Hội Chứng Tăng Glucose Máu Và Những Điều Bạn Cần Biết

Khi chúng ta sử dụng nhiều các chất ngọt, chất đường bột, chỉ số glucose máu sẽ tăng lên. Nhưng nếu chỉ số này liên tục tăng cao không lý do thì có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh nguy hiểm. Vậy hội chứng tăng glucose máu nguy hiểm như thế nào? Bạn có thể nhận biết và điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn thắc mắc này.

Hội chứng tăng glucose máu gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe
Hội chứng tăng glucose máu gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe

Hội chứng tăng glucose máu là gì?

Hội chứng tăng glucose máu là tình trạng nồng độ glucose trong máu lúc đói vượt qua ngưỡng trung bình, khoảng 100 mg/dL tương đương 5,6 mmol/l. Nếu đường huyết chỉ vượt quá ngưỡng cho phép, đây có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

Tăng glucose trong máu có thể được xác định bằng nghiệm pháp dung nạp glucose hoặc phương pháp HbA1c.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng tăng đường huyết có thể kể đến như chế độ ăn uống, các hoạt động thể chất, các bệnh lý liên quan hoặc sai lầm trong việc sử dụng thuốc.

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tăng glucose máu

Khi tăng glucose trong máu, người bệnh cần sẽ có một số triệu chứng như:

  • Thường xuyên khát nước và muốn uống nước.
  • Nhức đầu, mệt mỏi.
  • Mất tập trung.
  • Mắt mờ.
  • Thường xuyên đi tiểu.
  • Cân nặng bị giảm.
  • Chỉ số đường trong máu cao hơn 180 mg/dL.
Khát nước là một trong những dấu hiệu cho thấy lượng glucose tăng cao
Khát nước là một trong những dấu hiệu cho thấy lượng glucose tăng cao

Khi tình trạng này xảy ra liên tục có thể xuất hiện một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn:

  • Nhiễm trùng ở da và âm đạo đối với nữ giới.
  • Tầm nhìn kém, không nhìn rõ.
  • Mất cảm giác ở chân do tổn thương dây thần kinh, chân bị rụng lông.
  • Rối loạn chức năng cường dương ở nam giới.
  • Các vấn đề liên quan đến dạ dày và đường ruột như táo bón, tiêu chảy,…
  • Xảy ra các tổn thương ở mắt, mạch máu và ở thận.

Nguyên nhân tăng glucose máu

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng glucose máu, bao gồm:

  • Bạn quên uống thuốc hạ đường huyết, quên sử dụng insulin.
  • Sử dụng quá nhiều tinh bột nạp vào trong cơ thể.
  • Cơ thể bạn quá căng thẳng.
  • Bạn đang mắc một số bệnh.
  • Không tập thể dục trong một thời gian dài.
  • Hoạt động quá sức khi glucose trong máu đang cao còn nồng độ insulin thì thấp.
  • Người bị bệnh tiểu đường nhưng không tuân theo chế độ ăn uống và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Người trải qua chấn thương hoặc phẫu thuật.

Tất cả những nguyên nhân trên có thể làm tăng glucose trong máu. Ngay cả những người không bị bệnh tiểu đường cũng có thể gặp tình trạng này và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Những kỹ thuật dùng để chẩn đoán glucose tăng cao

Đối với những đối tượng khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ số glucose phù hợp với cơ thể. Trong đó:

  • Người dưới 59 tuổi, không mắc bệnh lý nào khác, chỉ số glucose là 80-120 mg/dL (tương đương 4-7 mmol/l).
  • Người trên 60 tuổi, có mắc các bệnh như tim, phổi, bệnh về thận, có triệu chứng của hạ đường huyết, chỉ số glucose trung bình khoảng 80-120 mg/dL (tương đương 6-8 mmol/l).

Người bệnh có thể dùng máy đo đường huyết hoặc thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế, bệnh viện để biết được chỉ số glucose của mình.

Kiểm tra đường huyết tại nhà

Sử dụng máy đo đường huyết là cách đơn giản để theo dõi lượng glucose trong máu, xác định được nồng độ đường có tăng cao hay không.

Ngay khi có những dấu hiệu hoặc triệu chứng, bạn nên đo để xác định chính xác. Nếu chỉ số glucose vượt ngưỡng cho phép thì cần điều trị sớm nhất để không gây nguy hiểm cho các chức năng trong cơ thể. Trong trường hợp nghiêm trọng bạn cần đến bệnh viện để có hướng giảm glucose an toàn.

Người bệnh có thể kiểm tra nồng độ glucose máu tại nhà
Người bệnh có thể kiểm tra nồng độ glucose máu tại nhà

Xét nghiệm Hemoglobin glycated (A1C)

Xét nghiệm A1C được thực hiện giúp xác định nồng độ glucose trong 2-3 tháng. Qua xét nghiệm này giúp đo tỷ lệ glucose với hemoglobin trong máu (hemoplobin là một protein giúp vận chuyển oxy trong các tế bào hồng cầu).

Chỉ số A1C trung bình thường thấp hơn 7%. Nếu chỉ số này cao hơn 7% có thể glucose trong máu của bạn cao hơn mức bình thường. Với người già, có mắc các bệnh có liên quan, mức A1C có thể lên 8% cũng không quá đáng lo.

Người bị bệnh tiểu đường sẽ thực hiện xét nghiệm này khoảng 2-4 lần một năm giúp kiểm soát lượng đường trong máu để có hướng điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị hội chứng tăng glucose máu

Nếu nồng độ glucose trong máu của bạn cao, cần thực hiện xét nghiệm và gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị. Trong quá trình điều trị bạn cần có một số thay đổi như sau:

  • Uống nhiều nước: Nước giúp loại bỏ dễ dàng lượng glucose dư thừa trong máu qua nước tiểu. Đồng thời uống nước giúp tránh mất nước.
  • Tập thể dục: Vận động nhiều hơn sẽ giúp giảm lượng đường trong máu tùy thuộc vào thể trạng mỗi người.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến lượng glucose trong máu. Người mắc hội chứng tăng glucose máu cần tham khảo chuyên gia về chế độ ăn uống phù hợp.
  • Theo dõi lượng đường trong máu: Bạn nên ghi lại theo ngày hoặc theo tuần để dễ theo dõi.
  • Điều chỉnh thuốc: Nếu bạn có những thay đổi về hoạt động thể chất sẽ cần thay đổi thuốc. Điều này sẽ phụ thuộc vào kết quả kiểm tra lượng đường trong máu, các bác sĩ sẽ có chỉ dẫn phù hợp nhất.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp giảm glucose trong máu
Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp giảm glucose trong máu

Hội chứng tăng glucose máu hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị nếu phát hiện và tuân theo các chỉ định của bác sĩ. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể biết thêm nhiều thông tin về tình trạng này. Từ đó xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, giúp bảo vệ sức khỏe, tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Array

Chia sẻ

Cholesterol Thấp: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phương Pháp Điều Chỉnh

Cholesterol Thấp: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phương Pháp Điều Chỉnh

Mọi người thường nghe nói đến bệnh cholesterol cao - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì, đau tim,...
Ure Máu Thấp Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Sức Khỏe? [Giải Đáp]

Ure Máu Thấp Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Sức Khỏe? [Giải Đáp]

Không chỉ ure máu cao mới gây nguy hiểm đến sức khỏe mà chỉ số ure máu thấp cũng cảnh...
Xét Nghiệm IgG: Ý Nghĩa Khi Thực Hiện Và Một Số Lưu Ý Cần Nắm

Xét Nghiệm IgG: Ý Nghĩa Khi Thực Hiện Và Một Số Lưu Ý Cần Nắm

IgG là kháng thể có khả năng đi qua nhau thai, giúp bảo vệ thai nhi bằng khả năng miễn dịch....
Xét Nghiệm Nhóm Máu Như Thế Nào? Cách Thực Hiện Bạn Cần Biết

Xét Nghiệm Nhóm Máu Như Thế Nào? Cách Thực Hiện Bạn Cần Biết

Xét nghiệm nhóm máu là điều bất cứ ai cũng phải thực hiện để biết được nhóm máu của mình,...
Có nhiều nguy hiểm với sức khỏe khi chỉ số axit uric tăng cao

TOP 11 Cách Làm Giảm Axit Uric Hiệu Quả Nhất Bạn Nên Biết

Chỉ số axit uric tăng cao ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nếu được...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top