Giảm Cholesterol Như Thế Nào? TOP 3 Phương Pháp Hiệu Quả Nhất
Thực hiện các biện pháp làm giảm cholesterol là điều cần thiết với những người mắc cholesterol cao. Bởi việc dư thừa cholesterol sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí là tử vong. Vậy giảm cholesterol bằng cách nào? Bạn có thể áp dụng các biện pháp trong bài viết dưới đây.
Giảm cholesterol là gì? Tại sao cần giảm bớt cholesterol trong máu?
Cholesterol là một loại chất béo thiết yếu trong cơ thể con người. Tuy nhiên, đôi khi người ta cần thực hiện giảm cholesterol. Bởi việc này là cần thiết để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các biến chứng xấu. Giảm cholesterol là biện pháp điều chỉnh lượng thức ăn, chế độ tập luyện hoặc một số loại thuốc để hạ chỉ số cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể.
Trong trường hợp dư thừa cholesterol, việc giảm cholesterol là điều cần thiết. Bởi lượng cholesterol trong máu quá cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cụ thể, lượng cholesterol bị thừa sẽ bám vào các thành động mạch. Chúng gây cản trở quá trình lưu thông máu đến tim, não, cơ quan nội tạng. Đó là nguyên nhân của các bệnh lý cực nguy hiểm. Cụ thể như: đau tim, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, sỏi mật, tai biến mạch máu não. Thậm chí hàng năm có biết bao người bị đột quỵ, tử vong do cholesterol quá cao và không điều trị kịp thời.
Giảm chỉ số cholesterol bằng cách nào?
Cholesterol cao là bệnh lý rất nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh lượng cholesterol giảm xuống. Một số biện pháp hạ cholesterol vô cùng đơn giản như sau:
Điều chỉnh thói quen ăn uống
Thay đổi thói quen ăn uống là biện pháp hữu hiệu giúp làm giảm cholesterol trong máu. Bởi cholesterol đến từ 2 nguồn chính: Từ cơ thể tự tổng hợp và từ lượng thức ăn chúng ta nạp vào cơ thể. Do đó, việc điều chỉnh thực đơn hàng ngày sẽ làm giảm tổng lượng cholesterol trong cơ thể.
- Kiểm soát lượng chất béo trong bữa ăn hàng ngày của bạn
Chúng ta nên xây dựng thực đơn hàng ngày một cách hợp lý. Qua đó kiểm soát được lượng chất trong mỗi món ăn của bạn. Theo các bác sĩ, lượng chất béo chỉ nên chiếm tối đa 30% dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.
- Hạn chế ăn thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt lợn, trâu, bò, chó, mèo,… có chứa hàm lượng lớn cholesterol xấu (LDL) và chất béo bão hòa. Sau mỗi bữa ăn với những thực phẩm trên, lượng cholesterol trong máu bạn có thể tăng vọt.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả trong ngày
Đây là những thực phẩm cung cấp cực nhiều chất xơ cho cơ thể. Chất xơ là chất dinh dưỡng không thể thiếu để có được cơ thể khỏe mạnh. Chất này có thể hòa tan các cholesterol xấu, giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu.
Ngoài ra, chất xơ còn tốt cho đường tiêu hóa. Chúng thúc đẩy hệ bài tiết đào thải lượng chất béo dư thừa ra khỏi cơ thể, qua đó làm suy giảm nồng độ cholesterol.
- Sử dụng dầu thực vật thay vì dùng bơ, mỡ động vật
Theo các nghiên cứu từ FDA, trong bơ và mỡ động vật có chứa một hàm lượng cholesterol có hại (LDL) rất lớn. Việc sử dụng lâu dài có thể gây béo phì, thừa cân. Đây là những tác nhân khiến lượng cholesterol trong máu quá cao, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Thay vì dùng bơ hoặc mỡ động vật khi chiên xào, bạn nên sử dụng các loại dầu có nguồn gốc thực vật. Có thể tham khảo dầu đậu nành, dầu mè, dầu oliu. Đặc biệt, dầu oliu tinh khiết là sự lựa chọn tốt nhất. Bởi loại dầu này có nhiều chất chống oxy hóa, chống lại cholesterol xấu trong khi vẫn gia tăng lượng cholesterol tốt (HDL) cho cơ thể.
- Tăng cường ăn các loại thịt trắng
Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng, thịt trắng cũng có thể cung cấp hàm lượng protein tốt cho cơ thể. Trong khi lượng cholesterol của chúng lại rất ít. Do đó, bạn nên tạo thói quen ăn nhiều thịt trắng như thịt gà, ngan, vịt. Hạn chế ăn thịt đỏ.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa omega 3, omega 6
Các loại thực phẩm giàu omega 3, omega 6 như cá chứa rất nhiều protein, axit béo tốt cho cơ thể. Chúng cung cấp hàm lượng calo lớn nhưng không làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu. Đó là lý do các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần.
- Bổ sung đạm Whey trong bữa ăn
Đạm Whey đã được các nhà nghiên cứu chứng minh có khả năng hạ thấp nồng độ cholesterol xấu (LDL) trong máu. Bên cạnh đó, đạm Whey còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Lưu lượng máu cũng được cải thiện, nhờ vậy giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
Bạn có thể nạp đạm Whey vào cơ thể thông qua việc ăn trứng, sữa chua, bột lúa mạch hoặc bổ sung thực phẩm chức năng có chứa đạm Whey.
- Uống nước trà xanh hàng ngày
Trà xanh được biết đến với khả năng chống oxy hóa, ngăn ruột hấp thụ cholesterol xấu và đào thải chúng khỏi cơ thể hiệu quả. Chỉ cần uống trà xanh mỗi ngày, bạn có thể làm giảm đáng kể cholesterol xấu. Do đó, thay vì sử dụng cafe, rượu, bia, nước ngọt, hãy thay thế bằng trà xanh để có một cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Ăn nhiều bữa trong ngày
Các nhà nghiên cứu ở Anh đã chỉ ra: Những người ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ hấp thu chất dinh dưỡng có lợi tốt hơn, đồng thời giảm cholesterol xấu vào cơ thể hơn so với những người ăn ít bữa trong ngày. Vì vậy, bạn có thể chia khẩu phần thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Với những người mắc chứng cholesterol cao, không chỉ cần kiểm soát chế độ ăn uống mà các thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng cần thay đổi. Có như vậy, việc giảm cholesterol mới đạt hiệu quả cao.
Lười vận động chính là nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân, béo phì, mỡ nội tạng cao. Lượng cholesterol được nạp vào cơ thể không được sử dụng hết sẽ trở nên dư thừa. Chúng bám trong nội tạng, mạch máu dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm.
Việc hoạt động thường xuyên sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp cơ thể vận hành tốt hơn, tăng cường hấp thụ cholesterol tốt và đào thải cholesterol xấu. Bởi lẽ đó, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên tích cực tập luyện thể dục nhiều hơn người bình thường. Nên tập tối thiểu 60 phút/ngày.
Nếu bạn quá bận rộn và không có thời gian tập hàng ngày thì nên dành thời gian ít nhất 3 – 4 lần vận động mạnh mỗi tuần. Hoặc bạn nên rèn luyện thói quen: sử dụng thang bộ thay vì thang máy, đi bộ trong giờ nghỉ giải lao.
Sử dụng thuốc giảm lượng cholesterol trong máu
Đối với người bệnh giai đoạn đầu, các bác sĩ sẽ khuyến nghị họ thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, sau một thời gian, tình hình vẫn không được cải thiện. Lúc đó, bạn có thể cân nhắc việc dùng một số loại thuốc giảm cholesterol. Các loại thuốc hiệu quả cao thường được bác sĩ kê đơn như sau:
- Thuốc Zetia
Zetia là một loại thuốc ức chế sự hấp thu cholesterol nhanh chóng. Trong trường hợp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc dùng các loại thuốc khác không hiệu quả, các bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh uống Zetia để ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol tạm thời.
Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, đau dạ dày. Do đó, nếu không trong trường hợp khẩn cấp, người bệnh không nên sử dụng thuốc này.
- Thuốc Statins
Đây là một loại thuốc hạ mỡ máu, được sử dụng phổ biến trong điều trị cholesterol cao. Thuốc có tác dụng tăng cường hấp thu cholesterol tốt (HDL), giảm cholesterol xấu (LDL). Qua đó thiết lập trạng thái cân bằng về chỉ số cholesterol trong máu.
Tuy nhiên, thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn như: đau mỏi người, rối loạn tiêu hóa trong thời kì đầu dùng thuốc. Vì vậy, bạn nên cẩn trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Đặc biệt, thuốc không được sử dụng với phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Các loại thuốc hạ lipid máu
Một số loại thuốc có khả năng làm suy giảm cholesterol xấu (LDL) như Niacins, Fibrates. Sau khi uống thuốc, cơ thể sẽ tự đào thải các cholesterol xấu. Từ đó làm giảm tổng lượng cholesterol trong máu.
Các thuốc hạ lipid máu có thể dẫn đến tác dụng phụ như: Đau dạ dày, chóng mặt, buồn nôn. Cần thật sự cẩn trọng khi sử dụng.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!