Đau khớp cổ chân không sưng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau khớp cổ chân không sưng xuất hiện ở nhiều độ tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vì là tình trạng khá thường gặp khiến người bệnh có tâm lý chủ quan, đa phần khi phát hiện đã ở trong giai đoạn nặng tiềm ẩn nguy cơ trở thành mãn tính. Vậy bệnh lý này là gì, có nguy hiểm không và đâu là cách điều trị chính xác?

Đau khớp cổ chân không sưng là gì?

Khớp cổ chân chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể nên rất dễ bị tổn thương. Thông thường, người bệnh sẽ có các triệu chứng chính như đau nhức, tê ngứa, sưng tấy ở khu vực cổ chân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể rơi vào tình trạng đau khớp cổ chân không sưng gây nhiều cảm giác khó chịu.

Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đau khớp cổ chân không sưng
Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đau khớp cổ chân không sưng

Bệnh lý này thường xảy ra do các va chạm cơ học hoặc quá trình thoái hóa khớp tự nhiên khiến phần sụn khớp giữa hai đầu nối xương bị bào mòn hoặc hư hỏng. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào, trong đó người lớn tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

Đau khớp cổ chân không sưng xảy ra khi các khớp xương hoạt động không được trơn tru, tạo lực ma sát lớn khi người bệnh vận động. Từ đó hình thành tình trạng tổn thương sụn khớp, đầu khớp bị bào mòn dẫn đến đau nhức, viêm nhiễm.

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên vấn đề trên, điển hình như sau:

  • Do lão hóa: Dưới tác động của tuổi tác, xương khớp dần thoái hóa, hệ thống bôi trơn và khả năng phục hồi sụn khớp cũng giảm dần. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh lý này có xu hướng xuất hiện nhiều ở người cao tuổi.
  • Do chấn thương: Vận động sai tư thế dẫn đến chấn thương như bong gân, chật khớp, gãy xương… có thể để lại nhiều di chứng tác động xấu đến khớp cổ chân gây phản ứng viêm, đau.
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng quá khổ khiến cổ chân phải chịu một sức ép lớn, lâu dần khiến các ổ khớp suy yếu, tổn thương.
  • Lười vận động: Không vận động thường xuyên là nguyên nhân khiến mật độ xương và dịch nhầy bôi trơn tiết ra suy giảm. Khi tình trạng này kéo dài sẽ gây nên các vấn đề như cứng, khô và đau khớp.
  • Do bệnh lý: Gout, viêm đa khớp, tiểu đường, loãng xương, thoái hóa xương khớp, viêm gan… đều là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng viêm, đau khớp cổ chân.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra, bệnh lý này còn đến từ một số vấn đề khác như yếu tố di truyền, dị dạng khớp bẩm sinh, người bệnh stress trong thời gian dài…
Bệnh khởi phát từ nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan
Bệnh khởi phát từ nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan

Triệu chứng điển hình

Nhận biết sớm các triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị cũng như khả năng phục hồi bệnh sau này. Theo đó, đau khớp gối không sưng được biểu hiện chính dưới những dấu hiệu sau:

  • Cưng khớp vào buổi sáng, người bệnh cảm thấy khó co, duỗi chân và gặp khó khăn trong việc di chuyển.
  • Đau nhức vùng cổ chân, cơn đau xuất hiện ở cả mặt trong và ngoài của cổ chân và đi dọc lên phần gót.
  • Thường xuất hiện cảm giác châm chích, khả năng chịu lực kém, người bệnh mất căn bằng cơ thể.
  • Tình trạng đau tăng lên khi người bệnh vận động mạnh hoặc điều kiện thời tiết thay đổi.
  • Dịch nhầy bôi trơn suy giảm, khớp xương tổn thương khi tiếp xúc với nhau có thể tạo ra tiếng lạo xạo.
  • Một số biểu hiện khác có thể bắt gặp như cơ thể mệt mỏi, chán ăn, lo âu quá mức, sốt nhẹ…
Triệu chứng điển hình của đau khớp cổ chân không sưng
Triệu chứng điển hình của đau khớp cổ chân không sưng

Đau khớp cổ chân không sưng nguy hiểm không?

Về cơ bản, đau khớp cổ chân không sưng không đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng người bệnh. Tuy nhiên do đặc tính không sưng, bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan khiến bệnh dễ trở nặng và tiến triển thành mãn tính. Ngoài ra, người bệnh còn tiềm ẩn nguy cơ đối mặt với một số biến chứng khác như:

  • Làm rối loạn chức năng khớp cổ chân từ đó ảnh hưởng đến hoạt động đi lại hằng ngày.
  • Khiến ổ khớp bị viêm nhiễm, sụn khớp bị bào mòn kéo theo các cơn đau dai dẳng.
  • Gây cứng khớp, lượng máu lưu thông đển ổ khớp suy giảm, khớp không nhận đủ oxy và dưỡng chất cần thiết.
  • Khớp xương bị thoái hóa hoặc thậm chí teo xương khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ mắc bại liệt.
  • Ảnh hưởng xấu đến chức năng các hệ cấu trúc xương đặc biệt là xương chày, xương mắc và xương đòn.

Cách điều trị đau khớp cổ chân không sưng

Việc không tiến hành điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề tiêu cực lên hệ vận động và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Hiện tại có khá nhiều phương pháp mang đến nhiều hiệu quả tích cực trong trị đau khớp cổ chân không sưng như sau.

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Trị bệnh dân gian được đánh giá cao về mức độ hiệu quả, tính an toàn và có độ tiết kiệm cao. Bệnh nhân viêm đau khớp cổ chân có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian dưới đây nhằm cải thiện tình trạng bệnh:

  • Bài thuốc từ lá lốt: Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ rồi đem xao vàng trên chảo nóng. Dùng một tấm vải mỏng bọc là lốt đã xao rồi đem đắp lên vùng khớp bị đau nhức.
  • Bài thuốc rượu tỏi: Ngâm tỏi đã bóc sẵn với rượu trắng trong khoảng 5- 7 ngày. Người bệnh dùng rượu tỏi xoa trực tiếp vào khu vực bị tổn thương 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc từ mật ong và quế: Pha 1 thìa cà phê mật ong và bột quế vào một cốc nước ấm, sử dung ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Trị bệnh dân gian đảm bảo yếu tố an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nhiều đối tượng
Trị bệnh dân gian đảm bảo yếu tố an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nhiều đối tượng

Lưu ý, bài thuốc dân gian có dược lực nhẹ, đa phần chỉ giúp khắc phục các triệu chứng chứ không có khả năng điều trị bệnh triệt để. Do vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng phương pháp này như một cách thức hỗ trợ điều trị và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

[pr_middle_post]

Tây y trong điều trị bệnh

Tây y sử dụng nhiều phương pháp trong điều trị viêm, đau khớp cổ chân không sưng. Trong đó, tùy theo kết quả kiểm tra, chấn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng các phác đồ điều trị khác nhau, điển hình là.

Điều trị nội khoa 

Điều trị nội khoa thông qua việc dùng thuốc nhằm kiểm soát và khắc phục các triệu chứng của bệnh. Phương pháp này được áp dụng với bệnh ở thể nhẹ với các loại thuốc thường dùng là:

  • Thuốc giảm đau, ví dụ Paracetamol…
  • Các loại thuốc kháng viêm không chứa Steroid, điển hình như Ibuprofen…
  • Một số loại thuốc kháng viêm tại chỗ như Hydrocortison Acetat, Prednisolon Acetat… có thể sử dụng ở dạng bôi, xịt hoặc tiêm.
  • Một số loại vitamin, kẽm… giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, cải thiện khả năng phục hồi tổn thương.

Lưu ý, thuốc Tây mang lại tác dụng trong thời gian ngắn tuy nhiên lại tiềm ẩn nguy cơ làm phát sinh các tác dụng phục, ảnh hướng xấu đến các hệ cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần đảm bảo mua đúng thuốc, dùng đúng liều dựa trên hướng dẫn từ phía bác sĩ, chuyên gia.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được đánh giá là phương pháp trị bệnh an toàn và đem đến nhiều hiệu quả tích cực. Một số hình thức vật lý trị liệu điển hình được sử dụng trong điều trị đau khớp cổ chân không viêm là:

  • Sử dụng phương pháp RICE: Được thực hiện thông qua 4 bước chính là để cổ chân nghỉ ngơi – chườm đá trong khoảng 15 đến 20 phút – ép nén nhằm giảm viêm – nâng cao cổ chân để tăng bạch huyết về máu và tim.
  • Trị liệu cổ chân: Giúp giảm tình trạng đau nhức, viêm nhiễm đồng thời tăng độ đàn hồi của gân và cơ quanh khớp. Phương pháp này đỏi hỏi phải được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được dùng trong trường hợp bệnh nặng, đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao
Phẫu thuật được dùng trong trường hợp bệnh nặng, đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao

Phẫu thuật được sử dụng khi các phương pháp trên không mang lại hiệu quả điều trị tích cực. Tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định mổ nội soi hoặc truyền thống. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn một số rủi ro nhất định vì vậy người bệnh chỉ nên thực hiện tại các bệnh viện uy tín có đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao.

Lưu ý khi điều trị đau khớp cổ chân không sưng

Ngoài những nội dung được nêu ở trên, người bệnh cần chủ động thực hiện các lưu ý trong quá trình điều trị nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương và phòng ngừa bệnh tái phát. Cụ thể, các vấn đề cần lưu ý như sau:

  • Tránh mang vác nặng, làm việc quá sức làm tăng áp lực lên ổ khớp.
  • Không để chân ở nguyên một vị trí trong thời gian quá lâu khiến khớp bị cứng.
  • Duy trì cân nặng ổn định ở mức vừa phải nhằm tránh làm tăng lực nén nên khớp.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều vitamin, canxi và tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị, cay nóng…
  • Không hút thuốc, không sử dụng đồ uống có cồn hoặc bất cứ một chất kích thích nào khác.
  • Giữ cơ thể ở trạng thái thoải mái và có thể kết hợp thực hiện các bài tập nhẹ nhằng nhằm đẩy nhanh hiệu quả phục hồi.
  • Tiến hành tái khám định kỳ giúp xác định chính xác mức độ điều chỉnh cũng như có biện pháp xử lý khi cần thiết.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc các thông tin chi tiết liên quan đến bệnh lý đau khớp cổ chân không sưng. Hy vọng qua những nội dung này sẽ hỗ trợ bạn đọc hiểu rõ về bệnh cũng như tự có hướng điều trị và bảo vệ sức khỏe cho mình.

Chia sẻ

Triệu chứng
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...
[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ...
Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do tập sai tư...
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top