sốt cao, tiểu ra máu, tiểu buốt, đau ở vùng sườn với cơn đau âm ỉ cho đến dữ dội lan xuống vùng bàng quang.
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm thận – bể thận cấp sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, suy thận, tăng huyết áp… có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Tắc mạch chi sau mổ sỏi thận
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu, xuất hiện do hậu quả của quá trình sốc nhiễm trùng khi mổ sỏi thận kích thước 4mm trở lên. Trong trường hợp không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, biến chứng sẽ dẫn đến hoại tử chi.
Người bệnh có thể nhận biết hiện tượng tắc mạch chi thông qua một số dấu hiệu như: Đau đột ngột và dữ dội ở chi bị tắc mạch, có cảm giác tê bì hoặc kiến bò. Ngoài ra, vùng chi bị tắc động mạch cũng sẽ lạnh hơn, có màu sắc nhợt nhạt hơn so với bên không bị tổn thương… Dần dần, cử động các ngón ở chi sẽ yếu dần và có thể mất vận động hoàn toàn.
Tiểu không tự chủ sau mổ sỏi thận
Để thực hiện mổ nội soi sỏi thận, các bác sĩ sẽ sử dụng một ống soi mềm để đưa qua niệu đạo vào niệu quản của cơ thể. Ống soi này có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, giúp phá vỡ sỏi và đào thải sỏi thận ra ngoài…
Trong quá trình thực hiện, ống soi có thể gây tổn thương cho đường tiểu dẫn đến mô sẹo gây cản trở quá trình lưu thông của dòng nước tiểu. Do đó, sau khi mổ, người bệnh có thể gặp phải hiện tượng tiểu không tự chủ hoặc són tiểu.
Chăm sóc bệnh nhân phòng ngừa biến chứng sau mổ sỏi thận
Để giúp ngăn ngừa những biến chứng sau mổ sỏi thận, người bệnh nên lựa chọn phẫu thuật tại những bệnh viện lớn và uy tín. Ngoài ra, quá trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ cũng vô cùng quan trọng, giúp bệnh nhân có thể hồi phục trong thời gian ngắn.
- Với những vết mổ hở cần tiến hành thay băng hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu thấy xuất hiện chảy máu hay buồn nôn, sốt, đi tiểu ra máu… người nhà cần báo ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
- Sau mổ sỏi thận, bệnh nhân nên sử dụng các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa sữa, cháo, súp…
- Bổ sung thực phẩm với đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu gồm vitamin, khoáng chất, canxi…
- Hạn chế sử dụng thức ăn cay, nóng, ăn chứa nhiều dầu mỡ, những thực phẩm làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate trong nước tiểu gồm chocolate, các loại hạt, củ cải đường, đậu bắp, trà…
- Uống đủ nước với 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa việc hình thành sỏi.
- Hạn chế vận động trong 1-2 tuần sau mổ. Sau 2 tuần, bệnh nhân nên đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng.
Những biến chứng sau mổ sỏi thận vốn tiềm ẩn nguy cơ gây hại khi không được phát hiện và khắc phục kịp thời. Bởi thế, bệnh nhân và người nhà cần theo dõi những bất thường sau mổ. Tuyệt đối không vì chủ quan, xem nhẹ các dấu hiệu mà gây hại cho sức khỏe và tính mạng.
THAM KHẢO NỘI DUNG HỮU ÍCH:
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!