Người Bị Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ? [Chuyên Gia Tư Vấn]
Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập.
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không?
Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau nhức hay viêm hơn các khớp khác. Cơn đau vùng khớp háng kéo dài dai dẳng nhiều ngày, nhiều tháng là những biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân bị viêm khớp háng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân.
Nhiều người bệnh lựa chọn giải pháp rèn luyện thể thao đều đặn bên cạnh việc sử dụng các thuốc giảm đau hoặc chống viêm NSAIDs. Tuy nhiên, vấn đề môn thể thao nào phù hợp với tình trạng đau khớp háng cũng khiến không ít người đau đầu. Trong số những vấn đề như thế, “Đau khớp háng có nên đi bộ?” nhận được sự quan tâm hơn cả.
Theo các bác sĩ, đi bộ là một cách luyện tập thể chất hoàn toàn phù hợp với người bị đau khớp háng. Bộ môn này đáp ứng được cả hai mục tiêu là cường độ ảnh hưởng đến khớp háng thấp và sở hữu nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Đi bộ có thể giúp các cơ khớp trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn, không những vậy còn tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể. Đối với những người không có nhiều thời gian để đi đến phòng tập thể hình, đi bộ là một giải pháp hiệu quả, an toàn và tiện ích.
Đi bộ đúng cách với người bị đau khớp háng
Bên cạnh vấn đề “Đau khớp háng có nên đi bộ?” đã được giải quyết phía trên, người bệnh cũng cần quan tâm đến việc đi bộ đúng cách. Điều này sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng đau nhức, phòng ngừa các tổn thương đối với khớp háng, đem lại cho người bệnh sức khỏe tổng thể tốt nhất.
Các chuyên gia gợi ý 3 tip giúp người đau khớp háng đi bộ đúng cách và hiệu quả hơn dưới đây:
Rút ngắn sải chân
Người bệnh đau khớp háng nên đi bộ với sải chân bằng khoảng cách hai vai thay vì những sải chân quá dài. Điều này giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ trẹo chân, chuột rút mắt cá chân trong khi đi bộ và giảm thiểu đáng kể áp lực lên vùng khớp háng.
Việc rút ngắn sải chân cũng giúp người bệnh tăng số bước chân, tạo điều kiện cho khớp bị đau được hoạt động nhiều hơn, nhờ đó mà độ linh hoạt được cải thiện đáng kể.
Đi bộ một cách nhẹ nhàng
Đi bộ nhẹ nhàng được hiểu một cách đơn giản là cách mà bệnh nhân sử dụng lực chân. Nhiều người khi thực hiện động tác nâng chân lên rồi hạ xuống để bước đi thường sử dụng quá nhiều lực, khiến bước chân trở nên nặng nề hơn.
Điều này không hề đem lại lợi ích cho khớp háng, vì khi đặt chân xuống mặt đất quá mạnh, phản lực dội lại chân cũng lớn hơn, ảnh hưởng xấu đến khớp gối và khớp háng.
Theo các chuyên gia, người bệnh đau khớp háng khi đi bộ có thể thử áp dụng kỹ thuật của các vận động viên điền kinh. Đó là đặt gót chân xuống trước ngón chân để giảm tải áp lực cho đôi chân. Nhờ vậy mà người bệnh có thể đi được xa hơn, sức bền tăng lên nhiều hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh gì? Phải làm sao?
- Ngài viện trưởng DỨT ĐIỂM đau khớp gối sau 10 năm với 1 bài thuốc nam
Thời gian luyện tập
Tip cuối cùng giúp người bệnh đi bộ đúng cách chính là việc chú ý đến thời gian đi bộ. Với những người mới bắt đầu, hãy lựa chọn những quãng đường ngắn, rơi vào khoảng 10 đến 15 phút đi bộ.
Sau khi cơ thể đã bắt đầu quen với cường độ luyện tập trên và khớp háng cũng không xuất hiện dấu hiệu đau nhức trong hoặc sau khi đi bộ thì người bệnh có thể gia tăng thêm thời gian.
Lưu ý là bệnh nhân không nên tăng thêm quá nhiều mà nên từ từ theo từng giai đoạn, ví dụ như 20 phút rồi đến 25 hay 30 phút hàng ngày.
Người bị đau khớp háng khi đi bộ nên lưu ý gì?
Dù rằng các chuyên gia đều nhận định rằng đi bộ là môn thể thao nhiều lợi ích khi được hỏi “Đau khớp háng có nên đi bộ?” thì trong quá trình luyện tập người bệnh vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Nếu tình trạng đau nhức nặng hơn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi luyện tập đi bộ. Các bác sĩ có thể đưa ra các lời khuyên hữu ích về quá trình, kỹ thuật cũng như cường độ luyện tập với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
- Thay vì lựa chọn đường đồi núi hoặc đường gồ ghề, người bệnh nên đi bộ ở những đoạn đường bằng phẳng. Điều này không chỉ giúp tránh được nguy cơ chấn thương như ngã hay vấp chân mà còn giúp khớp háng không bị căng cứng quá mức vì độ dốc của con đường.
- Trong quá trình đi bộ, nếu cảm thấy đau nhức ở vùng khớp háng thì nên ngừng lại ngay. Người bệnh có thể nghỉ ngơi trong vài phút và massage vùng hông để cơn đau dịu bớt. Hãy ghi chép lại tình huống đo và trao đổi với bác sĩ điều trị sớm nhất để tìm ra vấn đề và giải quyết triệt để.
- Lựa chọn các loại giày tập phù hợp, ví dụ như giày ôm sát chân, đế giày thấp và đi vào chân không có cảm giác khó chịu. Một đôi giày tốt sẽ giúp bệnh nhân luyện tập hiệu quả hơn, bên cạnh đó là phòng ngừa tốt hơn nguy cơ chấn thương không đáng có.
- Bên cạnh đi bộ, người bệnh cũng có thể lựa chọn các bài tập yoga. Tuy nhiên, nếu bị đau khớp háng khi tập yoga thì cũng cần điều chỉnh lại thói quen tập luyện, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.
Đi bộ chỉ là một hình thức tập luyện thể thao hỗ trợ giảm đau nhức khớp háng. Tuy nhiên, nếu muốn dứt điểm tình trạng này, người bệnh cần kết hợp với việc dùng thuốc. Các loại thuốc Tây y chủ yếu có tác dụng cải thiện triệu chứng nhanh chóng nhưng không đi sâu vào điều trị nguyên nhân. Hơn nữa, dùng thuốc Tây y trong thời gian kéo dài tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ cho người bệnh.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!