Bị Ngứa Da Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Hiện tượng bị ngứa da vào ban đêm tưởng chừng như bình thường, nhưng thực chất đây là biểu hiện của một số bệnh lý ngoài da nguy hiểm. Với tình trạng này, bạn cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân và nên khắc phục các triệu chứng sớm để ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu kỹ về hiện tượng này.
Hiện tượng ngứa da vào ban đêm là gì? Có nguy hiểm không?
Theo nghiên cứu, ở nước Mỹ, có hơn ¼ người trưởng thành bị ngứa da. Những trường hợp xuất hiện các triệu chứng lặp đi lặp lại nhiều lần thường được xếp vào dạng ngứa da mãn tính. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng, có hơn 90% người bị ngứa da mãn tính thường xuyên bị ngứa vào ban đêm, hay nói cách khác triệu chứng ngứa gia tăng nhiều hơn vào ban đêm.
Thực tế, trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng ngứa da vào ban đêm đều liên quan đến các chất kích thích trong môi trường, nhiệt độ cao hoặc đồng hồ sinh học của cơ thể. Đôi khi, người bệnh sẽ cảm thấy cơn ngứa mỗi lúc càng gia tăng, gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và giấc ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được chữa trị sẽ khiến người bệnh cảm thấy uể oải, mệt mỏi, lâu dần sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, để có thể ngăn chặn tình trạng, việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân là yếu tố cần thiết nhất ngay lúc này đối với người bệnh.
Nguyên nhân gây ngứa da về đêm?
Khá nhiều người thường xuyên bị ngứa da vào ban đêm nhưng không biết “thủ phạm” do đâu và xuất phát từ yếu tố nào. Thực tế, có rất nhiều yếu tố gộp lại gây ra tình trạng trên nên khiến quá trình điều trị càng trở nên khó khăn hơn. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng da bị ngứa vào ban đêm điển hình nhất.
Do người bệnh mắc một số bệnh lý ngoài da
Bị ngứa da vào ban đêm là biểu hiện của một số bệnh lý ngoài da nguy hiểm, cụ thể như sau:
- Bị viêm da dị ứng: Người bị viêm da dị ứng thường xuất hiện các triệu chứng như nứt nẻ, da khô, sưng tấy, nổi ngứa. Bệnh dễ tái phát lại nhiều lần, cơn ngứa sẽ gia tăng mạnh khi cơ thể tiếp xúc với các chất kích thích gây dị ứng như dị ứng thời tiết, dị ứng mỹ phẩm hoặc dị ứng thực phẩm.
- Bị viêm da vảy nến: Khi bị viêm da vảy nến, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình như xuất hiện nốt vảy cá trên da, các tế bào da chết xuất hiện dày đặc,… gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt, chúng ảnh hưởng trầm trọng đến giấc ngủ vì cơn ngứa sẽ tăng dần khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với giường, chiếu.
- Mắc bệnh xã hội: Triệu chứng ngứa da còn là biểu hiện của một số bệnh lý xã hội như bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà. Đa phần, những bệnh nhân bị mắc bệnh xã hội thường có biểu hiện ngứa ngáy do tác dụng phụ của thuốc kháng virus.
Một số bệnh lý ở bên trong cơ thể
Bên cạnh các bệnh lý ngoài da nói trên, hiện tượng ngứa da vào ban đêm còn là biểu hiện của một số bệnh bên trong cơ thể. Chẳng hạn như:
- Các bệnh liên quan đến thận, gan: Vai trò thải độc tố của gan sẽ bị suy yếu khi mắc các bệnh lý liên quan đến gan, từ đó gây ra các cơn ngứa khó chịu. Đối với những người mắc các bệnh lý liên quan đến thận cũng tương tự, vai trò đào thải các độc tố, các chất cặn bã qua nước tiểu kém, lâu ngày sẽ khiến cơ thể tích tụ các chất độc gây hại cho sức khỏe.
- Bệnh tiểu đường: Đối với những người bị tiểu đường, mạch máu dưới da sẽ bị ảnh hưởng và tổn thương khi lượng đường trong máu tăng cao, làm cản trở quá trình luân chuyển các chất dinh dưỡng. Từ đó, khiến da dễ bị khô sần và ngứa ngáy.
- Bị sốt hoặc bị các bệnh lý về tay chân miệng: Với những bệnh nhân mắc các bệnh lý này thường sẽ bị ngứa da vào ban đêm. Tuy nhiên, triệu chứng này xuất hiện khi bệnh nhân đã vào giai đoạn gần khỏi bệnh.
Nhịp độ sinh hoạt tự nhiên thay đổi cũng gây ra tình trạng ngứa da
Ngoài các nguyên nhân vừa kể, thêm một yếu tố gây ra tình trạng ngứa da vào ban đêm là những hoạt động tự nhiên bên trong cơ thể. Chẳng hạn như, lưu lượng máu và nhiệt độ cơ thể gia tăng vào ban đêm khiến cho da có cảm giác ấm, từ đó người bệnh cảm nhận được da bị ngứa ngáy nhẹ. Vào ban đêm, cơ thể sẽ giải phóng nhiều cytokine khiến phản ứng viêm gia tăng. Trong khi đó, quá trình sản xuất hormone corticosteroid thì lại giảm.
Mặt khác, khi cơ thể bị thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến da bị ngứa vào ban đêm. Nhất là khi thời tiết nắng nóng, hanh khô, cơ thể thiếu nước nên lớp ẩm bảo vệ da ngưng hoạt động, dẫn đến tình trạng da sẽ bị ngứa.
Điều trị ngứa da vào ban đêm bằng cách nào?
Như đã đề cập ở phần đầu, tình trạng ngứa da sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống sinh hoạt, các mối quan hệ xung quanh cũng như sức khỏe của người bệnh. Hơn nữa, nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Do đó, bạn cần có phương pháp khắc phục ngay từ đầu để hạn chế xảy ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Áp dụng thuốc Tây điều trị ngứa da vào ban đêm
Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc với liều lượng thích hợp. Hầu hết, các loại thuốc được kê toa đều có tác dụng dễ ngủ và giảm ngứa. Ví dụ như:
- Thuốc kháng histamin thế hệ cũ như Promethazine (Phenergan), hydroxyzine (Vistaril), diphenhydramine (Benadryl),…
- Thuốc kháng histamin thế hệ mới như Cetirizine (Zyrtec), exofenadine (Allegra),…
- Thuốc chống trầm cảm như Doxepin (Silenor), mirtazapine (Remeron),…
- Thuốc bôi có chứa Steroid.
Khi sử dụng loại thuốc này, bệnh nhân cần tuân thủ thực hiện theo lời chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tùy ý gia giảm và thay đổi liều lượng sử dụng vì rất dễ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, trong quá trình uống cũng cần quan sát các biểu hiện, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc bệnh nặng hơn thì cần thông báo với bác sĩ kịp thời.
Cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho phù hợp
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây để trị ngứa da, bạn cũng cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt như ăn uống, ngủ nghỉ sao cho phù hợp. Cụ thể như sau:
- Mỗi sáng, bạn nên luyện tập các bài tập nhẹ như thiền, yoga để giải tỏa stress, căng thẳng.
- Trước khi đi ngủ, bạn nên thoa một lớp kem dưỡng ẩm không chứa cồn.
- Cần tiến hành vệ sinh da thường xuyên bằng sữa tắm hoặc xà bông có độ pH phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm bột yến mạch, hoặc baking soda để giảm ngứa ngáy khó chịu.
- Chú ý đảm bảo không gian sống, cân bằng độ ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, các thực phẩm đồ uống dễ gây kích ứng. Thay vào đó, nên ăn nhiều rau xanh để chăm sóc làn da khỏe mạnh, mịn màng hơn.
Những điều mà người bệnh cần lưu ý khi bị ngứa da vào ban đêm
Nếu bạn thường xuyên bị ngứa da vào ban đêm thì cần lưu ý các vấn đề dưới đây:
- Khi đi ngủ không nên mặc quần áo quá chật, thay vào đó, bạn nên mặc quần áo thoải mái và ưu tiên vải cotton hoặc lụa,…
- Luôn cân bằng được nhiệt độ trong phòng ở mức hợp lý.
- Trước khi đi ngủ tuyệt đối không được dùng cafein hoặc chất có cồn, bởi khi hấp thụ những chất này sẽ làm cho mạch máu mở rộng, khiến tình trạng ngứa ngày một trầm trọng hơn.
- Không nên dùng mỹ phẩm kém chất lượng và không rõ nguồn gốc.
- Khi ngứa, bạn không được gãi, vì nếu gãi thì không những không làm giảm cơn ngứa mà còn gây tổn thương da.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến tình trạng bị ngứa da vào ban đêm. Thực tế, rất nhiều người xem thường triệu chứng này nên rất chủ quan, tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời, chúng sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Do đó, ngay từ khi phát hiện, bạn cần thiết lập phương pháp điều trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình huống xấu một cách hiệu quả.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!