Ngứa Loét Da Là Dấu Hiệu Bệnh Gì, Làm Sao Chữa Trị Dứt Điểm?
Ngứa loét da nếu không được xử lý đúng đắn và kịp thời có thể gây viêm nhiễm, hoại tử… vô cùng nguy hiểm. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và cũng có nhiều hướng xử lý. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nguyên nhân gây ngứa loét da
Ngứa loét da thực chất không phải là bệnh lý, đây là diễn biến nghiêm trọng của một số bệnh lý ngoài da. Ngứa loét có thể khiến da bị ảnh hưởng nghiêm trọng, rất khó phục hồi. Bên cạnh đó, tình trạng này ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý, khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm.
Vậy nguyên nhân nào khiến da bị ngứa loét?
- Các vi khuẩn, nấm ngứa, liên cầu khuẩn tấn công vào da kết hợp với mồ hôi trên da khiến viêm loét nghiêm trọng hơn.
- Chủ quan trong chăm sóc, vệ sinh da, khiến da bị tổn thương, dễ bị tái phát bệnh.
- Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da chứa các chất gây mòn da, khiến da bị lở loét.
- Ngứa và gãi nhiều khiến da có nguy cơ bị bội nhiễm, chưa hết, nếu chà sát mạnh còn khiến mụn mủ bị vỡ, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, nảy nở và làm tổn thương da xung quanh.
- Thời tiết thay đổi đột ngột, ô nhiễm môi trường kéo dài có thể khiến da bị kích ứng, bạn gãi nhiều và làm da viêm loét.
- Người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa đủ mạnh như người già, trẻ nhỏ… cũng dễ bị vi khuẩn tấn công.
Ngứa loét da có thể là bệnh gì?
Như đã thông tin ở trên, ngứa loét da có thể là dấu hiệu của các bệnh lý ngoài da, ví dụ như:
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh lý ngoài da khá phổ biến, đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải. Ngay khi bệnh khởi phát bạn sẽ thấy một số dấu hiệu như ngứa ngáy, đau rát, da sần sùi, da khô, kém mịn, bị bong tróc vảy và da trở nên nứt nẻ.
Nếu bạn không chữa trị thì tình trạng ngứa ngáy sẽ càng nghiêm trọng hơn, thói quen lúc này bạn sẽ gãi mạnh và đây chính là nguyên nhân của ngứa loét da. Trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh tâm lý chủ quan.
Bệnh chốc lở
Chốc lở là bệnh lý ngoài da phổ biến ở lứa tuổi trẻ em, nguyên nhân chủ yếu là do da bị nhiễm khuẩn. Bệnh gây ra chủ yếu do vi khuẩn staphylococcus hoặc vi khuẩn streptococcus. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ bị nổi bọng nước khắp da, những bọng nước này có thể chứa dịch mủ.
Nếu không xử lý chốc lở dứt điểm bệnh có thể gây ra những vết loét ăn sâu xuống trung bì. Các tổn thương này rất lâu lành và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Thậm chí trẻ còn có thể bị nhiễm trùng máu, hoại tử…
Ngứa loét da do bệnh lao da
Bệnh lao da là tình trạng da bị nhiễm khuẩn mãn tính và khá hiếm gặp. Đối tượng dễ gặp nhất là trẻ em và thường ủ bệnh từ 15-20 ngày. Thời gian đầu bệnh sẽ xuất hiện các vết loét nhưng không đau, sau đó các vết này lan rộng, có màu đỏ nhạt, da tiết mủ và có mùi hôi.
Mặc dù hiếm gặp nhưng bệnh khá nguy hiểm, dễ để lại các biến chứng khó chữa. Do vậy bạn cần thăm khám và điều trị sớm theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra.
Viêm da tiếp xúc
Những người do công việc thường xuyên phải tiếp xúc với các chất hóa học, chất gây kích ứng sẽ rất dễ bị mắc bệnh viêm da tiếp xúc. Đây cũng chính là một trong những bệnh lý gây ra tình trạng ngứa loét da vô cùng khó chịu. Ngoài ra, bệnh còn làm da bị khô, bong tróc, xuất hiện các mụn nước li ti.
Trong quá trình điều trị, nếu không cẩn thận sẽ tạo ra những vết thương hở, khiến vi khuẩn có điều kiện tấn công. Từ đó khiến bệnh khó chữa hơn, có thể trở thành mãn tính, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của bạn.
Bệnh giang mai
Giang mai là bệnh lý lây qua đường tình dục và khá nguy hiểm. Người bị bệnh này không chỉ bị tổn thương ở cơ quan sinh dục mà còn bị ảnh hưởng đến tim mạch, cơ, xương, khớp, thần kinh….
Dấu hiệu nhận biết bệnh sớm nhất là những vết loét kèm mụn nước hoặc các ban đỏ. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh có thể làm tổn thương hệ thống thần kinh trung ương, khiến bạn bị bại liệt, tàn tật suốt đời.
Ngứa loét da do bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, nguyên nhân là do không được vệ sinh sạch sẽ. Điều này khiến vi khuẩn tấn công và da, gây mụn nước, ngứa ngáy, đỏ da và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Với trẻ bị ngứa loét da, cha mẹ cần chú ý kiểm soát con không gãi nhiều để tránh vết thương hở. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần cân nhắc dùng sản phẩm an toàn, lành tính để tránh làm tổn thương da của bé.
Bị ngứa loét da có thực sự nguy hiểm không?
Da bị viêm nhiễm, lở loét nếu không xử lý kịp thời thì sẽ khiến thời gian điều trị kéo dài hơn bình thường. Chưa hết tình trạng này còn khiến da bị tổn thương nặng nề cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
- Người bệnh có nguy cơ bị hoại tử da, nhiễm trùng trong máu.
- Ngứa loét da gây đau nhức kéo dài, xuất hiện các bọng nước có mùi hôi và khó chịu.
- Nguy hiểm hơn, bạn có nguy cơ bị viêm da bội nhiễm tĩnh mạch.
- Bệnh cũng đặc biệt lo ngại với những ai bị tiểu đường vì viêm loét sẽ làm tăng nguy cơ bị thần kinh tiểu đường.
Hướng dẫn cách chữa ngứa loét da hiệu quả
Khi nhận thấy những biểu hiện khác lạ trên da, bạn cần đi khám tại những đơn vị uy tín để được tư vấn cách xử lý phù hợp nhất. Với tình trạng ngứa loét da, bạn có thể tham khảo một số cách chữa trị sau đây.
Dùng thuốc Tây y
Bạn có thể tham khảo dùng thuốc bôi, thuốc uống để giảm bớt tình trạng ngứa da, loét da, nhanh chóng làm lành những tổn thương và tái tạo da mới.
Thuốc bôi ngoài da: Thuốc giúp ngăn chặn sự lây lan của các vi khuẩn gây viêm nhiễm trên da.
- Thuốc vệ sinh sát khuẩn: Trước khi dùng các thuốc đặc trị, bạn cần rửa vết thương với nước ấm cùng các sản phẩm làm sạch da như: Nước muối sinh lý, hồ sơ, jarish, povidone… để loại bỏ bụi bẩn, các tác nhân xấu trên da.
- Thuốc kháng nấm: Một số loại thuốc kháng nấm giúp giảm ngứa, se mụn, giảm đỏ trên da, ngăn ngừa sự phát triển của một số loại nấm gây nhiễm trùng da.
- Thuốc bôi corticoid: Các sản phẩm chứa corticoid có thể kích thích sản sinh tế bào mới, giảm sưng viêm, ngứa ngáy, hỗ trợ da mau lành. Thuốc chỉ bôi ở một vùng da nhỏ và không nên bôi xung quanh mắt.
Thuốc uống chữa ngứa da: Khi dùng thuốc bôi một thời gian mà bạn không thấy có dấu hiệu tích cực thì có thể chuyển sang dùng các loại thuốc uống. Bạn chỉ sử dụng khi đã có hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên gia.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc dùng cho những trường hợp bị ngứa loét da nặng, có chứa mủ hoặc có nguy cơ bị hoại tử.
- Thuốc kháng histamin: Thuốc giúp ức chế sự hình thành của một số chất trung gian gây kích ứng, từ đó giảm ngứa và nhanh chóng làm lành da.
- Thuốc corticoid: Thuốc cũng giúp làm lành tổn thương trên da nhưng cũng khá nguy hiểm. Vậy nên bạn chỉ dùng khi được bác sĩ kê đơn và lưu ý không dùng trong thời gian dài.
Thuốc Tây y có thể cho hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng rất dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vậy nên bạn cần dùng theo đúng hướng dẫn, đồng thời đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Áp dụng một số mẹo chữa ngứa loét da tại nhà
Các mẹo chữa bệnh tại nhà khá đơn giản, lành tính, tiết kiệm chi phí, tuy nhiên cần thời gian dài bạn mới thấy được hiệu quả. Bạn có thể tham khảo những mẹo sau đây và áp dụng nếu đang bị viêm loét da.
- Tắm các loại lá: Phương pháp dùng lá để tắm có thể giúp trị ngứa loét toàn thân và giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên cơ thể hiệu quả. Bạn có thể tắm lá trà xanh, lá kinh giới, lá trầu không, lá ngải cứu… đều được. Đây đều là những dược liệu thân thiện với làn da, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương trên da.
- Sử dụng nghệ tươi: Nghệ là dược liệu với nhiều công dụng như: Kháng viêm, sát khuẩn, tiêu sưng… Bạn hãy dùng nước cốt nghệ trộn cùng phèn chua, sau đó đi hấp cách thủy 15 phút rồi thoa lên vùng da bị ngứa, lở loét.
- Dùng tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà giúp giảm ngứa và giảm đau khá hiệu quả. Đặc biệt, nguyên liệu này có thể dùng cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người già. Mỗi ngày bạn có thể thoa 1 lượng tinh dầu vừa đủ lên vùng da bị ngứa, viêm nhiễm. Sau 2 tuần bạn sẽ nhận thấy những cải thiện tích cực.
Những lưu ý giúp phòng tránh ngứa loét da
Ngứa loét da nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời sẽ rất dễ tái phát trở lại. Bạn có thể phòng tránh hiện tượng này bằng một số cách đơn giản tại nhà dưới đây:
- Vệ sinh da sạch sẽ, tắm rửa mỗi ngày, không chà xát mạnh hoặc dùng chất tẩy rửa quá mạnh.
- Hạn chế dùng các đồ cay nóng, đồ chứa nhiều dầu mỡ và cách chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Bảo vệ da cẩn thận khi đi ra ngoài bằng cách thoa kem chống nắng, mặc áo che chắn, đeo kính râm.
- Không gãi nhiều đến những vùng da đang bị sưng mủ, các mụn nước.
- Mặc đồ thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi để không làm da bị bí.
- Không dùng chung đồ cá nhân với người đang bị bệnh ngoài da.
- Ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả và uống nhiều nước mỗi ngày.
- Đi khám ngay khi nhận thấy những bất thường trên da, tránh để bệnh trong thời gian dài mà không điều trị.
Ngứa loét da có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý, vậy nên bạn cần chủ động thăm khám cùng các chuyên gia, bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ lối sống lành mạnh, khoa học, vệ sinh cơ thể sạch sẽ để bệnh không tái phát cũng như tránh gây hại cho làn da và sức khỏe.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!