Nguyên Nhân Ngứa 2 Bên Háng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Ngứa 2 bên háng khá phổ biến và dễ bắt gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là hệ quả của việc vệ sinh không sạch sẽ nhưng cũng có thể là lời cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn đọc tất cả các thông tin về tình trạng trên cũng như nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Nguyên nhân gây ngứa 2 bên háng
Háng hay bẹn là khu vực da nhạy cảm, dễ bị kích thích gây ngứa ngáy, khó chịu. Ngứa ở 2 bên háng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nấm, virus và vi khuẩn ký sinh là tác nhân chính gây bệnh. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến khiến 2 bên háng bị ngứa, bạn có thể tham khảo:
Ngứa do bị nấm háng
Hai bên háng thường xuyên ẩm ướt, là môi trường lý tưởng để 2 loại nấm da Trichophyton và Epidermophyton xâm nhập gây nấm háng. Đặc trưng của bệnh lý này là các nhát da đỏ, uốn lượn kèm mụn nước, gây ngứa ngáy dữ dội ở 2 bên háng. Nấm háng ngày càng trở nặng khi người bệnh thường xuyên mặc đồ lót hoặc quần jean bó sát. Nếu không chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thì bệnh có thể tái phát lại nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Ngứa do bị hắc lào
Bị nổi mẩn ngứa 2 bên háng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ mắc bệnh hắc lào. Bệnh lý này do nấm Dermatophytes gây ra, mang lại cảm giác ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt vào ban đêm. Nếu trì hoãn điều trị lâu thì hắc lào càng lan rộng sang vùng da khỏe mạnh khiến người bệnh có nguy cơ bị bội nhiễm cao. Lúc này, không chỉ ngứa trên da mà trên háng người bị hắc lào còn xuất hiện thêm nhiều nốt mụn nước nhỏ li ti chảy mủ kèm sốt nhẹ và nhiễm trùng da.
Mắc bệnh ghẻ gây ngứa háng
Bệnh ghẻ là một trong những nguyên nhân chính gây ngứa 2 bên háng nhất định không được bỏ qua. Ghẻ ở háng thường gây ra bởi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei. Người bị ghẻ sẽ xuất hiện nhiều mẩn đỏ kèm cảm giác ngứa ngáy kéo dài và nặng hơn vào ban đêm làm mất ngủ. Ngoài ra, bệnh lý này còn có thể xuất hiện ở vùng lưng, ngón tay hoặc lan rộng sang những khu vực da khác nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách.
Hăm háng gây ngứa
Hăm háng không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà người lớn cũng rất dễ mắc phải. Nguyên nhân gây bệnh thường do thói quen vệ sinh không sạch sẽ hoặc đùi to làm chèn ép vùng háng. Ngoài cảm giác ngứa ngáy ở 2 bên háng, người bị hăm còn xuất hiện cảm giác nóng rát, bị lở loét, ứ dịch, nặng hơn là bội nhiễm nấm.
Dị ứng mỹ phẩm
Dùng sản phẩm tắm gội không phù hợp, chứa các thành phần độc hại gây kích ứng cũng dẫn đến ngứa da, trong đó có cả ngứa háng. Ngoài ra, các dòng kem dưỡng da toàn thân, phấn rôm,… không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng dẫn đến tình trạng tương tự.
Mắc các bệnh liên quan bộ phận sinh dục
Một vài bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục cũng có thể gây ngứa 2 bên háng ở nam và nữ giới như viêm niệu đạo, viêm âm đạo, mụn rộp dương vật, hẹp bao quy đầu, mụn cóc sinh dục,…. Nguyên nhân gây ra các bệnh lý này do vi khuẩn, nấm bên ngoài xâm nhập hoặc quan hệ tình dục không an toàn.
Ngoài ngứa ngáy, người bệnh còn có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như tiểu dắt, tiểu buốt, khí hư bất thường ở nữ giới, xuất tinh sớm hoặc không thể xuất tinh đối với nam giới,…. Nếu không phát hiện và điều trị đúng cách thì bệnh sẽ lan rất nhanh, ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng và khả năng sinh sản.
Dị ứng nước
Nếu nguồn nước bạn sử dụng hàng ngày không đảm bảo vệ sinh sẽ gây hại cho da, nhất là khu vực da mỏng và dễ bị kích ứng như háng, vùng kín,…. Dị ứng nước thường gặp phải khi đổi chỗ ở, sử dụng nguồn nước mới hay vui chơi bơi lội ở bể nước công cộng.
Ngứa 2 bên háng nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Ngứa 2 bên háng ở nam hay nữ là bệnh ngoài da, không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu chủ quan, không điều trị có thể để lại biến chứng khó lường như:
- Giảm chất lượng “cuộc yêu”: Cảm giác ngứa 2 bên háng dữ dội và thường xuyên khiến người bệnh mất tự tin trước bạn tình, làm mất hứng khi “yêu”.
- Mắc bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục: Trường hợp 2 bên háng bị ngứa kéo dài khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, nam khoa như viêm niệu đạo, viêm bao quy đầu, nấm âm đạo,….
- Trầm cảm, tự ti: Ngứa ngáy háng liên tục làm người bệnh mất tập trung, không thể kiềm chế và muốn gãi ngay ở nơi công cộng. Không những thế, ngứa kéo dài vào ban đêm còn gây mất ngủ, mệt mỏi, là tiền đề của trầm cảm.
Đa số trường hợp ngứa 2 bên háng sẽ được cải thiện khi áp dụng phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách. Nhưng nếu ngứa háng đi kèm các triệu chứng sau thì bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám để có hướng điều trị phù hợp:
- Ngứa háng kèm nổi mẩn đỏ li ti, phân bổ theo từng mảng.
- Vùng háng bị ngứa xuất hiện mùi hôi khó chịu.
- Ngứa háng kéo dài suốt 1 tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bị sốt, chảy dịch hôi, mưng mủ, nghi bị bội nhiễm.
- Ngứa kéo dài gây mất ngủ triền miên, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và chất lượng cuộc sống hàng ngày.
- Vùng da ở háng cảm giác bỏng rát, dễ trầy xước.
Cách điều trị ngứa 2 bên háng an toàn, hiệu quả
Tùy vào mức độ và nguyên nhân ngứa, người bệnh sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp chữa ngứa 2 bên háng phổ biến nhất hiện nay gồm mẹo dân gian và thuốc Tây y.
Dùng mẹo chữa tại nhà
Trường hợp ngứa nhẹ, không kèm dấu hiệu lở loét, nhiễm trùng, người bệnh có thể áp dụng một vài mẹo dân gian dưới đây để tự điều trị tại nhà:
- Sử dụng tỏi tươi: Trong tỏi chứa hoạt chất diallyl sulfide và allicin giúp kháng viêm, giảm ngứa hiệu quả nên được lựa chọn làm “thần dược” chữa ngứa ngáng. Chỉ cần bóc bỏ vỏ 3-5 tép tỏi tươi, rửa sạch mang đi xay/giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng da háng bị tổn thương. Để khoảng 5 phút, bạn sẽ nhận thấy thay đổi rõ rệt.
- Dùng nước cốt chanh: Dùng nước cốt chanh nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng da háng bị ngứa giúp kháng viêm, kháng khuẩn cực hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng thoa vào vùng da bị hở hoặc xuất hiện mụn, mẩn đỏ.
- Chữa ngứa háng bằng mật ong: Vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng háng bị ngứa, lấy bông tẩy trang hoặc bông tăm thấm mật ong rồi thoa trực tiếp lên khu vực ngứa. Sau khoảng 5-10 phút, rửa sạch da với nước. Chất kháng viêm tự nhiên trong mật ong giúp cải thiện nhanh tình trạng ngứa và viêm da háng.
- Dùng lá trầu không và bồ kết: Lấy khoảng 20 lá trầu không cùng 10 quả bồ kết rửa sạch rồi đun với 5 lít nước. Sau khi sôi khoảng 10-15 phút thì chắt bỏ bã, để nguội và dùng nước để vệ sinh sạch sẽ vùng háng bị ngứa. Đây là một trong các mẹo dân gian từ lâu đời, chuyên trị nổi mẩn, ngứa hoặc viêm da thể nhẹ.
Lưu ý, trước khi áp dụng các mẹo trên, người bệnh phải vệ sinh sạch sẽ vùng háng bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý và lau khô bằng khăn bông mềm. Đồng thời, nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên an toàn, lành tính nhưng mang đến hiệu quả khá chậm, người bệnh cần kiên trì, không ngắt quãng thời gian điều trị.
Dùng Tây y chữa ngứa háng
Trường hợp 2 bên háng bị ngứa kèm viêm ở mức độ nặng, mẹo dân gian không mang lại hiệu quả, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một vài loại thuốc Tây dưới đây:
- Dạng viên uống: Với người bị ngứa háng dữ dội kèm nguy cơ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống kèm thuốc bôi để giảm nhanh cơn ngứa. Một số loại thuốc uống như thuốc giảm đau, chống viêm, nhóm kháng Histamin H1, thuốc bổ sung vitamin A, C, E,….
- Dạng thuốc bôi: Hồ nước, nhóm thuốc chứa corticoid, kháng sinh tại chỗ, thuốc tím là những loại thuốc bôi trị 2 bên háng bị ngứa thường được bác sĩ kê đơn. Chúng sẽ giúp làm dịu nhanh cơn ngứa, mẩn đỏ và giảm kích ứng da hiệu quả.
Lưu ý, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn và liều lượng bác sĩ kê, tuyệt đối không lạm dụng, tự ý tăng giảm liều hoặc dừng thuốc gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đồng thời, nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường thì người bệnh cũng nên dừng thuốc ngay lập tức và liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất.
Các cách phòng ngừa ngứa 2 bên háng
Tuy không gây nguy hiểm nhưng ngứa 2 bên háng khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Thường xuyên tắm gội sạch sẽ, giữ da khô thoáng, đặc biệt là những vùng da kín, nhạy cảm và dễ bị tổn thương như vùng háng, mông,….
- Lựa chọn và sử dụng những loại sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội, sữa tắm,… chiết xuất từ tự nhiên, chứa ít thành phần hóa học độc hại, tính tẩy rửa nhẹ để tránh gây kích ứng da.
- Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, hạn chế mặc đồ bó sát người trong suốt thời gian dài khiến da bị bí và ngứa, đặc biệt quần jean bó.
- Uống đủ nước, bổ sung rau xanh, trái cây và thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, chất xơ vào thực đơn mỗi ngày.
- Quan hệ tình dục an toàn, nên chung thủy một vợ một chồng vừa giúp bảo vệ sức khỏe vừa tránh mắc các bệnh xã hội ngoài ý muốn.
- Không mặc đồ lót làm từ chất liệu thô cứng, kém thoáng khí, nên thay đồ lót 3-6 tháng/lần tránh tạo môi trường cho vi khuẩn tích tụ.
- Đi khám ngay khi thấy cơ thể xuất hiện nghi vấn ngứa hoặc viêm nhiễm vùng háng.
Trên đây là tất cả những thông tin về ngứa 2 bên háng, hi vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về nguyên nhân và lựa chọn cách chữa phù hợp. Nếu không may gặp phải tình trạng trên thì người bệnh nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, lên phác đồ điều trị và chăm sóc đúng cách, tránh biến chứng ngoài ý muốn.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!