Nổi Mẩn Đỏ Ở Tay Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Nổi mẩn đỏ ở tay là hiện tượng khá phổ biến với các biểu hiện cụ thể như tay ửng đỏ, nổi mụn nước li ti, ngứa ngáy. Chứng bệnh này không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe. Cho nên, khi có dấu hiệu bệnh bạn cần sớm tìm biện pháp điều trị sớm.

Nguyên nhân bị nổi mẩn đỏ ở tay?

Nổi mẩn đỏ ở tay có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi với tình trạng phổ biến, nhất là khi vùng da tay tiếp xúc với nước hoa, mỹ phẩm, hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa… (những tác nhân gây dị ứng như)… hoặc côn trùng đốt. Bệnh thường biểu hiện ra bên ngoài với những nốt ứng đỏ, nổi mụn nước li ti theo từng vùng hoặc mảng lớn gây ngứa ngày khó chịu. Các triệu chứng này sẽ kéo dài nhiều ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm.

Da tay nổi mẩn đỏ là hiện tượng thường gặp ở nhiều lứa tuổi
Da tay nổi mẩn đỏ là hiện tượng thường gặp ở nhiều lứa tuổi

Theo các chuyên gia Da liễu, nổi mẩn đỏ ở tay do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu hình thành bởi những lý do sau:

  • Nổi mề đay: Đây là hiện tượng thường gặp do cơ thể phản ứng với những kích ứng từ môi trường xung quanh khiến da xuất hiện những nốt sần đỏ, hồng hoặc trắng nhạt, có sự phân biệt rõ rệt với vùng da khỏe mạnh. Khi nổi mề đay, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nổi mề đay thuộc bệnh mãn tính, triệu chứng có thể kéo dài 6 tuần, tái đi tái lại nhiều lần.
  • Bệnh Lupus ban đỏ: Đây cũng là nguyên nhân gây triệu chứng nổi mẩn đỏ ở tay. Chứng bệnh này ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch cơ thể, gây tình trạng ngứa ngáy, nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân. Kèm theo đó, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, đau ngực, đau nhức xương khớp, thậm chí là sốt cao. Nếu không được can thiệp sớm có thể gây biến chứng tới gan, thận, xương khớp, tim mạch.
  • Viêm da cơ địa: Nổi mẩn đỏ trên tay cũng có thể là do tình trạng viêm da cơ địa. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em với triệu chứng nổi các nốt sần đỏ, ngứa ngáy, bong tróc. Hiện nay y học chưa có phương pháp điều trị dứt điểm mà thường sử dụng những biện pháp làm dịu da, giảm triệu chứng.
  • Viêm da tiếp xúc: Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay cũng có thể do viêm da tiếp xúc. Tình trạng bệnh xảy ra khi da có sự tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh dẫn đến những nốt màu đỏ, hồng dẫn đến ngứa ngáy, nóng rát khó chịu.
  • Bệnh chàm: Nổi mẩn đỏ ở tay cũng có thể do bệnh chàm. Khi bệnh xuất hiện, những mụn nước li ti bắt đầu hình thành trên da, gây cảm giác ngứa dữ dội. Đặc biệt, những người bị chàm tổ đỉa triệu chứng càng rõ ràng hơn khi nốt sần có thể mọc ở cả lòng bàn tay, phát triển thành những mụn nước li ti. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây chàm cũng như chưa có biện pháp điều trị dứt điểm.
  • Nấm da: Nấm có thể xuất hiện ở cả tay và chân với ba thể khác nhau gồm thể mụn nước, thể tróc vảy khô và thể viêm kẽ. Nấm hình thành do ký sinh trùng gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Nếu để lâu ngày không điều trị nó có thể lây lan sang những vùng da khỏe mạnh.
  • Bệnh ghẻ: Nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay cũng có thể do bệnh ghẻ. Bệnh này xuất hiện khi Sarcoptes scabiei ký sinh trên da, đào hang, đẻ trứng khiến da bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Suy giảm chức năng gan: Ngoài nguyên nhân do bệnh ngoài da thì nổi mẩn đỏ ở tay còn có thể do chức năng gan bị suy giảm. Các nhà khoa học cho biết, gan chính là bộ phận thực hiện nhiệm vụ đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Nếu cơ quan này bị suy giảm, độc tố sẽ không thải ra bên ngoài được, chúng tích tụ lại, hình thành những nốt mẩn đỏ trên da.

Nổi mẩn đỏ ở tay nguy hiểm không?

Các chuyên gia cho biết, tình trạng nổi mẩn đỏ trên tay không nguy hiểm đến tính mạng. Thậm chí, nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì chúng chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Các triệu chứng này sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày dùng thuốc.

Bệnh không được điều trị sớm có thể gây biến chứng
Bệnh không được điều trị sớm có thể gây biến chứng

Tuy nhiên, tình trạng này không tự biến mất nên khi có triệu chứng người bệnh cũng cần chủ động tìm biện pháp điều trị. Nếu không được kiểm soát sớm thì nó có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể như:

  • Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay có thể gây biến chứng viêm màng phổi, viêm mang tinh, xuất huyết, nhiễm trùng ống tiêu hóa thậm chí rối loạn chức năng miễn dịch. Đây đều là những chứng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Một số người bị nặng hơn có thể dẫn đến suy gan mức độ nặng, ung thư gan, có dịch bên trong ổ bụng… Đây là những biến chứng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng cho nên người bệnh không được chủ quan.
  • Nổi mẩn đỏ ở tay còn có thể gây biến chứng đường hầm cổ tay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh.

Nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay chữa như thế nào?

Nổi mẩn đỏ ở tay có thể cải thiện nhanh chóng, dễ dàng bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý ngoài da nên rất khó để trị dứt điểm, nhất là khi chúng xuất phát từ nguyên nhân bệnh về da. Để giảm triệu chứng, bạn có thể sử dụng các biện pháp từ dân gian, Đông y, Tây y.

Mẹo dân gian điều trị chứng nổi mẩn đỏ trên tay

Từ xa xưa dân gian đã truyền tai nhau biện pháp giúp giảm tình trạng sưng tấy, mẩn đỏ, ngứa rát trên da. Biện pháp này mang đến ưu điểm là dễ làm, dễ thực hiện, tiết kiệm. Một số biện pháp chữa bệnh bạn có thể áp dụng như:

Lá tía tô có thể dùng chữa bệnh ngoài da
Lá tía tô có thể dùng chữa bệnh ngoài da
  • Chườm lạnh: Trên vùng da tay của bạn xuất hiện những nốt mẩn đỏ có hiện tượng viêm nhiễm thì có thể áp dụng cách chườm lạnh. Theo đó, hãy dùng một chiếc khăn sạch, gói bên trong một cục đá rồi chườm lên da khoảng 15 phút. 
  • Ngâm nước muối ấm: Biện pháp này sẽ giúp diệt khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm, thúc đẩy lưu thông máu. Cho nên, khi bị nổi mẩn đỏ trên tay bạn có thể dùng một ít muối pha với nước ấm, rồi thấm vào khăn mềm, chườm lên da trước khi đi ngủ để giảm bớt cảm giác khó chịu.
  • Đắp lá tía tô: Tía tô cũng là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng để giảm ngứa, làm dịu những nốt mẩn đỏ. Bạn hãy chuẩn bị một nắm lá tía tô, ngâm với nước muối loãng, sau đó rửa sạch, để ráo rồi cho vào máy xay nhuyễn, lấy phần bã đắp lên vùng da bị bệnh trong 20 phút. Thực hiện biện pháp này mỗi ngày để có hiệu quả cao.

Sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh

Đây là biện pháp được sử dụng phổ biến và cho tác dụng nhanh nhất. Tuy nhiên, sử dụng thuốc cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh cho nên tốt nhất bạn đi đến bệnh viêm thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc chữa bệnh được sử dụng phổ biến như:

Thuốc uống giảm triệu chứng, giảm sưng tấy, mẩn đỏ nhanh chóng
Thuốc uống giảm triệu chứng, giảm sưng tấy, mẩn đỏ nhanh chóng
  • Thuốc bôi ngoài da: Tùy vào từng mức độ cũng như nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê thuốc bôi khác nhau. Một số loại thuốc phổ biến như Sodermix, Dermovate Cream, Dipolac G… Các loại thuốc này sẽ có tác dụng giảm ngứa, chống viêm, chống nấm hiệu quả.
  • Thuốc uống: Các thuốc được sử dụng thường là thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm, thuốc tăng đề kháng. Một số loại thuốc phổ biến như: Thuốc kháng Histamine H1 (Fexo Denadin HCL 60mg); Thuốc kháng sinh đường uống (fluconazole hay Itraconazole); Thuốc chống viêm không steroid Corticoid….

Các loại thuốc Tây y cho tác dụng giảm ngứa, giảm viêm rất nhanh nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, có thể gây biến chứng. Cho nên, người bệnh không được lạm dụng thuốc, hãy tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.

Cách ngăn ngừa, phòng tránh nổi mẩn đỏ ở tay

Nổi mẩn ngứa ở tay gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Cho nên, muốn điều trị dứt điểm, ngoài việc áp dụng các biện pháp kể trên thì người bệnh còn cần kết hợp những cách phòng tránh. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa bệnh tái phát.

Để chữa bệnh cần áp dụng những biện pháp phòng tránh
Để chữa bệnh cần áp dụng những biện pháp phòng tránh
  • Vệ sinh da tay sạch sẽ thường xuyên, luôn để tay khô ráo, hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây hại như xà phòng, bụi bẩn, mỹ phẩm, lông động vật, hóa chất độc hại…
  • Không gãi, chà xát khiến vùng da tay bị trầy xước khiến bệnh lâu khỏi, thậm chí có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Dưỡng ẩm cho da khi trời lạnh, mặc quần áo ẩm và đeo găng tay khi ra ngoài.
  • Uống nhiều nước để da luôn được giữ ẩm và tăng quá trình trao đổi chất, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố.
  • Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung vitamin, khoáng chất, đặc biệt là rau xanh, trái cây tươi.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress, tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Nổi mẩn đỏ ở tay không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu để lâu không điều trị có thể gây ra những biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Do đó, khi có triệu chứng bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Array

Chia sẻ

Triệu chứng
Sốt Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Trẻ Em Và Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

Sốt Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Trẻ Em Và Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em là dấu hiệu cảnh báo con nhỏ đang gặp vấn đề sức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top