Dị Ứng Thời Tiết Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Dị ứng thời tiết nổi mề đay là bệnh lý da liễu khá phổ biến, thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa. Mặc dù không phải bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh hoạt, công việc của người mắc. Chính vì thế để nắm được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả, mọi người nên dành ra ít phút tham khảo bài viết dưới đây cùng Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102.
Dị ứng thời tiết nổi mề đay là gì?
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị dị ứng thời tiết nổi mề đay hiệu quả, chúng ta cần biết chính xác đây là tình trạng gì. Được biết, nổi mề đay chính là phản ứng của mao mạch dưới da, niêm mạc khi tiếp xúc với các dị nguyên. Lúc này cơ thể sẽ sinh ra lượng histamine kết hợp với một số chất làm vỡ liên kết mạch máu, kích thích các dây thần kinh và dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mề đay và dị ứng thời tiết là một trong số đó. Dựa theo các nghiên cứu, bệnh hình thành bởi sự rối loạn miễn dịch trong cơ thể khi có thay đổi thất thường liên quan tới khí hậu. Vì cơ thể chưa kịp thích nghi với những thay đổi này hoặc khả năng phản kháng kém nên dẫn tới hiện tượng nổi mề đay, mẩn ngứa.
Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết nổi mề đay
Dị ứng thời tiết nổi mề đay thường xuất hiện do những nguyên nhân sau:
- Thời tiết thay đổi đột ngột: Khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ làm nhiệt độ, độ ẩm tăng – giảm thất thường. Cơ thể lúc này sẽ rất khó thích nghi kịp thời nên có xu hướng đối kháng bằng cách tạo ra IgE đối kháng. Từ đó làm tăng tình trạng kích ứng, mẩn ngứa và nổi mề đay.
- Thời tiết nhiều gió: Việc tiếp xúc với gió cũng là nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng nổi mề đay. Bởi trong gió có chứa nhiều dị nguyên như nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, khói bụi,… Những yếu tố này sẽ kích thích cơ thể sản sinh kháng thể, thúc đẩy tế bào giải phóng các chất tiền viêm vào da và niêm mạc. Đặc biệt là những trường hợp có hệ miễn dịch – thể trạng kém, người có cha (mẹ) bị dị ứng thời tiết, trường hợp bị căng thẳng, stress kéo dài, người bị rối loạn nội tiết tố hay đang mắc bệnh liên quan tới yếu tố cơ địa như hen suyễn, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng,…
- Thời tiết hanh khô: Nếu nhiệt độ và độ ẩm xuống thấp sẽ khiến da bị khô ráp, bong tróc, nứt nẻ, từ đó khiến hàng rào bảo vệ da không còn hoạt động mạnh mẽ như trước. Vi khuẩn và các dị nguyên lúc này sẽ dễ dàng xâm nhập và kích ứng phản ứng dị ứng.
- Thời tiết quá nóng: Cơ thể sẽ tiết nhiều mồ hôi nếu nhiệt độ quá cao, cùng với đó là cảm giác bí bách, khó chịu. Mồ hôi được bài tiết quá mức sẽ khiến chúng tích tụ ở lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đây chính là nguyên nhân khiến một số trường hợp bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ngoài da.
Triệu chứng nổi mề đay dị ứng thời tiết
Người bị nổi mề đay dị ứng thời tiết sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:
- Mẩn ngứa, phù da, mẩn đỏ: Khi bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết, người bệnh lúc này sẽ thấy trên da xuất hiện các mẩn đỏ. Những nốt mẩn này mọc tập trung thành những vùng lớn hoặc rải rác ra khắp cơ thể. Lúc đầu chỉ vài nốt li ti nhưng sau đó có xu hướng lan rộng ra những vùng da xung quanh.
- Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu: Ngứa ngáy là dấu hiệu nhận biết đặc trưng nhất ở những trường hợp bị dị ứng, nổi mề đay. Những biểu hiện này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào chiều tối, đêm khiến người bệnh khó chịu và dễ bị mất ngủ, khó ngủ. Việc ngứa ngáy khiến mọi người có xu hướng cào gãi nhiều, nhưng chính điều này lại khiến bệnh thêm trầm trọng, vi khuẩn cũng từ đó có cơ hội tấn công và gây ra tình trạng bội nhiễm.
- Dị ứng có vảy: Đây chính là triệu chứng sau khi da xuất hiện mẩn ngứa sẽ hình thành vảy bong tróc trên bề mặt da. Điều này khiến da trở nên nổi trội hơn so với vùng da còn lại, nhìn rất mất thẩm mỹ.
- Triệu chứng khác: Bên cạnh những triệu chứng nêu trên, người bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết cảm thấy mệt mỏi, sưng phù môi, nhịp tim rối loạn, một vài trường hợp còn xuất hiện mụn nước,…
Nổi mề đay do dị ứng thời tiết có tự khỏi được không?
Như những thông tin vừa chia sẻ, dị ứng thời tiết có liên quan tới chức năng hoạt động của hệ miễn dịch. Vì thế, tình trạng này có thể biến mất sau khi vài giờ hoặc vài ngày bùng phát bệnh. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị tái phát nhiều lần với các triệu chứng diễn biến phức tạp. Lúc này, nếu không có biện pháp điều trị và can thiệp sớm sẽ rất khó có thể tự khỏi.
Trường hợp bị bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần nhưng không có biện pháp điều trị phù hợp có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm, phù mạch, thậm chí là sốc phản vệ.
Cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay
Trên thực tế, phần lớn các trường hợp bị dị ứng thời tiết nổi mề đay sẽ khởi phát đột ngột và biến mất sau vài giờ hoặc sau 1 ngày. Tuy nhiên, nếu trước đây bạn đã từng gặp phải tình trạng này thì nên cẩn trọng. Đồng thời có thể tham khảo một số biện pháp điều trị theo hướng dẫn sau đây:
Cải thiện tình trạng tại nhà
Để làm xoa dịu các triệu chứng cũng như tránh để bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tình trạng tại nhà như sau:
- Dùng nước tắm mát trong trường hợp bị dị ứng do thời tiết nóng và tắm nước ấm trong trường hợp ngược lại (do dị ứng thời tiết lạnh). để làm sạch dị nguyên, mồ hôi trên da một cách nhanh chóng, hiệu quả.
- Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa vitamin E, B5, kẽm để làm dịu da, giảm ngứa nhanh chóng. Bên cạnh đó, những sản phẩm dưỡng ẩm có chứa những thành phần nêu trên còn giúp da phục hồi nhanh, đồng thời hạn chế các tổn thương khác.
- Trong trường hợp da bị viêm đỏ, phù nề nặng, các bạn có thể chườm khăn lạnh từ 1 – 2 lần/ngày trong khoảng 15 phút. Không nên chườm quá lâu vì chúng có thể gây tổn thương lạnh.
- Mọi người cũng nên tích cực bổ sung những thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C cao thông qua việc ăn dâu tây, cam, quýt, bưởi, cà chua,… để tăng cường thể trạng cũng như thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Áp dụng mẹo dân gian
Mặc dù các mẹo dân gian không có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng do dị ứng thời tiết nổi mề đay gây nên như thuốc tân dược. Tuy nhiên chúng có thể hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng hiệu quả, an toàn.
- Tắm bằng nước lá tía tô: Lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, xay nhuyễn rồi cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước để tắm với tần suất ngày 1 lần.
- Dùng 1 nắm lá hẹ tươi, rửa sạch rồi đun sôi với nước để tắm tương tự như cách đầu tiên.
- Ngoài ra bạn cũng có thể dùng đu đủ xanh gọt vỏ, thái miếng rồi cho vào nồi vài lát gừng, chút giấm rồi đun tới khi đu đủ chín nhừ, đặc quánh. Dùng hỗn hợp thu được thoa lên vùng da bị nổi mề đay 2 lần vào sáng và tối để giảm cảm giác ngứa ngáy.
Dùng thuốc Tây
Với những trường hợp xuất hiện các triệu chứng kéo dài gây ra những tổn thương nghiêm trọng thì bệnh nhân cần tới bệnh viện thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tại đây, sau khi thăm khám kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân để kê một số đơn thuốc như sau:
- Thuốc bôi ngoài da: Được dùng bằng cách thoa trực tiếp lên bề mặt da nhằm giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, làm dịu da rất tốt.
- Thuốc corticoid: Sẽ được chỉ định dùng ở dạng viên nang uống hoặc dung dịch tiêm cho những trường hợp bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết nặng.
- Thuốc kháng histamin thế hệ 2: Loại thuốc này mang tới tác dụng trực tiếp ở khu vực da bị mề đay nhằm ngăn bệnh phát triển nghiêm trọng hoặc tái phát nhiều lần. Những thuốc kháng histamin thế hệ 2 sẽ được kê đơn trong trường hợp này gồm có Cetirizine, Loratadine, Levocetirizine,…
- Thuốc chứa Azithromycin: Tương tự như corticoid, thuốc chứa Azithromycin cũng được dùng trong những trường hợp nặng với những triệu chứng dai dẳng, kéo dài.
Lưu ý khi bị dị ứng thời tiết nổi mề đay
Ngoài việc nắm được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dị ứng thời tiết nổi mề đay, để tránh để bệnh chuyển nặng, tái phát nhiều lần, các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần tránh tiếp xúc với các tác nhân có khả năng gây kích ứng như chất tẩy rửa, khói bụi, nấm mốc, thực phẩm dễ gây dị ứng, lông động vật,…
- Không gãi, chà xát, cào mạnh nên vùng da đang bị dị ứng, nổi mề đay. Bởi điều này có thể làm da bị trầy xước, tổn thương thêm, từ đó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Bạn càng gãi nhiều, cảm giác ngứa ngáy càng dữ dội và vùng da bị tổn thương càng lan rộng.
- Nên giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, mặc quần áo thoáng mát khi bước vào mùa hè.
- Vệ sinh cơ thể mỗi ngày với nước ấm, không dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng để tắm.
- Ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, khoa học để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, giúp bệnh chóng khỏi.
- Đồng thời nên hạn chế ra ngoài đường nếu không cần thiết, nếu buộc phải đi hãy che chắn, mặc quần áo dài tay để bảo vệ cơ thể tốt hơn.
Dị ứng thời tiết nổi mề đay mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây không ít phiền toái cho cuộc sống, công việc và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Vậy nên mọi người nên chủ động phòng tránh bệnh, đồng thời không nên chủ quan trong việc điều trị bệnh để tránh các biến chứng cũng như ngừa bệnh tái phát, tiến triển thành bệnh mãn tính hiệu quả.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!