Bị sỏi thận uống gì cho hết? 10 loại nước tốt cho người bệnh
“Bị sỏi thận uống gì cho hết?” Thắc mắc của rất nhiều người bệnh đang gặp tình trạng bệnh lý này. Bổ sung nước hàng ngày cũng là một biện pháp cải thiện triệu chứng bệnh sỏi thận rất hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Tìm hiểu 10 loại nước đơn giản, dễ thực hiện ngay trong bài viết dưới đây.
Bệnh sỏi thận – tình trạng cặn bã, chất thải dư thừa tích lũy tại thận hình thành dạng hạt, dạng viên tồn tại trong thận, đường tiết niệu,…Nguyên nhân chính của bệnh lý này là do thận suy giảm khả năng hoạt động, dẫn đến khả năng thanh lọc và đào thải cũng kém hơn. Hậu quả là lượng chất thải ứ đọng trong thận và hình thành sỏi.
Uống ít nước cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng ứ đọng này. Bổ sung đủ lượng nước có tác dụng hòa loãng nước tiểu, hỗ trợ đưa các chất cặn bã ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn.
Tổng hợp 10 loại nước giải đáp “Bị sỏi thận uống gì cho hết?”
Vậy, bị sỏi thận uống gì cho hết? Thông tin về 10 loại nước dưới đây sẽ là những gợi ý hoàn hảo nhất cho bạn đọc.
Nước khoáng
Một sự lựa chọn đơn giản và cần thiết nhất với người bệnh sỏi thận là nước khoáng. Không cần qua chế biến cầu kỳ, phức tạp, mỗi ngày sử dụng 2-3 lít nước lọc là biện pháp đơn giản hỗ trợ đưa sỏi ra ngoài dễ dàng hơn.
Khi cơ thể có đủ lượng nước cần thiết, hoạt động của thận cũng được nâng cao và ổn định. Nước lọc cũng là dung môi tốt nhất cải thiện tình trạng lắng đọng acid uric và canxi, giảm gánh nặng đào thải tại thận. Tuy nhiên, để đảm bảo sử dụng đúng cách và hiệu quả nước lọc, người bệnh cần chú ý:
- Lượng nước tối thiểu mỗi ngày cần uống là 2-3 lít nước lọc tùy nhu cầu.
- Nên tạo thói quen uống nước liên tục, tránh để thật khát mới uống nước.
- Tránh uống ngay sát bữa ăn (trước hoặc sau khi ăn) gây chướng bụng và khó tiêu hóa.
- Mỗi lần uống một lượng vừa đủ, hạn chế uống một lượng lớn tăng áp lực đào thải tại thận.
- Tránh uống quá nhiều trước khi đi ngủ vì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ do tiểu đêm liên tục.
- Mỗi sáng ngủ dậy nên uống 1 cốc nước ấm.
- Chú ý dùng nước đun sôi để nguội, ngăn ngừa vi khuẩn có trong nước.
Bị sỏi thận uống gì cho hết? Lựa chọn nước ép cần tây
Trong các loại nước cho bệnh sỏi thận, nước ép cần tây được đánh giá là cho hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên, so với nhiều loại nước khác, cần tây khi ép lấy nước có vị hơi hăng và đắng nhẹ. Do đó, thức uống này thường không thích hợp cho trẻ nhỏ hoặc người có khẩu vị kén ăn.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong cần tây chứa một lượng Natri, Kali có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ giảm kích thước viên sỏi và đưa ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Ngoài ra, trong cần tây chứa lượng Polyacetylene có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Vì thế, đây cũng được coi là mẹo dân gian hỗ trợ cải thiện viêm nhiễm tại thận và đường tiết niệu hiệu quả.
Người bệnh làm nước ép cần tây theo hướng dẫn sau đây:
- Nguyên liệu bao gồm rau cần tây (400-500g); chanh (1 quả); mật ong (1 thìa)
- Thu lấy nước cốt chanh, bỏ hạt.
- Rửa sạch rau cần tây, ngâm nước muối khoảng 10 phút và vớt ra để ráo nước.
- Bỏ nguyên liệu vào cối xay, thêm một ít nước và xay nhuyễn.
- Chắt lấy nước cốt, bỏ bã. Khi sử dụng có thể thêm một thìa mật ong để giảm vị hăng và đắng của nước ép cần tây.
Duy trì mỗi ngày từ 1-2 ly nước ép cần tây tùy theo sở thích và nhu cầu. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng nước ép cần tây cho nhóm đối tượng sau đây:
- Người có thể trạng yếu, sức đề kháng suy giảm.
- Phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
- Người có biểu hiện huyết áp thấp.
Nước ép lựu
Loại nước ép tiếp theo được nhắc đến là nước ép từ quả lựu. Loại quả này chứa nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển chung của cơ thể. Đồng thời, lượng chất dinh dưỡng này hỗ trợ giảm kích thước viên sỏi và đưa sỏi ra ngoài dễ dàng hơn.
Nhiều nghiên cứu y học chỉ ra, trong lựu chứa một lượng acid citric – chất có khả năng phân tán nhỏ canxi tích tụ và hỗ trợ giảm kích thước viên sỏi. Từ đó, sỏi được đưa ra khỏi cơ thể theo hệ thống bài tiết dễ dàng hơn. Chuẩn bị nước ép lựu theo hướng dẫn cụ thể sau:
- Nguyên liệu gồm quả lựu (số lượng theo nhu cầu sử dụng); đá lạnh.
- Tách bỏ vỏ lựu, lấy toàn bộ phần hạt cho vào máy ép.
- Xay thật nhuyễn và chắt lấy phần nước.
- Đổ nước ra lý và thêm đá, uống 3-4 lần/tuần để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Nhìn chung, nước ép lựu khá dễ uống và có vị ngọt tự nhiên. Do đó, hạn chế thêm đường hoặc các chất tạo ngọt, có thể thêm 1-2 hạt muối ăn tăng vị đậm đà cho nước ép.
Nước râu ngô
Người bệnh cũng có thể lựa chọn nước râu ngô để giải quyết cho vấn đề “Bị sỏi thận uống gì cho hết?”. Cụ thể, theo dân gian, râu ngô là vị thuốc Đông y có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Do đó, với những người có vấn đề tại thận, dùng nước râu ngô hỗ trợ đi tiểu dễ dàng hơn, cải thiện tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu liên tục.
Khi đó, lượng chất thải tích tụ được đưa ra ngoài với nước tiểu, ngăn ngừa hình thành sỏi thận. Ngoài ra, với lượng vitamin dồi dào, khoáng chất cần thiết khác giúp thanh nhiệt, ngăn ngừa tích tụ acid uric (tác nhân gây bệnh gout) và một số bệnh lý khác.
Thực hiện loại nước uống này cũng rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị một nắm râu ngô, rửa sạch và để ráo nước.
- Thêm vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, đun sôi và vặn nhỏ lửa đun thêm khoảng 10-15 phút nữa thì tắt bếp.
- Chắt lấy phần nước râu ngô, uống nhiều lần trong ngày (nên để nguội để uống).
Nước ngò gai
Ngò gai (hay còn gọi là mùi tàu) được chế biến thành nước uống sử dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị sỏi thận. Theo y học cổ truyền, ngò gai là loại rau có tính mát, hỗ trợ bào mòn sỏi và đưa ra ngoài dễ dàng hơn. Dùng nước ngò gai đều đặn không chỉ cải thiện triệu chứng bệnh đường tiết niệu mà còn cải thiện tình trạng co thắt cơ trơn, giảm đau nhức hiệu quả.
Thực hiện loại nước uống này theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị rau ngò gai (50g), rửa sạch và để ráo nước (có thể ngâm nước muối loãng).
- Thái nhỏ, bỏ vào máy xay và xay thật nhuyễn, có thể thêm vài hạt muối tinh.
- Chắt lấy phần nước cốt, bỏ phần bã và uống trong ngày (nên chia thành nhiều lần).
- Nên dùng kiên trì liên tục trong 7-10 ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.
Uống nước râu mèo
Sử dụng nước râu mèo theo đúng hướng dẫn có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Do đó, loại nước này được khuyến khích sử dụng cho người bị sỏi thận gây ra tiểu rắt, bí tiểu,…Đồng thời, nước râu mèo hỗ trợ đào thải hoàn toàn lượng chất cặn bã dư thừa ra khỏi cơ thể.
Nấu nước râu mèo cho bệnh nhân sỏi thận như sau:
- Người bệnh chuẩn bị một lượng râu mèo vừa đủ dùng (30-50g).
- Rửa sạch với nước, vớt ra để thật ráo.
- Thêm râu mèo vào nồi với lượng nước vừa đủ, đun sôi khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
- Chia nước râu mèo thành 2-3 lần uống trong ngày. Nên dùng trước bữa ăn 30 phút.
Chú ý người bệnh nên dùng liên tục trong 8-10 ngày. Sau đó, nghỉ khoảng 3 ngày rồi tiếp tục lặp lại quy trình trên.
“Bị sỏi thận uống gì cho hết?” – Nước dứa
Bị sỏi thận uống gì cho hết? Nước dứa sẽ là một phương án hiệu quả cho người bệnh ứng dụng trong hỗ trợ điều trị sỏi thận. Trong thành phần của dứa có một lượng acid citric dồi dào, chất này có tác dụng hạn chế sự tích tụ chất thải độc hại tại thận. Đồng thời, lượng vitamin trong loại quả này kích thích hệ tiêu hóa cũng như nâng cao hệ miễn dịch nếu dùng thường xuyên.
Chế biến loại nước ép này rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị dứa (1 quả); phèn chua (1 nắm nhỏ).
- Lựa chọn dứa chín, gọt vỏ và khoét bỏ toàn bộ phần mắt dứa.
- Khoét một lỗ bên trong quả dứa, thêm phèn chua đã chuẩn bị và đem chưng cách thủy khoảng 20-30 phút.
- Nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc vào sáng hôm sau khi mới thức dậy.
- Sử dụng liên tục trong 7 ngày để triệu chứng bệnh cải thiện hiệu quả nhất.
Nước chanh – dầu ô liu
Sự kết hợp của hai nguyên liệu nước cốt chanh và dầu ô liu cũng được đánh giá cho hiệu quả tốt với bệnh sỏi thận. Thành phần vitamin C và E cùng lượng chất chống oxy hóa nâng cao khả năng hoạt động của thận và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Đặc biệt, trong chanh chứa một lượng acid citric – chất có khả năng cải thiện tình trạng lắng đọng canxi, gây sỏi. Nhờ đặc điểm này mà sỏi thận giảm kích thước, đưa ra ngoài theo đường bài tiết dễ dàng hơn.
Kết hợp với chanh, dầu ô liu có tác dụng tốt trong tăng tiết dịch mật, nâng cao khả năng hoạt động của cơ quan nội tạng trong cơ thể, cải thiện hệ tiêu hóa. Pha chế thức uống này như sau:
- Chuẩn bị chanh và dầu ô liu (Tỷ lệ 1 quả chanh : 2 thìa dầu ô liu)
- Vắt lấy nước cốt chanh, bỏ hạt.
- Thêm vào phần nước cốt chanh lượng dầu ô liu đã chuẩn bị, khuấy đều.
- Sử dụng trước bữa ăn sáng là tốt nhất. Tuy nhiên, với người bệnh có mắc đau dạ dày nên dùng bài thuốc này khi đã ăn no tránh gây viêm loét.
Nước lá sa kê – giải pháp cho “Bị sỏi thận uống gì cho hết?”
Phương thuốc lưu truyền lâu đời về khả năng điều trị sỏi thận của bài thuốc từ lá sa kê. Theo y học cổ truyền, sa kê là một loại nguyên liệu có tác dụng tiêu viêm, giải độc hiệu quả. Nếu sử dụng đúng liều lượng trong thời gian dài giúp cho sỏi thu nhỏ kích thước và di chuyển ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
Do đó, nếu người bệnh thường có triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt,…có thể lựa chọn nước lá sa kê để uống hàng ngày hỗ trợ điều trị. Thực hiện theo hướng dẫn như sau:
- Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm lá sa kê, cây cỏ xước và dưa chuột (liều lượng vừa đủ).
- Thái nhỏ toàn bộ nguyên liệu, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ.
- Đun sôi nước, vặn nhỏ lửa tiếp tục đun khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp.
- Bỏ bã, chắt lấy nước cốt, để nguội và uống nhiều lần trong ngày.
Nước dừa
Nước dừa là loại nước thanh nhiệt tương đối hiệu quả và phổ biến. Nhưng ít người biết rằng, loại quả này cũng có là một trong những đáp án của câu hỏi “Bị sỏi thận uống gì cho hết?”.
Sử dụng nước dừa trước hết có tính thanh nhiệt, lợi tiểu rất hiệu quả nên ngăn chặn được tình trạng tích tụ chất độc hại trong cơ thể. Người bệnh có triệu chứng tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu buốt,…sẽ ứng dụng rất hiệu quả khi dùng loại nước này. Ngoài ra, nhóm các khoáng chất và vitamin trong nước dừa hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, tăng lượng chất dinh dưỡng trong cơ thể và cải thiện khả năng hoạt động ở người bệnh.
Tuy nhiên, không phải uống càng nhiều càng tốt mà cần duy trì ở mức phù hợp. Bởi vì nếu uống quá nhiều nước dừa, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, rối loạn cân bằng điện giải. Do đó, mỗi ngày chỉ nên dùng 1-2 quả. Cần thận trọng nếu dùng nước dừa cho nhóm đối tượng:
- Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Người có thể chất âm.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người có huyết áp thấp.
Lưu ý gì khi sử dụng nước uống trong thời gian điều trị sỏi thận?
Uống nước là việc làm cần thiết nếu muốn điều trị hiệu quả các bệnh lý tại thận. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần chú ý:
- Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về việc kết hợp các loại nước uống trong điều trị.
- Hạn chế dùng quá nhiều loại nước cùng một lúc. Có thể kết hợp nước lọc với một loại nước khác để không gây cản trở điều trị.
- Trong quá trình dùng nước uống này, người bệnh cần chú ý theo dõi các triệu chứng của cơ thể và ngưng ngay khi có dấu hiệu bất thường.
- Nếu được chỉ định bằng thuốc Tây y, Đông y, cần hỏi ý kiến bác sĩ thật cụ thể để có hướng điều chỉnh phù hợp.
- Hạn chế sử dụng nhóm thức uống bao gồm cà phê, nước có gas, nước có caffein và bia rượu,….
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung nhóm thực phẩm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, những thức uống kể trên chỉ là phương pháp bổ trợ trong quá trình điều trị chứ về bản chất không giúp “loại bỏ” sỏi thận. Chính bởi vậy, để đánh tan sỏi thận hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu biện pháp giúp điều trị từ gốc rễ và an toàn hơn.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “Bị sỏi thận uống gì cho hết?”. Người bệnh có thể lựa chọn cho mình một loại thức uống phù hợp, sử dụng hỗ trợ cho điều trị bằng phương pháp khác.
ArrayMổ sỏi thận ở đâu tốt nhất là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Đây là tâm lý dễ hiểu khi mà ca phẫu thuật sẽ có tỷ lệ thành công cao nếu được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, bệnh viện nào đáp ứng được tất cả những yếu tố đó thì không phải ai cũng biết. Mổ sỏi thận ở đâu tốt nhất? Top địa chỉ uy tín Khi sỏi phát triển tới mức quá lớn, bệnh nhân có thể được chỉ định mổ sỏi thận. Bệnh...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!