Nổi mề đay sưng môi là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Nổi mề đay sưng môi là bệnh da liễu có thể gặp ở mọi đối tượng. Nguyên nhân có thể là do dị ứng mỹ phẩm, dị ứng với thuốc hay do thiếu hụt chất ức chế C1… Mặc dù đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng tình trạng này khiến nhiều người tự ti, khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày. Vậy, phương pháp điều trị và phòng tránh nổi mề đay sưng môi là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Nổi mề đay sưng môi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nổi mề đay sưng môi là một triệu chứng thuộc nhóm bệnh mề đay phù mạch. Cũng giống như nhiều bệnh dị ứng, mề đay khác, tình trạng này khiến người bệnh thấy khó chịu, ngứa ngáy, sưng môi trên.

Nổi mề đay sưng môi tuy không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới giao tiếp, ăn uống của người bệnh
Nổi mề đay sưng môi tuy không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới giao tiếp, ăn uống của người bệnh

Thông thường, bệnh mề đay sẽ tác động chủ yếu tới mặt, môi. Sau vài ngày, bệnh tiến triển, gây phù mạch ở lưỡi, mí mắt hay cơ quan sinh dục…Trong những trường hợp bệnh nặng có thể gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp, hệ tiêu hóa. Nếu các triệu chứng này không được xử lý kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Theo nhận định thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa II Lê Phương (Phó GĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện, nguyên PGĐ bệnh viện YHCT Hà Đông), bệnh nổi mề đay sưng môi là bệnh da liễu có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Tuy nhiên, những người có sức đề kháng kém, có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng, có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Với những người có bệnh lý nền về đường tiêu hóa, hô hấp, bệnh u lympho, lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp cũng có khả năng cao mắc bệnh hay lây nhiễm.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nổi mề đay sưng môi

Nền y học hiện nay chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh mề đay sưng môi. Tuy nhiên, qua nhiều lần thăm khám và dựa vào tình trạng, triệu chứng của người bệnh mà các bác sĩ có đưa ra một vài kết luận phỏng đoán về căn nguyên bệnh như sau:

Dị ứng cấp tính: Người bị dị ứng với hóa chất, hải sản, trứng, sữa, lông động vật, khói bụi… cũng có thể bị mề đay sưng môi. Chính vì vậy, người bệnh cần hạn chế sử dụng hay tiếp xúc với các tác nhân này.

Dị ứng với thuốc: Thuốc Tây y thường mang lại hiệu quả chữa bệnh nhanh nhưng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là một số loại thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng sinh, huyết thanh… có thể gây sưng phù, ngứa ngáy ở cổ tay, cổ chân, môi, mắt. Từ đó, khiến người bệnh khó chịu trong việc ăn uống, giao tiếp của người bệnh.

Dị ứng với mỹ phẩm: Với việc sử dụng mỹ phẩm chất lượng kém, không rõ nguồn gốc cũng có thể khiến người bệnh bị dị ứng, nổi mẩn ngứa, sưng tấy. Trường hợp này thường gặp ở nữ giới, nghệ sĩ, những người tiếp xúc nhiều với mỹ phẩm.

Dị ứng với thời tiết, môi trường: Bụi bặm, không khí ô nhiễm, hanh khô cũng là một trong những nguyên nhân gây dị ứng da. Tình trạng này có thể khiến người bệnh phù mạch, nổi mẩn đỏ kèm với khó thở, viêm đường hô hấp.

ĐỌC NGAY: Chuyên gia chỉ cách xử lý nổi mề đay dù dai dẳng mấy cũng được loại bỏ

Không khí ô nhiễm cũng có thể làm ngứa, kích ứng da
Không khí ô nhiễm cũng có thể làm ngứa, kích ứng da

Di truyền: Nếu cha mẹ xuất hiện gen bất thường khiến protein trong máu bị thiếu hụt, dẫn đến sưng môi thì con cái cũng có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là nguyên nhân hiếm gặp.

Mắc bệnh về viêm đường ruột: Tình trạng môi trên bị phù có thể là triệu chứng của bệnh Crohn. Khi bị Crohn, bệnh nhân không chỉ bị viêm đường ruột mà còn khiến các ống bạch huyết trên cơ thể sưng tấy.

Mắc bệnh u nhầy miệng: U nhầy miệng được biết đến là một dạng tổn thương lành tính ở vùng khoang miệng. Nguyên nhân là do tổn thương niêm mạc miệng. Biểu hiện của bệnh là sưng phù môi trên, nổi mẩn ngứa. Nếu không giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận, ăn uống khoa học sẽ khiến cho tình trạng bệnh kéo dài nghiêm trọng.

Thiếu hụt chất ức chế C1 dẫn đến nổi mề đay gây sưng môi: Khi cơ thể người bệnh thiếu hụt chất ức chế C1 sẽ dẫn đến tình trạng sưng môi, ngứa ngáy.

Triệu chứng nổi mề đay sưng môi

TTƯT, BSCKII Lê Phương cho biết, mỗi giai đoạn khác nhau mà bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau. Chính vì vậy, người bệnh cần chủ động tìm hiểu thông tin, nhận diện chính xác các triệu chứng bệnh để có biện pháp phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Một số dấu hiệu để nhận biết bệnh nổi mề đay sưng môi có thể kể đến như:

  • Phù môi trên: Môi trên bị phù nề, gia tăng kích thước kèm triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy khó chịu.
  • Nổi mẩn ngứa trên da: Tại một số vùng da trên cơ thể như: Chân tay, cổ, lưng bụng… xuất hiện các nốt ngứa, đỏ có kích thước nhỏ. Một số trường hợp bệnh nặng gây nổi mề đay toàn thân khi các nốt ngứa quá nhiều và liên kết lại với nhau.
  • Cảm giác da đỏ nóng: Có nhiều người có biểu hiện rát da, nóng đỏ. Các nốt ngứa thường có màu trắng hoặc màu hồng.
  • Với người bị nổi mề đay sưng môi do di truyền, người bệnh có thể bị suy giảm thị lực, bồn chồn lo lắng kèm đau đầu, khó thở…
  • Bệnh phù mạch ở môi nếu bị kéo dài có thể lan xuống đường tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy.
  • Có một vài trường hợp, phù nề lan rộng tới lưỡi, họng gây khó thở, thậm chí dẫn đến ngạt thở, tử vong.

[pr_middle_post]

Nổi mề đay sưng môi kèm theo hiện tượng khó thở
Nổi mề đay sưng môi kèm theo hiện tượng khó thở

Cách điều trị bệnh nổi mề đay sưng môi

TTƯT, BSCKII Lê Phương nhận định, nổi mề đay sưng môi là bệnh lý không quá nguy hiểm, có thể tự khỏi trong 24 – 72 giờ. Tuy nhiên, để giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa bệnh tái phát thì người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị bệnh sau:

Điều trị nổi mề đay sưng môi tại nhà

Với những trường hợp tình trạng bệnh không nghiêm trọng, người bệnh có thể xử lý bệnh mề đay mẩn ngứa tại nhà bằng những cách sau:

  • Chườm lạnh: Lấy một cái khăn bọc vài viên đá nhỏ rồi chườm lên vùng cơ thể bị tổn thương. Thực hiện từ 10-15 phút để giảm cảm giác ngứa, dịu da và co các mao mạch.
  • Tắm lá bạc hà: Đun lá bạc hà để lấy nước tắm, chà xát phần bã lên vùng da bị tổn thương để làm giảm viêm, dịu phần da bị sưng nóng, ngăn ngừa bội nhiễm. Do đặc tính mát, nên cách chữa bệnh bằng phương thức này thích hợp với người bị mề đay do nhiệt độ cao hoặc mề đay Cholinergic.
  • Chữa nổi mề đay sưng môi bằng rau má: Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, giải độc. Chính vì vậy, chữa bệnh bằng rau má thích hợp với những người nổi mề đay do uống rượu bia, dị ứng thực phẩm hay nổi mề đay do nhiệt.
  • Lá hẹ: Lá hẹ là cây thuốc nam quý, có tính ấm, tác dụng hành khí, tán ứ, trừ thực tích. Do đó, đây là thảo dược được nhiều người tin dùng để chữa chứng nổi mề đay do ăn phải thực phẩm lạnh.
  • Lá khế: Đun nước lá khế tắm để chữa bệnh nổi mề đay được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Theo quan niệm Đông y, là khế có tính bình, vị chua, có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa, sát khuẩn nhẹ.

Sử dụng thuốc Tây

Dùng thuốc Tây y là một biện pháp chữa bệnh mang lại hiệu quả tức thì, nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, thầy thuốc.

  • Thuốc kháng Histamin: Đây là thuốc đặc trị bệnh nổi mề đay sưng môi, có tác dụng giảm ngứa ngáy, sưng tấy và ức chế các tế bào giải phóng histamin.
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc được chỉ định cho những đối tượng bệnh nhân bị phù nề ở môi, mí mắt. Ở giai đoạn bệnh còn nhẹ, người bệnh chỉ nên dùng corticosteroid liều thấp để làm dịu da, giảm ngứa, giảm sưng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc chỉ được dùng trong những trường hợp bệnh nhân không thể sử dụng các loại thuốc nêu trên. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng để thuốc phát huy tác dụng mà không gặp phải tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Dùng thuốc Tây y chữa nổi mề đay sưng môi mang lại hiệu quả tức thì
Dùng thuốc Tây y chữa nổi mề đay sưng môi mang lại hiệu quả tức thì

Trong lúc dùng thuốc chữa mề đay mẩn ngứa, nếu người bệnh có dấu hiệu sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng thì lập tức tiêm Epinephrine để kiểm soát tình trạng bệnh.

Địa chỉ khám và điều trị bệnh nổi mề đay sưng môi

Nổi mề đay sưng môi tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng khó xác định được tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, bạn đọc cần tìm địa chỉ uy tín thăm khám để sớm tìm ra nguyên nhân, xử lý kịp thời.

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị mề đay được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn

Nhắc đến cơ sở điều trị mề đay mẩn ngứa uy tín, an toàn, hiệu quả, nhiều người nhắc ngay đến phòng khám Nhất Nam Y Viện. Đơn vị này được vinh danh giải thưởng “TOP 20 thương hiệu nổi tiếng hàng đầu năm 2020” nhờ những đóng góp to lớn cho nền y học cổ truyền nước nhà.

Bên cạnh đó, Nhất Nam Y Viện được người bệnh tin tưởng đến thăm khám và điều trị bệnh mề đay là vì:

  • Địa chỉ quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm: Nhất Nam Y Viện là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về YHCT có 30 – 40 năm kinh nghiệm khám và điều trị mề đay.
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị thăm khám và điều trị khang trang, hiện đại.
  • Thủ tục đăng ký khám chữa bệnh tại Nhất Nam Y Viện đơn giản, nhanh chóng, người bệnh không phải chờ đợi.
  • Sở hữu bài thuốc đặc trị mề đay Tiêu Ban Hoàn Bì Thang cho hiệu quả cao và toàn diện.
  • Chi phí điều trị rõ ràng, công khai.
  • Được báo Thương hiệu và Pháp luật đưa tin về hiệu quả điều trị mề đay.

Nếu độc giả nào muốn tìm hiểu thêm về Nhất Nam Y Viện cũng như muốn được tư vấn, thăm khám, kê đơn điều trị giải quyết nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh mề đay vui lòng liên hệ:

NHẤT NAM Y VIỆN

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội 
  • Hotline: 024.8585.11020888.598.102
  • Fanpage: Đông y Nhất Nam Y Viện
  • Website: www.nhatnamyvien.com

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường nổi tiếng với hơn 150 hành nghề chữa bệnh. Hiện nay, nhà thuốc đang hoạt động và phát triển dưới sự lãnh đạo của lương y Đỗ Minh Tuần. Nhà thuốc chuyên trị các bệnh nam khoa, xương khớp và đặc biệt là vấn đề da liễu.

Hà Nội:

  • Địa chỉ : Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
  • Điện thoại: 0963.302.349- (024).625.36.649.

Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ : Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0932.088.186 – 0938.449.768

Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc

Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc được coi là cơ sở y tế chữa mề đay bằng Đông y nổi tiếng nhất miền Bắc. Ở đây có rất nhiều bác sĩ y học cổ truyền giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám chữa bệnh. Hơn thế nữa, trung tâm cũng được trang bị cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đảm bảo cho việc điều trị nhiều ca bệnh cùng lúc.

Hiện tại, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc đang có 3 chi nhánh đặt ở Hà Nội, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

  • Cơ sở Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 đường Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Cơ sở Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long, Quảng Ninh.
  • Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thời gian: Từ 8h-17h30

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện công hàng đầu ở miền Bắc. Đây là nơi quy tụ nhiều giáo sư, bác sĩ giỏi có tay nghề cao trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt, khoa da liễu- Bệnh viện Bạch Mai đang chú trọng đầu tư nhiều thiết bị công nghệ hiện đại như: Laser YAG, Laser IPL, Laser Ruby nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người nổi mề đay sưng môi.

  • Địa chỉ: Số 78 Giải phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Số điện thoại: (84)24 3869 3731 – (84)24 3869 1607
  • Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần. Sáng (6h30-12h), chiều( 13h30-18h).

Lời khuyên dành cho người bị nổi mề đay sưng môi

TTƯT, BSCKII Lê Phương khuyến cáo, bên cạnh việc dùng thuốc để chữa điều trị, người bị nổi mề đay sưng môi cần phải lưu ý những nguyên tắc sau:

  • Tránh xa các tác nhân gây bệnh dị ứng, nổi mề đay như: Bụi bẩn, hóa chất, hải sản, không khí ô nhiễm..
  • Giữ cho cơ thể sạch sẽ, mỗi ngày tắm từ 1-2 lần. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái tránh gây kích ứng da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, qua chế biến nhiều lần.
  • Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần hạn chế uống rượu bia, thuốc lá hay chất kích thích tương tự để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để việc chữa bệnh hiệu quả hơn.
  • Uống ít nhất 2l nước mỗi ngày để cơ thể loại bỏ độc tố ra ngoài, giúp làm đẹp và khỏe da, hạn chế ảnh hưởng của các tác động xấu từ bên ngoài.
  • Không gãi lên vùng da bị tổn thương để tránh làm rách da, nhiễm trùng…
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Nếu bị mề đay thì người bệnh cần che chắn kỹ càng trước khi ra đường. Sử dụng kem chống nắng, đội mũ áo cẩn thận để làm thuyên giảm tình trạng bệnh.

Trên đây là những thông tin bổ ích về bệnh nổi mề đay sưng môi. Bạn đọc có thể tham khảo, trang bị thêm kiến thức để phòng tránh bệnh da liễu này. Người bệnh chú ý không nên dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và hiểu được thể trạng bệnh rồi mới sử dụng thuốc.

Chia sẻ

Triệu chứng

Giải Mã Công Dụng Các Vị Thuốc “VÀNG” Trong Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Tiêu ban hoàn bì thang là bài thuốc đặc trị mề đay nổi tiếng nhờ giúp hơn 30.000 bệnh nhân...

Bác Sĩ Lê Phương Chữa Mẩn Đỏ, Ngứa Da Có Hiệu Quả Không?

Bác sĩ Lê Phương hiện đang nắm giữ cương vị Phó Giám đốc chuyên môn tại Nhất Nam Y Viện....
Quy trình thăm khám Đông - Tây y hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh thoát vị đĩa đệm

Bí Quyết Chữa DỨT ĐIỂM Mề Đay Khi Mang Thai AN TOÀN Từ Thảo Dược

Lần đầu mang thai, niềm vui chưa được bao lâu, chị Vũ Ngọc Diệp (29 tuổi, Hà Nội) đã phải...

Đánh Giá Của Người Bệnh Về Bài Thuốc Mề Đay Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Với những ưu điểm về hiệu quả điều trị, mức độ an toàn, lành tính, Tiêu Ban Hoàn Bì Thang...

Liệu trình chữa nổi mề đay an toàn, hiệu quả của Nhất Nam Y Viện

Nhất Nam Y Viện là đơn vị nổi tiếng hiện nay nhờ điều trị bệnh bằng các phương pháp, bài...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top