Tìm hiểu phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp ở người trung niên và người già nhưng hiện nay đang có xu hướng gia tăng đặc biệt ở những người trẻ tuổi. Căn bệnh này khiến nhiều người lo lắng vì nó gây ra những cơn đau mãn tính và rất có thể dẫn đến bại liệt nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế các phương pháp điều trị thoái hóa khớp luôn được quan tâm tìm kiếm. 

Điều trị thoái hóa khớp bằng phương pháp dân gian

Hiện nay các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp rất phong phú và đa dạng nhưng nhiều người vẫn ưa chuộng các phương pháp dân gian. Vì các phương pháp này khá đơn giản, sử dụng nguyên liệu dễ kiếm đồng thời không tốn kém quá nhiều chi phí để điều trị.

Lá lốt chữa thoái hóa khớp

Ngoài công dụng để chế biến món ăn, lá lốt còn là một vị thuốc trong việc điều trị các vấn đề về xương khớp. Loại lá này hỗ trợ làm dịu các cơn đau do thoái hóa khớp gây nên đồng thời có vai trò kích thích tuần hoàn máu để bổ sung máu kịp thời cho hệ xương khớp.

Ngoài ra lá lốt còn có thể kháng khuẩn và chống viêm. Người bệnh chỉ cần đem một nắm lá lốt đã rửa sạch đun lấy nước uống trong ngày sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng chỉ trong vài ngày.

Điều trị thoái hóa khớp bằng lá mơ lông

Lá mơ lông là một trong những vị thuốc dùng để chữa các bệnh xương khớp khá hữu hiệu. Loại lá này có khả năng giảm thiểu các cơn đau xương khớp nhanh chóng.

Người bệnh lấy một nắm lá mơ lông hoặc rễ cây mơ lông đã rửa sạch đem sắc với một vài nhánh gừng tươi rồi lọc lấy phần nước cốt. Dùng nước này để uống kết hợp với xoa bóp những vùng xương khớp bị thoái hóa sẽ thấy cảm giác đau nhức giảm rõ rệt.

Lá mơ nông có tác dụng giảm đau do thoái hóa khớp gây ra.
Lá mơ nông có tác dụng giảm đau do thoái hóa khớp gây ra.

Sử dụng ngải cứu chữa thoái hóa khớp

Ngải cứu được biết đến là một vị thuốc nam có khả năng chữa được nhiều loại bệnh như: Đau đầu, thoái hóa khớp đau thần kinh tọa, mẩn ngứa, rối loạn kinh nguyệt, suy nhược cơ thể…

Vậy ngải cứu chữa điều trị thoái hóa khớp như thế nào? Người bệnh có thể giã nát một nắm lá ngải cứu đã rửa sạch rồi trộn thêm mật ong. Tiếp theo lấy vải mỏng, sạch bọc hỗn hợp này vào. Sau đó vắt kiệt nước cốt rồi dùng để uống.

Cây gối hạc điều trị thoái hóa khớp

Gối hạc có chức năng kích thích tuần hoàn máu để giúp máu lưu thông tới xương khớp đồng thời hỗ trợ cải thiện sức khỏe xương khớp, góp phần làm chậm quá trình thoái hóa. Bên cạnh đó cây gối hạc còn được sử dụng để khắc phục những tổn thương do thoái hóa khớp gây ra.

Người bệnh có thể lấy 16g rễ cây gối hạc kết hợp với 16g ké đầu ngựa, 12g cây đơn đỏ, 10g kim ngân, 8g lá thông đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc với nửa lít nước lọc. Sau đó chắt lấy phần nước cốt, chia làm 2 lần rồi uống hết trong ngày.

Rễ cây đinh lăng chữa thoái hóa khớp

Rễ của cây đinh lăng có khả năng khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp do bị thoái hóa. Thêm vào đó, rễ cây đinh lăng chứa các hoạt chất có thể giảm sưng, kháng viêm, và hỗ trợ điều trị cứng khớp.

Người bệnh lấy rễ đinh lăng rửa sạch, đợi ráo nước rồi đem đi sao vàng. Tiếp theo đun sôi rễ cây với nước đến khi nước cạn còn một nửa. Lấy phần nước này chia làm nhiều lần để uống trong ngày.

Nghệ điều trị thoái hóa khớp

Trong nghệ có chứa hoạt chất Curcumin có công dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp. Tinh chất nghệ giúp giảm tê cứng các khớp, chống viêm đồng thời thúc đẩy các tổn thương tại xương khớp nhanh hồi phục hơn.

Người bệnh đem bột nghệ, lòng đỏ trứng gà và dầu dừa xay nhuyễn. Sau đó lọc lấy phần nước để uống khoảng 1 lần/ngày. Kiên trì áp dụng trong nửa tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Hoạt chất Curcumin trong nghệ có khả năng chống viêm và giảm tê cứng các khớp.
Hoạt chất Curcumin trong nghệ có khả năng chống viêm và giảm tê cứng các khớp.

Cây đau xương chữa thoái hóa khớp

Cây đau xương với công dụng giảm đau và chống viêm vô cùng hiệu quả, là vị thuốc quan trọng trong quá trình điều trị thoái hóa khớp.

Người bệnh thái khúc thân cây đau xương đồng thời phơi khô dây đau xương. Tiếp theo cho tất cả vào một bình thủy tinh sạch, đổ ngập rượu trắng 45 độ rồi đậy nắp kín để ngâm. Sau khoảng 7 ngày, người mắc thoái hóa khớp uống 1 chén nhỏ rượu này 3 lần/ngày.

Điều trị thoái hóa khớp bằng phương pháp Tây y

Thoái hóa khớp gây cứng khớp, teo cơ, suy giảm các chức năng vận động thậm chí gây tàn phế khiến người bệnh phải dùng đến xe lăn để hỗ trợ việc đi lại. Để tránh các biến chứng nguy hiểm này, tốt hơn hết người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị phù hợp.

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp

Theo các bác sĩ tây y, thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp đi kèm phản ứng viêm, lượng dịch khớp bị giảm do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất. Để cải thiện tình trạng này,  các bác sĩ thường sẽ chỉ định phác đồ điều trị như sau:

  • Giảm những cơn đau do thoái hóa khớp gây ra
  • Phục hồi chức năng vận động cho người bệnh
  • Ngăn ngừa khả năng biến dạng của khớp
  • Hạn chế tác dụng phụ của các loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị.
  • Cải thiện chất lượng sống của người bị thoái hóa khớp

Điều trị nội khoa

Nội khoa dùng thuốc và các biện pháp hỗ trợ sẽ được áp dụng khi tình trạng thoái hóa khớp ở mức độ nhẹ hoặc để hỗ trợ quá trình điều trị khi bệnh đã tiến triển nặng. Cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc như:

Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol được bào chế dưới dạng  viên nén, viên sủi và dung dịch truyền. Thuốc có thể sử dụng để chữa trị các bệnh đau nhức xương khớp vì có tác dụng giảm đau nhanh đồng thời ức chế cyclooxygenase làm giảm khả năng tổng hợp chất gây viêm của hệ thần kinh.

Paracetamol được sử dụng để giảm đau nhức xương khớp.
Paracetamol được sử dụng để giảm đau nhức xương khớp.

Ngoài Paracetamol, người bệnh có thể sử dụng  Tramadol cũng có tác dụng giảm đau. Tuy nhiên cần uống đủ liều lượng, nếu quá lạm dụng sẽ khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa.

Thuốc chống viêm chữa thoái hóa khớp chứa corticoid 

Người bệnh thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc có chứa Corticoid khi bị viêm khớp cấp tính và mãn tính. Vì hoạt chất Corticoid có hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn phản ứng oxi hóa đồng thời giúp tăng miễn dịch tại vị trí xương khớp bị tổn thương. Từ đó, giúp giảm đau, giảm sưng khớp, và kháng viêm hiệu quả.

Thuốc chống thoái hóa khớp

Các loại thuốc chữa thoái hóa khớp gối thường được sử dụng bao gồm Glucosamine, Chondroitin hay Collagen type 2,… Những loại thuốc này sẽ kích thích các tế bào ở sụn khớp phát triển, giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp đồng thời gây ức chế enzyme phospholipase A2 phá hoại khớp. Hơn thế nữa các hoạt chất có trong thuốc chống thoái hóa khớp có thể giúp ngăn chặn bệnh tái phát.

Lưu ý phụ nữ mang thai, người dị ứng với các thành phần của thuốc không được sử dụng thuốc chống thoái hóa khớp.

Thuốc gây nghiện Opioids

Các loại thuốc thuộc nhóm Opioids thường được sử dụng phổ biến như codein, morphin, fentanyl, hydrocodone,…có khả năng giảm đau mạnh. Thuốc được bác sĩ chỉ định trong quá trình điều trị các bệnh xương khớp mãn tính và các chấn thương mạnh… Tuy nhiên người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc này trong thời gian ngắn vì sử dụng lâu có thể  gây nghiện.

Thuốc giãn cơ vân

Các loại thuốc giãn cơ vân phổ biến là Dantrolene, Alprazolam, Clonazepam, Lorazepam,… Các loại thuốc này có khả năng giúp người bệnh chống co cứng, co thắt cơ và hỗ trợ điều trị các bệnh thoái hóa khớp.

Thuốc chống viêm không steroid 

Các loại thuốc chống viêm không steroid như Diclofenac, Indomethacin, Celecoxib,… sẽ được sử dụng khi cơ thể người bệnh không đáp ứng thuốc giảm đau Paracetamol.

Thuốc chống viêm không steroid  hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp vô cùng hiệu quả.
Thuốc chống viêm không steroid  hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể chữa thoái hóa khớp bằng tế bào gốc, nó được chiết xuất từ mô mỡ hoặc từ tủy xương tự thân rồi được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Khi sử dụng người bệnh sẽ được tiêm trực tiếp tế bào gốc vào khớp.

Điều trị thoái hóa khớp bằng phương pháp ngoại khoa

Khi thoái hóa khớp đã tiến triển nặng, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp bằng các biện pháp ngoại khoa cụ thể như tiến hành mổ khớp rồi cắt lọc, bào, rửa khớp. Tiếp đến là khoan kích thích tạo xương hoặc cấy ghép tế bào sụn.

Trường hợp người bệnh bị thoái hóa khớp quá nặng, các chức năng vận động suy giảm không thể cứu vãn gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống đời thường, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật thay khớp nhân tạo một phần hoặc toàn bộ.

Sau quá trình phẫu thuật, người bệnh cần theo dõi sát sao các biểu hiện của bệnh. Nếu phát hiện triệu chứng bất thường tại khớp, người bệnh cần khám càng sớm càng tốt.

Lưu ý điều trị thoái hóa khớp đúng cách

Nếu điều trị thoái hóa khớp sai cách có thể gây phản tác dụng, đẩy nhanh tiến trình thoái hóa và các sự phát triển của các biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, người bệnh trong quá trình điều trị cần tìm hiểu kỹ lưỡng và tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Nên cân bằng giữa vận động và nghỉ ngơi, tránh tình trạng xương khớp phải làm việc quá sức đồng thời hạn chế cử động mạnh, đột ngột làm khớp bị đau
  • Duy trì cân nặng hợp lý vì thể trọng cơ thể tăng lên sẽ làm áp lực nâng đỡ cho các khớp xương cũng tăng lên kiến tình trạng thoái hóa càng nghiêm trọng hơn.
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để giảm đau, bớt cứng, tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt của các cơ quanh khớp đồng thời cải thiện tình trạng cơ thể.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu canxi và khoáng chất tốt cho xương khớp. Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích thần kinh vì có thể gây co cứng cơ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện, điều trị và theo dõi tình trạng các bệnh về xương khớp nếu có.
  • Có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng giúp kích thích tế bào sụn, hỗ trợ ức chế các enzyme phá hủy sụn khớp đồng thời tăng sản sinh chất nhầy ở dịch khớp và duy trì tính đàn hồi của khớp.

Bài viết đã cung cấp các thông tin cần biết về phương pháp điều trị thoái hóa khớp một cách kỹ lưỡng và tỉ mỉ nhất. Hy vọng giúp ích được độc giả trong quá trình điều trị và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến vấn đề xương khớp.

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top