Cholesterol Cao Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Triệt Để

Theo thống kê, trên 30% người trưởng thành ở Việt Nam mắc chứng cholesterol cao. Vậy đây là bệnh gì, nguyên nhân do đâu, làm sao để phòng tránh và điều trị hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc về căn bệnh này.

Cholesterol cao là gì?

Trong số các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tim mạch, gan, thận, nguyên nhân do cholesterol tăng cao chiếm một tỷ lệ cực kỳ lớn. Vậy cholesterol cao là gì? Hàm lượng cholesterol cao là bao nhiêu?

Cholesterol là gì?

Cholesterol cao là một bệnh lý phổ biến liên quan đến một thành phần trong máu – Cholesterol. Đây là một chất béo quan trọng trong lipid máu, có màu vàng nhạt. Cholesterol là một chất quan trọng, đóng góp vào hoạt động bình thường của cơ thể. Có 2 loại cholesterol chính là HDL (cholesterol có lợi) và LDL (cholesterol có hại). Ngoài ra còn có Triglyceride (chất béo trung tính).

Cholesterol cao là bệnh lý gây nguy hiểm tới tính mạng
Đây là bệnh lý gây nguy hiểm tới tính mạng

 

Cholesterol cao là bao nhiêu?

Theo các chuyên gia y tế, cách đánh giá chỉ số Cholesterol toàn phần như sau:

  • <200 mg/dL hoặc <5,1 mmol/L: Bình thường
  • 200-239 mg/dL hoặc 5,1-6,1 mmol/L: Mức giới hạn bình thường
  • ≥240 mg/dL hoặc 6,2 mmol/L: Tăng chô-lét-tơ-rôn máu

Như vậy, nếu một người có chỉ số chô-lét-tơ-rôn toàn phần (cholesterol total cao) từ 240mg/dL trở lên, người đó đã mắc chứng chô-lét-tơ-rôn tăng cao. Lúc đó họ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và có phương pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra, nếu nồng độ cholesterol xấu (LDL-C) lớn hơn 3,3 mmol/L hoặc định lượng cholesterol tốt (HDL-C) nhỏ hơn 1,3 mmol/L, người bệnh cũng sẽ bị cholesterol cao. Bệnh lý này có thể dẫn đến vô vàn biến chứng nguy hiểm. Cần xác định nguyên nhân định lượng cholesterol toàn phần trong máu cao. Từ đó tìm ra cách khắc phục sớm.

Nguyên nhân nào gây tăng cholesterol?

Để có phương hướng điều trị phù hợp, người bệnh cần hiểu rõ vì sao lượng cholesterol trong máu tăng cao. Hiện tượng này có thể xuất phát từ khá nhiều lý do. Trong đó, các chuyên gia đã tổng hợp được những nguyên nhân chính khiến định lượng cholesterol cao trong máu như sau:

Việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo là nguyên nhân khiến cholesterol tăng quá mức
Việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo là nguyên nhân khiến cholesterol tăng cao
  • Do di truyền: Cấu trúc gen là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến lượng cholesterol cao. Nếu ông bà, cha mẹ bạn có tiền sử cholesterol trong máu cao thì khả năng rất lớn sẽ di truyền bệnh lý này sang con cháu.
  • Do chế độ ăn uống: Việc ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều chất béo, đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ và các thức uống có gas sẽ dễ dẫn đến tình trạng béo phì. Bệnh lý này khiến nồng độ cholesterol tăng cao hơn người bình thường.
  • Thói quen lười vận động cũng là nguyên nhân khiến lượng mỡ trong cơ thể cao. Khi chất béo dư thừa, dẫn đến chỉ số cholesterol toàn phần cao.
  • Do tuổi tác, giới tính: Đây cũng là yếu tố tác động khá lớn đến chỉ số cholesterol. Theo thống kê, hiện tượng cholesterol cao thường dễ gặp ở nam giới hoặc người cao tuổi. Những người trẻ hoặc phụ nữ ít có nguy cơ tăng cholesterol hơn.
  • Do mắc một số bệnh như: Suy thận, suy giáp, cao huyết áp, tiểu đường,… Các bệnh lý này khiến các hoạt động trong cơ thể bị rối loạn. Việc đào thải chất béo trong máu diễn ra chậm khiến lượng cholesterol tăng cao.

Dấu hiệu và triệu chứng cholesterol cao

Bệnh lý cholesterol cao thường diễn ra khá âm thầm và không có triệu chứng quá nặng. Chính vì thế, rất nhiều người có hàm lượng cholesterol quá cao mà không hề hay biết. Chỉ đến khi họ đi khám bệnh hoặc gặp phải biến chứng như: đột quỵ, xơ vữa động mạch,… thì mới biết mình mắc bệnh.

Chính vì bệnh này không có dấu hiệu rõ ràng nên mức độ nguy hiểm càng tăng lên gấp bội. Vì thế, bạn cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh. Bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ để chắc chắn rằng mình không mắc bệnh.

Cholesterol cao gây bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cholesterol cao là một bệnh lý cực kì nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Nhưng không phải ai cũng ý thức được điều này. Việc hàm lượng cholesterol tăng cao sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý khó lường như:

  • Đau tim: Hiện tượng chỉ số cholesterol tăng cao sẽ dẫn đến xuất hiện mảng bám, mỡ thừa trên các thành động mạch. Điều này khiến việc lưu thông máu, oxy đến tim gặp trở ngại. Tim thiếu máu, oxy sẽ dẫn đến cơ tim bị đau. Người bệnh trở nên khó thở. Nếu không điều trị kịp thời, các mảng bám vỡ ra tạo nên những cục máu đông, ngăn máu và oxy đến động mạch, dẫn đến đau tim và tử vong.
Cholesterol cao là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau tim
Cholesterol tăng cao là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau tim
  • Xơ vữa động mạch: Đây cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm nếu lượng cholesterol trong máu quá cao. Các mảng bám được tạo nên bởi canxi, chất béo và cholesterol sẽ bám trên thành động mạch, khiến động mạch cứng và hẹp hơn bình thường và dần xơ vữa.
  • Sỏi mật: Nếu mật có chứa quá nhiều cholesterol, những cholesterol dư thừa sẽ bị vôi hóa, trở thành các tinh thể nhỏ trong mật, lâu dần dẫn đến hiện tượng sỏi mật. Đây cũng là nguyên nhân của một loạt bệnh lý nguy hiểm khác như viêm túi mật, tắc ống mật, tắc nghẽn ruột, ung thư túi mật,…
  • Huyết áp cao: Các cholesterol tốt có thể giúp ổn định huyết áp. Tuy nhiên, nếu lượng cholesterol quá cao sẽ là tác nhân khiến huyết áp tăng cao, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
  • Đột quỵ: Cholesterol máu cao sẽ tạo thành các mảng bám trên thành động mạch, cản trở quá trình truyền dẫn máu, oxy lên não. Nếu tình trạng này kéo dài, các tế bào não dần chết đi và dẫn đến hiện tượng đột quỵ.

Phương pháp điều trị khi cholesterol tăng cao

Cholesterol cao có thể dẫn đến các biến chứng khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, nếu phát hiện mình mắc bệnh, người bệnh không nên chủ quan mà cần có biện pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một vài cách giúp người bệnh giảm lượng cholesterol trong máu:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

Trước hết, các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hơn. Bởi việc ăn uống, sinh hoạt không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc gia tăng các cholesterol xấu.

Nói không với bia rượu, chất kích thích giúp làm giảm chỉ số cholesterol
Nói không với bia rượu, chất kích thích

Về chế độ ăn uống, bệnh nhân nên tích cực ăn các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, omega 3, omega 6, và các loại thịt trắng. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, uống các loại nước có gas, không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tích cực tập luyện thể dục thể thao, sinh hoạt điều độ, đúng giờ giấc.

  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu sau một thời gian thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, chỉ số này vẫn không giảm hoặc giảm ít, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc. Các thuốc uống như statin sẽ hỗ trợ giảm cholesterol xấu trong máu.

Bên cạnh việc, người bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn, tập luyện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sự kết hợp thuốc và chế độ sinh hoạt mới có thể phát huy tác dụng tối đa.

Người bệnh có thể sử dụng một số thuốc giảm cholesterol cao theo chỉ dẫn của bác sĩ
Người bệnh có thể sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Điều trị bằng phương pháp Apheresis Lipoprotein

Đối với những ai mắc chứng cholesterol cao do di truyền, việc uống thuốc hoặc thay đổi chế độ sinh hoạt sẽ không có tác dụng cao. Lúc này, người bệnh có thể áp dụng phương pháp điều trị Apheresis Lipoprotein.

Các bác sĩ sẽ dùng máy lọc chuyên dụng để loại bỏ LDL ra khỏi máu bệnh nhân. Nhờ vậy, thiết lập lại trạng thái cholesterol cân bằng.

Cách phòng tránh hiện tượng cholesterol cao

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Mỗi chúng ta không nên đợi đến khi mắc bệnh mới điều trị. Hãy ngăn ngừa tình trạng cholesterol quá cao bằng những phương pháp đơn giản:

  • Không ăn quá mức các loại thực phẩm có lượng cholesterol rất cao như: gan, sữa, thịt đỏ, trứng, nội tạng động vật,…
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo như bơ, phô mai,…
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, nước tăng lực, nước uống có gas,…
  • Tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc,… Việc này giúp cung cấp đầy đủ chất xơ, vitamin thiết yếu và khoáng chất cho cơ thể.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Qua đó kích thích tuần hoàn máu, đào thải cholesterol dư thừa khỏi cơ thể.

Bên cạnh đó, thăm khám sức khỏe định kỳ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc này giúp nắm bắt tình trạng sức khỏe của bản thân, kiểm soát chỉ số cholesterol trong cơ thể. Nếu phát hiện lượng chô-lét-tơ-rôn có xu hướng cao hơn bình thường, người bệnh cũng có thể điều chỉnh ngay từ sớm, tránh được biến chứng nguy hiểm.

Array

Chia sẻ

Xét Nghiệm GOT Là Gì? Thực Hiện Khi Nào Mới Cho Kết Quả Đúng?

Xét Nghiệm GOT Là Gì? Thực Hiện Khi Nào Mới Cho Kết Quả Đúng?

Hiện nay, số lượng người mắc các bệnh liên quan đến gan ngày càng nhiều hơn. Xét nghiệm GOT là...
Cholesterol Thấp: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phương Pháp Điều Chỉnh

Cholesterol Thấp: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phương Pháp Điều Chỉnh

Mọi người thường nghe nói đến bệnh cholesterol cao - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì, đau tim,...
Có nhiều nguy hiểm với sức khỏe khi chỉ số axit uric tăng cao

TOP 11 Cách Làm Giảm Axit Uric Hiệu Quả Nhất Bạn Nên Biết

Chỉ số axit uric tăng cao ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nếu được...
Triglycerid Cao Là Gì? Nguyên Nhân, Phương Pháp Điều Trị Tận Gốc

Triglycerid Cao Là Gì? Nguyên Nhân, Phương Pháp Điều Trị Tận Gốc

Triglycerid cao là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến căn bệnh...
Xét Nghiệm NS1 Là Gì, Khi Nào Thực Hiện Và Cần Lưu Ý Gì?

Xét Nghiệm NS1 Là Gì, Khi Nào Thực Hiện Và Cần Lưu Ý Gì?

Xét nghiệm NS1 là xét nghiệm cần thiết, giúp phát hiện kịp thời và chuẩn xác virus sốt xuất huyết...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top