Axit Uric Thấp Là Bao Nhiêu, Có Sao Không & Cách Cải Thiện Hiệu Quả?
Chỉ số axit uric thấp là tình trạng khá nguy hiểm, cảnh báo sức khỏe người bệnh đang có dấu hiệu bất thường. Mỗi người nên hiểu rõ về bệnh lý này để có phương pháp phòng tránh, điều trị thích hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về tình trạng axit uric máu thấp, cũng như sự nguy hại khi chỉ số này thấp hơn mức bình thường.
Chỉ số axit uric thấp là bao nhiêu?
Trước khi tìm hiểu về bệnh lý axit uric thấp, người bệnh cần hiểu rõ chỉ số này là gì. Axit uric là kết quả của quá trình thoái giáng nhân purin trong lượng thức ăn mà chúng ta hấp thụ.
Loại axit này sẽ được cơ thể sử dụng cho việc vận hành các cơ quan. Đồng thời, lượng axit uric dư thừa sẽ hòa lẫn vào máu, sau đó hệ bài tiết sẽ đào thải chúng ra ngoài bằng nước tiểu. Một lượng nhỏ axit uric thừa lại được đào thải thông qua mồ hôi và chất thải.
Axit uric là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe mỗi người. Tùy theo chiều cao, cân nặng mà chỉ số axit uric có thể thay đổi khác nhau. Nếu chỉ số axit uric thấp hơn mức tương ứng với kích thước cơ thể người, đây là dấu hiệu đáng báo động về sức khỏe. Ngược lại, nếu axit uric quá cao cũng có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như gout, suy thận, sỏi thận.
Theo các bác sĩ, chỉ số axit uric ở người bình thường ở trong khoảng 3 – 7 mg/dl. Nếu lượng axit uric trong máu nhỏ hơn 3 mg/dl, người đó đã mắc chứng axit uric thấp. Người dân nên đi thăm khám sức khỏe, xét nghiệm máu định kỳ. Hoặc bạn có thể sử dụng các que thử axit uric tại nhà. Việc này giúp nắm bắt tình trạng axit uric trong cơ thể, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Nguyên nhân nào dẫn đến chỉ số axit uric thấp?
Để có hướng điều trị tình trạng axit uric giảm thấp kịp thời, người bệnh cần được xác định rõ nguyên nhân. Hiện nay, có một số nguyên nhân chính khiến axit uric suy giảm sau:
- Axit uric thấp do cơ thể thiếu muối: Muối là một trong những chất cần thiết để đảm bảo hoạt động của cơ thể. Nếu trong chế độ ăn, bạn ăn đồ quá nhạt dẫn đến cơ thể bị thiếu muối, các hormone kháng sinh không thích hợp sẽ được tiết ra nhiều, dẫn đến lượng axit uric trong máu bị suy giảm.
- Do cơ thể thiếu chất purin: Purin là chất khiến lượng axit uric tăng cao. Với những người không ăn hoặc ăn không đủ hàm lượng purin, cơ thể sẽ bị thiếu hụt axit uric, khiến định lượng acid uric thấp, đặc biệt là những ai thực hiện chế độ ăn kiêng quá mức.
- Do mắc bệnh Wilson và Fanconi: Người mắc bệnh Wilson và Fanconi sẽ dễ gặp vấn đề về hệ bài tiết. Nếu đối với người bình thường, nước tiểu giúp đưa các chất thải ra ngoài dễ dàng thì ở người mắc các bệnh này, chất thải lại bị ngấm ngược vào máu, khiến lượng axit uric suy giảm mạnh.
Axit uric thấp có sao không?
Nhiều người thường nghe nói axit uric cao sẽ dẫn đến bệnh Gout rất nguy hiểm. Nhưng axit uric thấp thì rất hiếm gặp, và tình trạng này cũng có thể dẫn đến các hệ quả nghiêm trọng như:
- Axit uric thấp khiến lượng kali trong máu bị suy giảm mạnh mẽ. Điều này khiến cho người bệnh dễ bị hạ đường huyết, chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống.
- Người bệnh cũng có thể bị đau mỏi cơ thể, nhức xương, khớp, chân tay run rẩy, về lâu dài ảnh hưởng đến khả năng vận động.
- Người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như: chán ăn, mệt mỏi, trầm cảm, không có hứng thú làm việc,…
Do đó, mỗi chúng ta nên chú trọng việc thăm khám sức khỏe, xét nghiệm các chỉ số định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm tình trạng axit uric bất thường. Nếu đã mắc chứng axit uric thấp, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều chỉnh phù hợp.
Cách cải thiện định lượng acid uric thấp
Sau khi đã thăm khám, xác định nguyên nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân. Nếu định lượng acid uric thấp do người bệnh mắc các bệnh lý Wilson, Fanconi, khi các bệnh lý đó đã được điều trị, lượng axit uric trong máu cũng sẽ ổn định trở lại.
Còn nếu chỉ số axit uric thấp do chế độ ăn uống, người bệnh chỉ cần điều chỉnh thực đơn hàng ngày, tăn cường ăn các thực phẩm nhiều muối, purin như:
- Các loại thịt gia cầm, thịt lợn, trâu, bò,…
- Các loại hải sản: Tôm, cua, ghẹ, mực, hàu,…
- Các loại rau xanh, đậu, nấm, giá đỗ,…
Đồng thời, người bệnh cũng nên tích cực tập thể dục, thể thao để giảm thiểu các triệu chứng đau nhức xương khớp, đồng thời thúc đẩy quá trình bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể. Việc thăm khám định kỳ với bác sĩ cũng cần được thực hiện thường xuyên để theo dõi chỉ số axit uric, tránh trường hợp axit uric lại tăng quá cao.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!