Xét Nghiệm Cholesterol Là Gì? Định Lượng Chỉ Số Cholesterol Trong Máu

Xét nghiệm Cholesterol là việc mà bất cứ ai cũng nên làm định kỳ, nhằm ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Vậy xét nghiệm chỉ số Cholesterol là gì, vai trò và ý nghĩa của việc xét nghiệm chỉ số Cholesterol như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây!

Xét nghiệm cholesterol là việc cần được thực hiện định kỳ
Xét nghiệm cholesterol là việc cần được thực hiện định kỳ

Xét nghiệm Cholesterol là gì?

Cholesterol là một loại chất béo quan trọng có trong lipid máu, có vai trò quan trọng trong việc dự trữ năng lượng và duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan. Khi xét nghiệm cholesterol, lượng cholesterol ở mức cân bằng thì cơ thể mới bình thường, khỏe mạnh.

Đặc tính của Cholesterol là mỡ và không hòa tan được trong nước. Chính vì thế, chất này cần kết hợp với protein để tạo thành chất lipoprotein, dễ dàng tan và di chuyển trong máu, cùng với máu đi nuôi bộ phận cơ thể.

Do đó, khi xét nghiệm Cholesterol toàn phần, các bác sĩ sẽ phân tích Cholesterol và chia thành 2 loại chính:

  • LDL – C: Cholesterol tỉ trọng thấp, khó tan và vận chuyển trong máu, gây cản trở động mạch, nên thường được gọi là Cholesterol xấu
  • HDL – C: Cholesterol tỉ trọng cao, dễ tan và dễ dàng di chuyển đến các bộ phận cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, đào thải cặn bã, vì vậy được gọi là Cholesterol tốt.

Khi lượng Cholesterol xấu tăng cao, Cholesterol tốt giảm, mỡ máu cũng sẽ tăng, bám vào thành động mạch gây cản trở quá trình lưu thông máu, dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, đau tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…

Do đó, Cholesterol ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cơ thể. Để ngăn chặn những biến chứng không đáng tiếc kể trên, người dân nên khám sức khỏe, xét nghiệm các chỉ số đường huyết, mỡ máu, nhằm kiểm soát định lượng Cholesterol chặt chẽ định kỳ 6 tháng/lần.

Nguyên nhân làm thay đổi nồng độ Cholesterol trong máu

Cholesterol được tổng hợp nên từ 2 nguồn chính: Do gan tự sản xuất và do nguồn thức ăn được cơ thể hấp thụ. Chính vì thế, nguyên nhân ảnh hưởng đến nồng độ Cholesterol cũng đến từ gan và từ thức ăn là chủ yếu. Cụ thể như sau:

  • Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, các loại thịt đỏ, đồ ăn nhanh,… Bên cạnh đó, việc bổ sung ít rau xanh, hoa quả, các loại thịt trắng, các loại cá,… cũng khiến lượng cholesterol xấu tăng cao, cholesterol có lợi suy giảm.
  • Sử dụng rượu, bia, thuốc lá: Khi thăm khám và xét nghiệm cholesterol, các bác sĩ nhận ra những người hay uống rượu, bia, thuốc lá thường có định lượng cholesterol cao hơn hẳn người bình thường. Nguyên nhân do các chất kích thích trên khiến lượng men gan tăng cao, gia tăng quá trình sản xuất cholesterol có hại cho cơ thể.
  • Căng thẳng, stress: Đây là những yếu tố gây mất cân bằng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan. Hoạt động tổng hợp, sản xuất cholesterol diễn ra ở gan cũng bị ảnh hưởng, gây mất cân bằng cholesterol.
  • Thói quen vận động thường xuyên cũng có thể làm thay đổi nồng độ cholesterol trong máu. Những người tập luyện thể thao hàng ngày sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất, tổng hợp cholesterol có lợi và đào thải cholesterol có hại. Ngược lại, những người ít vận động thường có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao, dư thừa cholesterol hơn hẳn.

Xét nghiệm Cholesterol được thực hiện như thế nào?

Đây là một loại xét nghiệm được thực hiện nhằm kiểm tra chính xác các chỉ số Cholesterol, Triglyceride HDL – Cholesterol và LDL – Cholesterol trong máu.

Việc xét nghiệm chỉ số Cholesterol giúp người bệnh phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm
Việc xét nghiệm chỉ số Cholesterol giúp người bệnh phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm

Khi thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu của bệnh nhân, cho vào ống mẫu, đánh ký hiệu và đưa mẫu máu vào trong máy xét nghiệm chuyên dụng. Kết quả thường có sau 1 – 2 giờ, trong đó phân tích kỹ lưỡng từng loại chỉ số cholesterol trong máu người được xét nghiệm.

Xét nghiệm Cholesterol toàn phần là việc làm cần được thực hiện thường xuyên, định kỳ. Bởi xét nghiệm này sẽ giúp dự báo nguy cơ gây ra đột quỵ và một số bệnh về tim mạch, khi mà cơ thể được cung cấp lượng Cholesterol quá nhiều. Vì vậy, xét nghiệm định lượng Cholesterol toàn phần máu có vai trò quan trọng đối với việc đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể con người.

Nếu cholesterol được duy trì ở mức ổn định, cơ thể mới khỏe mạnh, các hoạt động hấp thụ dinh dưỡng, đào thải chất béo dư thừa mới diễn ra bình thường. Chính vì thế, mọi người nên thực hiện xét nghiệm Cholesterol định kỳ để kiểm soát lượng Cholesterol trong cơ thể có cân bằng hay không.

Đánh giá chỉ số qua xét nghiệm cholesterol như thế nào?

Dựa vào kết quả xét nghiệm cholesterol, các bác sĩ sẽ đánh giá chỉ số cholesterol trong máu là cao, thấp hay bình thường:

  • Nồng độ cholesterol cao

Khi chỉ số cholesterol toàn phần cao từ 200 mg/dL trở lên, đồng thời chỉ số cholesterol có hại (LDL) lớn hơn 160 mg/dL, đây là dấu hiệu cảnh báo người đó đã bị gia tăng cholesterol quá mức.

Khi người bệnh có nồng độ cholesterol cao, người bệnh rất có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, suy thận, sỏi mật,… Thậm chí, người mắc chứng cholesterol tăng có khả năng đột quỵ cao gấp 4 lần người bình thường. Việc xét nghiệm cholesterol để kiểm soát xem chỉ số cholesterol của mình có cao không là vô cùng cần thiết trong phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm trên.

  • Nồng độ cholesterol thấp

Định lượng cholesterol thấp khi chỉ số cholesterol có lợi (HDL) nhỏ hơn 40 mg/dL, người đó cần bổ sung cholesterol bởi định lượng cholesterol đang ở mức thấp.

Nếu không có sự điều chỉnh phù hợp về chế độ ăn uống, sinh hoạt, người bệnh dễ mắc chứng suy dinh dưỡng, cơ thể mệt mỏi, dễ trầm cảm, lo âu, tim đập nhanh và cũng có khả năng cao mắc chứng bệnh liên quan đến tim mạch.

  • Nồng độ cholesterol lý tưởng

Theo các bác sĩ, cholesterol đạt mức cân bằng là khi chỉ số cholesterol toàn phần ở mức dưới 200 mg/dL, đồng thời lượng cholesterol có lợi HDL > 60 mg/dL, lượng cholesterol có hại LDL < 100 mg/dL. Đây là nồng độ cholesterol lý tưởng, rất tốt cho cơ thể.

Người có chỉ số cholesterol ở mức này thường khỏe mạnh, sức đề kháng cao và ít mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, gan, thận.

Địa chỉ xét nghiệm Cholesterol UY TÍN – CHUẨN XÁC

Để nhận được kết quả xét nghiệm chỉ số Cholesterol chuẩn xác, nắm rõ tình trạng sức khỏe bản thân, người bệnh cần lựa chọn địa chỉ khám, xét nghiệm uy tín. Bởi rất nhiều trường hợp nhận được kết quả không chính xác, không phát hiện và điều trị kịp thời, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Bệnh viện Quân dân 102 là địa chỉ xét nghiệm Cholesterol uy tín - chuẩn xác
Bệnh viện Quân dân 102 là địa chỉ xét nghiệm định lượng Cholesterol uy tín – chuẩn xác

Trong số các địa chỉ thực hiện xét nghiệm Cholesterol hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quân dân 102 là một trong số những bệnh viện uy tín, được cấp giấy phép của Bộ Y tế và đã được kiểm chứng về mức độ uy tín, chính xác trong thực hiện xét nghiệm định lượng Cholesterol.

  • Bệnh viện được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ quá trình xét nghiệm. Toàn bộ đều được nhập khẩu từ các nước tân tiến như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
  • Quy trình xét nghiệm, bảo quản mẫu đạt chuẩn, đảm bảo an toàn, vệ sinh, không nhiễm khuẩn, giúp kết quả được chính xác nhất.
  • Đội ngũ bác sĩ, y tá, điều dưỡng tại bệnh viện đều là những người có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong việc lấy mẫu, phân tích kết quả xét nghiệm, đồng thời luôn sẵn sàng, tận tâm đưa ra những tư vấn, phương hướng điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân.
  • Chi phí xét nghiệm bình dân, hướng tới phục vụ nhu cầu đông đảo đối tượng người dân, vì sức khỏe cộng đồng.

Lưu ý khi đi xét nghiệm Cholesterol

Các thực phẩm bạn ăn có thể ảnh hưởng tức thời đến kết quả xét nghiệm định lượng cholesterol trong cơ thể. Vì vậy, trước khi thực hiện xét nghiệm, để đảm bảo kết quả có được chuẩn xác nhất, hãy chú ý một vài điểm sau:

  • Nên nhịn ăn trước khi xét nghiệm 9 tiếng, chỉ uống nước lọc. Thông thường, mọi người sẽ đi xét nghiệm vào buổi sáng sớm, sau một đêm để không cảm thấy phải nhịn ăn quá dài.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích như trà, cafe, bia rượu trước ngày xét nghiệm cholesterol bởi chúng có thể khiến lượng cholesterol tăng vọt, dẫn đến kết quả xét nghiệm không chuẩn xác.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về xét nghiệm cholesterol. Đây là việc làm cần thiết trong quá trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân, phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh về tim mạch. Vì vậy, mỗi người dân hãy dành thời gian khám sức khỏe, thực hiện xét nghiệm ít nhất 6 tháng/lần tại cơ sở y tế uy tín.

Array

Chia sẻ

Cách Nhận Biết Nhóm Máu O Nhanh Chóng, Chính Xác Và Cực Đơn Giản

Cách Nhận Biết Nhóm Máu O Nhanh Chóng, Chính Xác Và Cực Đơn Giản

Nhóm máu O là nhóm ảnh phổ biến, chiếm tới gần 50% dân số trên thế giới. Chính vì thế,...
Cách Giảm Ure Trong Máu Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Cách Giảm Ure Trong Máu Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Ure máu tăng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý liên quan đến thận và gan nếu như không được...
Xét Nghiệm GOT Là Gì? Thực Hiện Khi Nào Mới Cho Kết Quả Đúng?

Xét Nghiệm GOT Là Gì? Thực Hiện Khi Nào Mới Cho Kết Quả Đúng?

Hiện nay, số lượng người mắc các bệnh liên quan đến gan ngày càng nhiều hơn. Xét nghiệm GOT là...
Xét Nghiệm IgG: Ý Nghĩa Khi Thực Hiện Và Một Số Lưu Ý Cần Nắm

Xét Nghiệm IgG: Ý Nghĩa Khi Thực Hiện Và Một Số Lưu Ý Cần Nắm

IgG là kháng thể có khả năng đi qua nhau thai, giúp bảo vệ thai nhi bằng khả năng miễn dịch....
Xét Nghiệm NS1 Là Gì, Khi Nào Thực Hiện Và Cần Lưu Ý Gì?

Xét Nghiệm NS1 Là Gì, Khi Nào Thực Hiện Và Cần Lưu Ý Gì?

Xét nghiệm NS1 là xét nghiệm cần thiết, giúp phát hiện kịp thời và chuẩn xác virus sốt xuất huyết...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top