Viêm Khớp Háng Ở Trẻ Em
Viêm khớp háng ở trẻ em tuy không phải là tình trạng có khả năng gây nguy hại đến tính mạng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến vận động của bệnh nhi. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm cũng như có biện pháp xử lý kịp thời là vô cùng quan trọng. Bài viết sau đây sẽ mang đến cho các bậc phụ huynh cái nhìn tổng quát nhất về chứng bệnh này.
Viêm khớp háng ở trẻ em là gì?
Tình trạng sụn đệm và gân cơ ở khớp háng bị sưng tấy, đau nhức khó chịu được gọi là viêm khớp háng. Bệnh lý này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau, trong đó bao gồm cả trẻ em. Theo một số thống kê y tế, trẻ nhỏ thuộc phổ tuổi từ 7 đến 14 thường có nguy cơ bị viêm khớp háng cao hơn cả.
Viêm khớp háng ở trẻ em không phải là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ thường không chú ý đến bệnh ở những giai đoạn đầu tiên. Điều này rất dễ khiến trẻ bị ủ bệnh trong thời gian dài, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe và hoạt động thường ngày.
Nguyên nhân gây viêm khớp háng ở trẻ em
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp vùng háng ở trẻ nhỏ có thể kể đến là:
Chấn thương
Trẻ em thường ham chơi, nghịch ngợm vì thế khả năng xảy ra chấn thương như ngã rất dễ xảy ra. Nếu những tổn thương này tập trung ở khu vực khớp háng, tình trạng viêm sưng đau nhức có thể ảnh hưởng đến trẻ. Đây cũng được xem là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm khớp háng ở trẻ em.
Béo phì
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trẻ béo phì có nguy cơ bị viêm khớp háng cao hơn bình thường. Khớp háng là một trong những khớp xương lớn chịu trọng lực do cơ bắp và khối thịt gây ra. Khi cân nặng của trẻ gia tăng không kiểm soát, căng thẳng mà khớp háng phải chịu cũng tăng cao hơn.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng không phải là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm khớp háng ở trẻ nhưng lại là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây hại nhiều nhất. Tình trạng viêm khớp háng do vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn liên cầu nhóm B thường diễn tiến một cách nhanh chóng do chúng lây lan chủ yếu qua đường máu.
Các bệnh lý tự miễn
Các bệnh lý liên quan đến tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp háng thấp vị thành niên,… cũng có thể khiến trẻ bị viêm khớp háng. Cơ chế của những bệnh tự miễn là hệ miễn dịch tấn công ngẫu nhiên tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, trong đó gồm cả tế bào xương khớp háng.
Các bệnh lý xương khớp khác
Bên cạnh các nguyên nhân thường gặp nhất nêu trên, viêm khớp háng trẻ em còn có thể liên quan đến một số bệnh lý xương khớp khác như viêm bao hoạt dịch, viêm khớp vảy nến, hội chứng Legg-Calve-Perthes, viêm xương tủy, ung thư xương,…
Triệu chứng thường gặp ở trẻ
Viêm khớp háng ở trẻ em khiến bệnh nhi gặp phải một số các triệu chứng sau đây:
- Các cơn đau nhức âm ỉ xung quanh vùng háng. Cảm giác này thường trở nên khó chịu hơn nếu bệnh nhi thực hiện một số tư thế, động tác có sử dụng đến khớp háng. Cơn đau đôi khi khiến trẻ không thể bước lên cầu thang hoặc nâng chân.
- Tình trạng sưng tấy và nóng rát ở vùng hông và bẹn. Khi sờ vào những khu vực này có cảm giác mềm và lún tay, cảm giác đau nhức cũng trở nên nhói buốt hơn.
- Bệnh nhi khó có thể cử động vùng khớp háng nếu ngồi một chỗ quá lâu hoặc sau khi ngủ một giấc dài.
- Nếu viêm khớp háng kèm theo nhiễm trùng, trẻ rất dễ gặp phải hiện tượng đau đớn dữ dội ở khớp háng, không thể đi lại được, sốt cao, nôn mửa hoặc chóng mặt.
Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng phụ thuộc khá lớn vào nguyên nhân gây ra. Chính vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám sớm để phòng ngừa trường hợp bệnh diễn tiến đột ngột, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Viêm kháng háng ở trẻ em có nguy hiểm hay không?
Rất nhiều phụ huynh lo lắng không biết liệu tình trạng viêm khớp háng ở trẻ em có nguy hiểm hay không. Theo các bác sĩ, trẻ có phần trăm hồi phục nhanh chóng và cao hơn nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Tuy nhiên, trường hợp ủ bệnh trong thời gian dài có thể khiến nguy cơ biến chứng gia tăng, cụ thể gồm có:
- Cấu trúc khớp bị tổn thương, biến dạng: Tình trạng viêm kéo dài rất dễ khiến khớp háng bị biến dạng và tổn thương về cấu trúc. Điều này cũng kéo theo sự phát triển không hoàn thiện, nhất là đối với trẻ dưới 15 tuổi. Một khi cấu trúc khớp bị tổn hại, khả năng vận động của bệnh nhi sẽ suy giảm đáng kể.
- Viêm cục bộ: Tình trạng viêm khớp háng hoàn toàn có khả năng lan rộng, đặc biệt với trường hợp cơ thể bị vi khuẩn tấn công. Trường hợp này khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí viêm cục bộ có thể ảnh hưởng đến cả nhãn cầu, dẫn đến giảm thị lực nghiêm trọng.
- Nhiễm trùng máu: Viêm khớp háng do viêm khớp nhiễm trùng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường huyết. Khi vi khuẩn tấn công vào đường máu, trẻ sẽ bị co giật, nôn mửa, sốt cao, thậm chí là nguy hiểm đến trung khu thần kinh nếu không được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, biến chứng nguy hiểm này thường hiếm khi xảy ra.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Chẩn đoán viêm khớp háng ở trẻ em
Chẩn đoán viêm khớp háng ở trẻ em thường có hai giai đoạn chính. Ban đầu, các bác sĩ sẽ xem xét những biểu hiện bên ngoài như sưng tấy, đau khi chuyển động, sốt cao,… Các bác sĩ cũng hỏi cha mẹ về tần suất của triệu chứng cũng như thời điểm chúng xuất hiện ở trẻ.
Sau đó, để đưa ra được kết luận chính xác nhất, họ sẽ tiến hành thực hiện một số các xét nghiệm sau:
- FBC, ESR, CRP, xét nghiệm máu và sinh thiết dịch khớp: Nếu nghi ngờ nguyên nhân gây viêm do nhiễm trùng và bệnh tự miễn, các bác sĩ thường yêu cầu thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu về masum kháng thể và dịch khớp. Điều này vừa giúp họ phân loại dạng bệnh vừa giúp xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả.
- Chẩn đoán hình ảnh: Đối với các bệnh liên quan đến xương khớp hoặc chấn thương, các chẩn đoán hình ảnh là biện pháp bắt buộc thực hiện. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ yêu cầu biện pháp kiểm tra khác nhau. Thông thường, X-quang, MRI, siêu âm và chụp cắt lớp CT sẽ được tiến hành.
Điều trị viêm khớp háng ở trẻ em
Việc điều trị viêm khớp háng ở trẻ em còn phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng và tình trạng thể chất của bệnh nhi. Về cơ bản, các phương pháp điều trị được áp dụng theo ba hướng chính sau đây:
Điều trị tại nhà
Điều trị tại nhà thường được sử dụng trong các trường hợp chấn thương, mức độ nghiêm trọng thấp. Những biện pháp này đôi khi cũng có thể là “cứu cánh” tạm thời cho tình trạng đau nhức kéo dài dai dẳng.
1. Sử dụng lá lốt và lá ngải cứu
Cả hai loại thảo dược này đều có khả năng chống viêm, giảm sưng tấy và giảm đau hiệu quả. Vì là biện pháp tại chỗ nên tính an toàn khá cao, có thể áp dụng hàng ngày đối với người bệnh. Đó cũng là lý do khiến bài thuốc dân gian chữa bệnh đau nhức xương khớp này rất được ưa chuộng.
Chuẩn bị: 50g lá lốt tươi, 50g lá ngải cứu tươi.
Cách thực hiện:
- Sơ chế để loại bỏ những lá bị sâu và hư hại, sau đó cho các nguyên liệu lên chảo và rang đến khi chúng nóng lên.
- Bỏ lá lốt cùng lá ngải vào một chiếc khăn khổ lớn, bọc kín lại.
- Áp túi chườm này lên vùng háng bị đau nhức của trẻ, khoảng 5 phút thì bỏ ra. Thực hiện lặp lại cho đến khi cơn đau được cải thiện.
Lưu ý: Cha mẹ nên kiểm tra nhiệt độ túi chườm trước khi áp lên da của trẻ để đề phòng gây bỏng.
2. Sử dụng lá trà xanh
Trà xanh cũng là cách cải thiện viêm khớp háng ở trẻ em khá hiệu quả. Theo nhiều nghiên cứu, trà xanh là nguồn cung cấp dồi dào polyphenol EGCG cũng các hoạt chất chống oxy hóa khác có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ.
Chuẩn bị: 10g lá trà xanh, 500ml nước lạnh.
Cách thực hiện:
- Lá trà xanh đem rửa sạch, dùng tay vò lá trà hơi nát rồi bỏ vào nồi, thêm nước và đun sôi.
- Chắt lấy nước trà xanh cho bệnh nhi dùng uống trong ngày. Phần bã lá trà khi còn ấm thì đắp lên vùng háng bị đau nhức.
3. Sử dụng bột nghệ
Bột nghệ đã được khoa học chứng minh là sở hữu nhiều tác dụng đối với sức khỏe, trong đó có cả viêm khớp háng. Trong củ nghệ có chứa các hoạt chất quý, tiêu biểu như curcumin và vitamin A, C, B3. Các hoạt chất này chống viêm hiệu quả, giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức khớp háng ở trẻ.
Chuẩn bị: 1 đến 2 thìa cà phê bột nghệ, 1 thìa cà phê mật ong, 150ml nước ấm.
Cách thực hiện:
- Cho bột nghệ và mật ong vào nước ấm, khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
- Bệnh nhi dùng uống trực tiếp, mỗi ngày 1 ly vào sáng sớm.
Điều trị viêm khớp háng ở trẻ bằng Tây y
Điều trị bằng Tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc tân dược, nổi bật trong đó có thể kể đến như:
- Thuốc chống viêm không chứa steroids: Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhức và sưng tấy nhanh chóng, ví dụ như ibuprofen và naproxen sodium. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ sử dụng vì thuốc chống viêm này dễ gây tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa của trẻ.
- Thuốc giảm đau corticosteroids: Corticosteroids, ví dụ như prednisone, thường được sử dụng trong trường hợp các cơn đau khó chịu không thuyên giảm dù trẻ đã uống NSAIDs. Corticosteroids cần được dùng dưới giám sát của bác sĩ để để phòng các phản ứng phụ nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Thuốc DMARDs: Các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm thường được sử dụng kèm với thuốc chống viêm NSAIDs, trong trường hợp viêm khớp thiếu niên là phổ biến nhất. Thuốc giúp bệnh nhi cải thiện nhanh chóng các triệu chứng cũng như ức chế sự phát triển của viêm khớp. Thuốc DMARDs thường dùng cho trẻ nhất là methotrexate.
- Chất điều chỉnh phản ứng sinh học: Nhóm thuốc này thường được sử dụng cùng với DMARDs. Tác dụng chính của chúng là giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương khớp cũng như ức chế hệ thống miễn dịch ở các bệnh tự miễn. Ví dụ: Etanercept, adalimumab, rituximab, tocilizumab,…
Tuy nhiên, những loại thuốc nói trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên thăm khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa để được chỉ định loại thuốc trị đau xương khớp tốt nhất.
Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Dinh dưỡng được xem là một trong các biện pháp tự nhiên giúp cải thiện quả tình trạng viêm khớp háng ở trẻ em. Theo các chuyên gia, cha mẹ nên xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ với những loại thực phẩm như:
- Trái cây giàu hoạt chất chống viêm như anh đào, nam việt quất, dâu tây, cam quýt,..
- Các loại dầu thực vật như oliu, dầu óc chó,…
- Một số rau lá xanh giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như cải bó xôi, cải xoăn, cần tây,…
- Ngũ cốc giàu chất xơ như yến mạch, lúa mạch, hạt bo bo,…
Bên cạnh đó, trẻ đang điều trị viêm khớp háng nên tránh tiêu thụ:
- Đồ ăn chiên rán, quá nhiều dầu mỡ như gà chiên, khoai tây chiên,…
- Thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh kem, kẹo ngọt, kem que,…
- Đồ ăn vặt đóng gói như bim bim, xúc xích,… và thức uống có gas như coca, 7up…
Phòng tránh bệnh như thế nào?
Để phòng tránh viêm khớp háng ở trẻ em, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Cho trẻ tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục là yếu tố rất quan trọng vì nó giúp trẻ xây dựng cơ bắp và giúp khớp xương trở nên linh hoạt hơn. Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên hơn, đặc biệt là những bộ môn ít gây chấn thương như bơi lội hay aerobic. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chuẩn bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ để đảm bảo trẻ tránh được các nguy cơ chấn thương như ngã hay va đập mạnh.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ: Trẻ trong giai đoạn phát triển xương khớp cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ thực phẩm, đặc biệt là canxi. Cha mẹ nên tăng cường vào bữa ăn của trẻ các loại trái cây tươi, rau xanh và sữa tươi. Nếu trẻ kén ăn, cha mẹ có thể thử sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung, tuy nhiên cần trao đổi trước với chuyên gia và bác sĩ.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh cho trẻ: Béo phì tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe của trẻ, bao gồm cả bệnh viêm khớp háng. Chính vì vậy, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển của trẻ, nhất là cân nặng. Cha mẹ cũng không nên chiều theo ý thích của trẻ như ăn quá nhiều đồ ăn vặt và đồ ngọt – những thứ khiến trẻ dễ béo phì cũng như để trẻ tăng cường hoạt động ngoài trời, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên hơn.
Viêm khớp háng ở trẻ em có thể là mối nguy tiềm ẩn nếu cha mẹ không để ý và tìm hiểu kỹ lưỡng về nó. Lời khuyên tốt nhất đối với các bậc phụ huynh là nên chú ý kiểm tra sức khỏe cho trẻ thường xuyên, nhất là khi trẻ có các dấu hiệu ban đầu như đau nhức và sưng tấy kéo dài.
ArrayXEM THÊM:
Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!