Ngứa Rốn Cảnh Báo Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Nhiều người chủ quan cho rằng ngứa rốn chỉ là một hiện tượng bình thường mà ai cũng dễ dàng mắc phải. Thế nhưng, đây lại là lời cảnh báo bạn đang gặp các vấn đề về da liễu hoặc nhiễm trùng, nhiễm nấm vùng rốn,…. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra những bệnh lý gây ra tình trạng trên cũng như mức độ nguy hiểm và cách xử lý hiệu quả.
Bị ngứa rốn nguy hiểm không?
Rốn là bộ phận nằm giữa bụng và thường lõm vào nên trong quá trình vệ sinh, đôi khi bạn có thể quên làm sạch. Điều này vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh trưởng và các tế bào chết tích tụ lại trong rốn dẫn đến ngứa rốn.
Tình trạng này không quá nguy hiểm đến tính mạng và có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn ngứa kéo dài thường xuyên thì người bệnh sẽ cào gãi xước da dễ gây nhiễm trùng, viêm loét. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, nhiễm trùng rốn vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng của trẻ và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, bố mẹ không phát hiện kịp thời có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng huyết, đe dọa đến tính mạng. Do vậy, phụ huynh cần quan tâm hơn đến con nhỏ để sớm phát hiện và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.
Ngứa rốn là cảnh báo bệnh gì?
Rốn được ví như nguồn gốc của sự sống nên bất kỳ bất thường nào xảy ra tại đây hoặc khu vực xung quanh bạn cũng không được chủ quan. Về cơ bản, rốn bị ngứa không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng là dấu hiệu cảnh báo đang mắc một vài bệnh lý sau:
Viêm da dị ứng
Rốn bị ngứa và sưng là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang bị viêm da dị ứng. Bệnh lý này khởi phát theo từng đợt hoặc sau khi tiếp xúc trực tiếp với tác nhân dị ứng. Đi kèm triệu chứng trên còn có một vài biểu hiện điển hình khác như:
- Da quanh rốn khô, ngứa, nặng hơn có thể nứt nẻ và bong tróc.
- Ngứa nhiều về đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ người bệnh.
- Rốn bị sưng kèm rỉ chất lỏng có mùi hôi.
- Xuất hiện nhiều mảng da màu sẫm rồi chuyển dần sang nâu xám hoặc đỏ.
Một vài chuyên gia cho rằng, viêm da dị ứng có thể khởi phát do di truyền hoặc các yếu tố miễn dịch nên chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Vì thế, người bệnh nên cẩn trọng, phòng bệnh từ sớm, đặc biệt những ai cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng.
Nấm da vùng rốn
Ngứa xung quanh rốn hoặc bên trong là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh nấm da vùng rốn. Đa số những người mắc bệnh lý này đều sống tại các quốc gia khí hậu nóng ẩm, trong đó có Việt Nam. Nấm da vùng rốn có thể lây trực tiếp từ người sang người hoặc gián tiếp qua đồ dùng cá nhân.
Một số triệu chứng nổi bật của nấm da vùng rốn phải kể đến như:
- Ngứa dữ dội ở rốn và xung quanh rốn, nếu không chữa kịp thời, có thể lan sang các vùng lân cận như bụng, ngực, lưng,….
- Xuất hiện mụn nước, ngứa, lở loét, chảy dịch nếu thường xuyên cào gãi.
Thông thường, người vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, sống trong môi trường ẩm thấp sẽ dễ mắc các bệnh nấm da. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì người bệnh có thể gặp các biến chứng như nhiễm trùng, bội nhiễm,….
Dị ứng nổi mề đay
Người bị dị ứng nổi mề đay thường gặp triệu chứng bị ngứa quanh rốn và lỗ rốn. Ngoài ra, người bệnh còn gặp một vài dấu hiệu khác đi kèm như:
- Nổi mẩn đỏ hoặc da gồ ghề phân chia ranh giới rõ ràng.
- Phát ban có thể lan rộng sang khu vực lân cận như lưng, đùi, cổ, ngực,….
- Một vài người còn xuất hiện cảm giác bỏng rát ở vùng rốn bị đỏ và ngứa.
Xem Thêm: Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Lưu Ý Khi Điều Trị
Bệnh giun sán
Quanh rốn bị ngứa thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nhiễm giun sán hoặc ký sinh trùng. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do ăn uống và vệ sinh không sạch. Ngoài triệu chứng trên, người bị bệnh giun sán còn xuất hiện các biểu hiện sau:
- Bụng đau quặn từng cơn.
- Ngứa xung quanh rốn hoặc lỗ rốn.
- Tiêu chảy, táo bón.
- Thường xuyên ngứa hậu môn ban đêm.
- Xác giun sán xuất hiện khi đi đại tiện.
Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh xuất hiện tình trạng rốn bị ngứa và hôi là lời nhắc nhở phụ huynh con nhỏ đang có nguy cơ nhiễm trùng rốn. Ngoài dấu hiệu ngứa, rốn của trẻ còn có thể bị sưng đỏ, chảy dịch kèm mủ hoặc máu, phù nề,…. Hiện tượng này dễ bắt gặp ở trẻ sơ sinh nên phụ huynh cần chú ý khi vệ sinh rốn cho con nhỏ, không được để bị ướt. Nếu phát hiện bất thường, bố mẹ nên đưa con nhỏ đến gặp bác sĩ thăm khám, tránh để lại biến chứng ngoài ý muốn, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Nguyên nhân khác gây ngứa ở rốn
Bên cạnh những bệnh lý phổ biến kể trên, rốn bị ngứa còn có thể xuất phát từ một vài nguyên nhân khác như:
- Ngứa rốn khi mang thai: Khi mang bầu, vùng bụng của chị em tăng lên đáng kể, da quanh rốn căng giãn quá mức gây ra các kích thích khiến mẹ bầu cảm giác ngứa râm ran. Cơn ngứa ngày càng ngứa dữ dội và rõ rệt hơn vào những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu cho thấy chị em đang mang thai.
- Côn trùng cắn: Muỗi, dĩn, kiến,… cắn vào rốn sẽ khiến rốn bị ngứa và sưng đỏ do chất độc từ côn trùng hoặc kích ứng của da khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Cách điều trị ngứa rốn hiệu quả
Rốn bị ngứa không phải một bệnh lý nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tùy vào mức độ ngứa cùng các triệu chứng kèm theo, người bệnh cân nhắc lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp trong các cách dưới đây:
Điều trị tại nhà
Trường hợp bị nhẹ, chưa có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian sau để điều trị tại nhà:
- Hỗn hợp mật ong với húng quế: Rửa sạch 1 nắm lá húng quế, giã nát rồi cho mật ong vào trộn cùng. Vệ sinh sạch sẽ vùng rốn tổn thương rồi thoa đều hỗn hợp trên. Để khoảng 15 phút cho dưỡng chất thấm sâu rồi rửa lại bằng nước sạch và lau thật khô bằng khăn bông mềm.
- Lá cây kinh giới: Thái nhỏ 1 nắm lá kinh giới sau khi đã rửa sạch rồi đun cùng 3 lít nước. Sau khi đun sôi khoảng 15 phút, chắt lấy nước để nguội hoặc pha cùng nước lạnh đến khi ấm rồi dùng để tắm hoặc ngâm vùng rốn bị ngứa và sưng đỏ. Thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi tình trạng cải thiện.
- Lá trà xanh: Rửa sạch khoảng 100g lá trà xanh mang đi vò nát rồi đun lấy nước tắm. Thực hiện đều đặn nhiều ngày để giảm ngứa vùng rốn.
Nguyên liệu sử dụng trong mẹo dân gian chủ yếu từ tự nhiên, dễ tìm kiếm, lành tính. Tuy nhiên, thời gian cải thiện tình trạng ngứa ở vùng rốn sẽ lâu hơn so với điều trị bằng thuốc Tây nên người bệnh cần kiên trì. Trong quá trình áp dụng, nếu cơ thể xuất hiện những bất thường thì người bệnh phải dừng ngay lập tức và đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám.
Sử dụng thuốc Tây y
Những trường hợp vùng rốn bị ngứa do mắc các bệnh lý da liễu, nhiễm nấm và có dấu hiệu bị nhiễm trùng nên sử dụng thuốc Tây để điều trị. Tùy vào tác nhân gây bệnh và mức độ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một vài loại thuốc phổ biến để cải thiện tình trạng rốn bị ngứa và sưng gồm:
- Thuốc dạng bôi: Nhóm thuốc kháng Histamin dạng gel, thuốc chứa steroid, dung dịch DEP, gel bôi chứa kháng sinh hoặc kháng nấm,….
- Thuốc viên uống: Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn và khuyên dùng thuốc kháng Histamin và nhóm thuốc chống viêm Corticoid. Trường hợp bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm.
Lưu ý, người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Đồng thời, trong quá trình uống, phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng – giảm hoặc bỏ thuốc giữa chừng, tránh xảy ra tác dụng phụ ngoài ý muốn. Với trẻ sơ sinh, bố mẹ không được tự ý mua thuốc mà không rõ nguyên nhân, phải đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Các biện pháp phòng ngừa ngứa rốn đúng cách
Để hạn chế và phòng tránh tình trạng rốn bị ngứa hiệu quả, bạn đọc cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Thường xuyên vệ sinh rốn sạch sẽ và đúng cách, đặc biệt những người xỏ khuyên rốn hoặc đang điều trị phẫu thuật vùng rốn cần dùng dung dịch sát khuẩn để rửa.
- Lựa chọn trang phục làm từ chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi tốt, mặc thoải mái, thoáng mát.
- Uống đủ nước và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, rau củ quả, trái cây tươi vào thực đơn hàng ngày.
- Giữ gìn không gian sống và làm việc sạch sẽ, thường xuyên lau chùi, dọn dẹp và giữ nhà cửa khô thoáng.
- Với con nhỏ, bố mẹ nên vệ sinh sạch sẽ và lau khô cơ thể cho bé sau tắm, đồng thời mặc quần áo sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ.
- Vệ sinh sạch sẽ tay chân và rốn cho trẻ sau khi chơi ở nền đất, cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
- Lựa chọn sản phẩm vệ sinh cá nhân phù hợp tính chất da, không chứa chất tẩy rửa mạnh, đặc biệt là những người bị dị ứng, viêm da,….
- Rửa sạch tay và dụng cụ liên quan dùng để vệ sinh rốn, tránh tăng cơ hội xâm nhập của vi khuẩn, vi trùng.
- Hạn chế ăn thực phẩm dễ gây kích ứng da, làm rốn bị nổi mẩn ngứa.
- Đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám khi rốn ngứa kèm rỉ nước/ mủ, đau rát, lở loét và có mùi hôi.
- Người xỏ khuyên rốn nên tháo khuyên để vệ sinh 1-2 lần mỗi tuần.
Có thể thấy, ngứa rốn thường gặp ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc những người đang mắc các vấn đề về da liễu hoặc bị nhiễm trùng/nhiễm nấm. Mong rằng những thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về tình trạng rốn bị ngứa. Đa số trường hợp bị ngứa không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng người bệnh không nên chủ quan, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định căn nguyên nhằm điều trị đúng cách.
ArrayĐừng Bỏ Lỡ: Ngứa Chân Mày Cảnh Báo Bệnh Gì, Có Đáng Lo Ngại Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!