TOP 11 Cách Làm Giảm Axit Uric Hiệu Quả Nhất Bạn Nên Biết
Chỉ số axit uric tăng cao ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nếu được chẩn đoán là axit uric cao, bạn cần có những biện pháp để kiểm soát tốt nồng độ trong máu. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý giúp bạn một số cách làm giảm axit uric đơn giản và mang lại hiệu quả cao.
Những nguy hiểm khi chỉ số axit uric tăng cao
Axit uric (acid uric) là một chất thải bình thường có trong cơ thể con người. Chỉ số axit uric hay ở người trưởng thành bình thường là 7mg/dl. Nếu như chỉ số này cao hơn mức trung bình thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, mắc một số bệnh như:
- Bệnh gout: Đây là bệnh dễ gặp phải nhất nếu chỉ số axit uric trong cơ thể cao hơn mức bình thường
- Suy thận mãn tính: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân bị bệnh suy thận mãn tính có nồng độ axit uric cao hơn bình thường.
- Bệnh sỏi thận: Sỏi thận khiến người bệnh đau quặn thắt ở bụng, lưng, lan xuống bụng, thậm chí đi tiểu ra máu.
- Các bệnh liên quan đến tế bào mạch máu: Nếu axit uric trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng đến chức năng của lớp tế bào nội mạc mạch máu. Điều này giúp giải phóng các gốc tự do, tạo nên những phản ứng viêm mạn tính và ảnh hưởng đến thành mạch.
- Bệnh tim mạch.
- Một số các bệnh lý khác như bệnh lý ngoại mạch vi, mạch cảnh, tiền sản giật, sa sút trí tuệ.
Vì vậy, việc áp dụng các cách làm giảm axit uric là điều cần thiết. Đặc biệt, bạn nên phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng và ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe.
11 cách làm giảm axit uric trong máu
Axit uric trong máu cao gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là 11 cách làm giảm axit uric máu bạn cần biết.
1. Hạn chế thực phẩm giàu purin
Purin có nhiều trong các thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày. Quá trình chuyển hóa thực phẩm giàu purin có thể khiến cơ thể sản sinh ra nhiều axit uric hơn bình thường. Vậy nên cách giảm axit uric tự nhiên bạn có thể sử dụng đó là hạn chế những thực phẩm giàu purin. Lưu ý rằng, bạn chỉ nên giảm chứ không tránh hoàn toàn vì nhiều thực phẩm chứa purin cũng rất cần thiết đối với cơ thể.
Một số thực phẩm có hàm lượng purin có thể kể đến bao gồm:
- Các loại thịt hươu, dê
- Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá cơm,…
- Thực phẩm có chứa nhiều chất béo như thịt xông khói, sản phẩm làm từ sữa, các loại thịt đỏ,…
- Nội tạng động vật.
- Thực phẩm và những đồ uống có chứa nhiều đường
- Các loại đồ uống như rượu, bia…
2. Sử dụng thực phẩm có lượng purin thấp
Sử dụng thực phẩm có hàm lượng purin thấp cũng là một cách làm giảm axit uric trong cơ thể, hoặc ít nhất là tránh tăng thêm. Một số thực phẩm bao gồm:
- Các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo
- Các loại hạt có vỏ cứng
- Sử dụng những loại trái cây và rau củ quả
- Cà phê
- Các sản phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh mì, khoai tây, gạo nguyên hạt,…
3. Tránh uống rượu và đồ uống nhiều đường
Sử dụng quá nhiều rượu bia, đồ uống có đường, nước ngọt có ga là một trong những nguyên nhân gây tăng nồng độ acid uric có trong máu và có liên quan đến những người mắc bệnh gout.
Ngoài ra, sử dụng rượu và nước ngọt cũng có thể gây tăng cân và các vấn đề liên quan đến chuyển hóa.
4. Uống cà phê là cách làm giảm axit uric
Cà phê có thể là một cách làm giảm axit uric, cà phê có thể là một sự lựa chọn dễ dàng. Cà phê nếu được sử dụng hợp lý sẽ làm giảm nồng độ axit uric và ngăn chặn bệnh gout.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ sử dụng 1-3 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm 22% nguy cơ mắc bệnh gout so với những người không dùng cà phê. Điều này do trong cà phê có những chất giúp đào thải axit uric.
5. Bổ sung vitamin C
Nếu bạn đang lo lắng giảm axit uric bằng cách nào, thì có thể bổ sung thêm vitamin C cho cơ thể. Các chuyên gia chỉ ra rằng bổ sung vitamin C có thể làm giảm nồng độ acid uric trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
Tuy nhiên, vitamin C không thể điều trị được hoặc ngăn ngừa bệnh gout, nó chỉ có tác dụng làm giảm acid uric trong máu.
Một số thực phẩm giúp cung cấp lượng vitamin C cho cơ thể bao gồm:
- Cam
- Quýt
- Bưởi
- Dâu tây
- Kiwi
- Rau xanh
6. Cách làm giảm axit uric bằng lá tía tô
Tía tô là loại rau, gia vị quen thuộc, được nhiều người sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày. Loại rau này có khả năng làm giảm nồng độ acid uric. Trong tía tô có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, photpho,… giúp làm ức chế quá trình sản xuất acid uric trong cơ thể.
Ngoài ra những trường hợp bị gout, tía tô như một loại thuốc giảm đau, giúp kháng viêm, chống sưng, viêm khớp hiệu quả. Để giúp giảm axit uric trong máu, bạn nên bổ sung tía tô vào dinh dưỡng hằng ngày.
7. Duy trì cân nặng
Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh gout, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Duy trì một cân nặng ổn định sẽ giúp cân bằng nồng độ axit uric và ngăn chặn bệnh gout.
Thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch dẫn đến tăng axit uric.
Trong khi đó giảm cân đột ngột, đặc biệt là nhịn ăn sẽ làm tăng axit uric máu. Vậy nên bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học, tích cực vận động, nghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo sức khỏe. Không nên giảm cân quá nhanh hoặc nhịn ăn để giảm cân.
8. Cách làm giảm axit uric bằng giấm táo
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng sử dụng giấm táo có thể làm giảm hàm lượng axit uric trong máu. Trong giấm táo có axit malic giúp phá vỡ muối urat và giúp khả năng đào thải axit uric trong cơ thể dễ dàng hơn.
Ngoài ra, sử dụng giấm táo cũng giúp giảm cân, giảm sưng viêm ở các khớp đối với bệnh nhân mắc bệnh gout.
Cách làm giảm axit uric bằng giấm táo: Bạn sử dụng 3 thìa giấm táo pha với 250ml nước ấm và sử dụng sau bữa ăn khoảng 1 tiếng. Không sử dụng khi đang đói bụng. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nước ấm và mật ong pha với giấm táo, uống mỗi ngày 1 lần để giảm nồng độ acid uric.
9. Sử dụng hạt cần tây
Trong cần tây có nhiều chất quý giúp ức chế hoạt động của enzyme xanthin oxidase – đây là chất có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất axit uric ở gan. Hạt cần tây có thể giúp giảm axit uric dư thừa sau 3-6 tuần sử dụng mà không có tác dụng phụ. Đây được coi là một cách hiệu quả giúp điều trị tăng axit uric cũng như ngăn ngừa bệnh gout.
Bạn có thể mỗi ngày ½ muỗng hạt cần tây khô, nhai kỹ và uống thêm với nước để tránh tăng áp lực lên dạ dày.
10. Không sử dụng các thuốc làm tăng acid uric
Trên thực tế, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng và làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc làm ức chế miễn dịch, đặc biệt là với bệnh nhân trước hoặc sau khi ghép tạng
- Thuốc aspirin liều lượng thấp
Tuy nhiên một số loại thuốc này cũng có tác dụng tốt đối với sức khỏe tùy trường hợp. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ngưng hoặc bắt đầu sử dụng chúng.
11. Dùng thuốc giảm axit uric được kê đơn do bác sĩ chỉ định
Cách điều trị axit uric cao bạn có thể tham khảo đó là gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất về sức khỏe. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể sẽ kê đơn một số loại thuốc như Zyloprim, Uloric, Sulfinpyrazone, Anturane, Krystexxa, Rasburicase… Những thuốc này giúp làm giảm lượng axit uric trong máu. Tuy nhiên sẽ có một số tác dụng phụ khi sử dụng bạn cần lưu ý:
- Mệt mỏi, đau đầu, có hiện tượng sốt
- Nước tiểu có máu
- Da bị nổi mẩn đỏ
- Có hiện tượng đau nhức các cơ
Trên đây là một số cách làm giảm axit uric phổ biến và dễ sử dụng. Người bệnh có thể áp dụng những cách này để cân bằng hàm lượng axit uric trong cơ thể. Trong trường hợp không chắc chắn, nên tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ để có những tư vấn và hướng điều trị phù hợp nhất.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!