Nổi Mẩn Đỏ Trên Đầu Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Ở độ tuổi từ 2-6, trẻ đều có thể gặp hiện tượng ngứa, nổi mẩn ở da. Ngoài bị ở các vùng thường thấy như mặt, cổ, lưng, bẹn, nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em cũng khá phổ biến. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những kiến thức về nguyên nhân, cách điều trị, chăm sóc nếu không may gặp tình trạng trên. 

Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em nguyên nhân do đâu?

Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em khiến bé khó chịu, ngứa ngáy và làm mất thẩm mỹ. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến như: 

  • Nấm da đầu: Các nốt mẩn đỏ và mảng gàu màu đục trắng bong tróc xuất hiện ở trên đầu gây ngứa ngáy dữ dội, thậm chí khiến trẻ bị rụng tóc nhiều.Trẻ bị nấm da đầu có thể do cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ cho con hoặc bị lây từ người bị nấm da đầu. 
  • Viêm da tiết bã nhờn: Vi nấm Malassezia furfur chính là nguyên nhân gây viêm da tiết bã nhờn. Chúng sống ký sinh trên đầu trẻ khiến nổi mẩn đỏ, bong tróc vảy và sờ vào đầu có cảm giác nhờn. 
Nguyên nhân gây ra nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây ra nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ sơ sinh
  • Do dị ứng: Việc sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm không phù hợp cũng như dùng hóa chất, mỹ phẩm của người lớn sẽ dễ khiến trẻ bị dị ứng. Điều này có thể làm vùng da đầu xuất hiện nhiều mẩn đỏ li ti. 
  • Trẻ bị vảy nến da đầu: Bị bệnh vảy nến là một trong những nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ trên da đầu. Đi kèm theo đó là triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, vảy trắng lan rộng xuống trán, tai hoặc toàn bộ đầu.
  • Rôm sảy: Đa số trẻ nhỏ vào mùa hè sẽ bị rôm sảy do mồ hôi đổ nhiều cùng với bụi bẩn làm lỗ chân lông tắc nghẽn. Lúc này, các nốt mẩn đỏ sẽ xuất hiện ở vùng đầu, mặt, cổ, lưng, chân tay hoặc bẹn. 
  • Do phát ban: Các nốt phát ban mọc riêng lẻ hoặc thành nhóm, thường xuất hiện sau khi trẻ hạ sốt gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. 

Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nhiều bố mẹ cho rằng nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em là những triệu chứng bình thường, không nghiêm trọng và có thể tự mất đi nên thường chủ quan. Tuy nhiên, nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm. Nếu không phát hiện sớm, tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời thì trẻ có thể bị viêm nhiễm, để lại sẹo thâm sau khi khỏi. 

Chính vì vậy, bố mẹ phải luôn quan sát con nhỏ, sớm phát hiện điều bất thường để có phương pháp điều trị phù hợp. Không nên chủ quan, lơ là với sức khỏe của con, tránh gây ra những hậu quả khó lường ngoài ý muốn. 

Trẻ bị nổi mẩn đỏ trên đầu có ảnh hưởng sức khỏe không?
Trẻ bị nổi mẩn đỏ trên đầu có ảnh hưởng sức khỏe không?

Cách điều trị nổi mẩn đỏ ở trên đầu trẻ em 

Thực tế, hầu hết các trường hợp nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em đều thuộc dạng lành tính, dễ dàng điều trị và không để lại biến chứng nếu phát hiện sớm. Dưới đây là một vài cách chứa cho bé bị nổi mẩn đỏ trên đầu an toàn, hiệu quả bạn đọc có thể tham khảo!

Mẹo dân gian 

Đầu tiên không thể bỏ qua những mẹo dân gian của cha ông ta đúc kết từ xa xưa. Những mẹo này thường sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên lành tính và phù hợp với mức độ bệnh nhẹ. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số mẹo sau: 

  • Gội đầu bằng nước trầu không: Chắc hẳn ai cũng biết, trầu không có tính kháng viêm, chống nấm, tiêu diệt vi khuẩn cực tốt. Vì thế, bạn có thể đun lá trầu không tươi với nước rồi pha thêm nước mát để gội đầu cho trẻ. Lưu ý, lá trầu phải được rửa sạch và nước gội đầu được pha đảm bảo nhiệt độ, không quá lạnh hoặc quá nóng. 
  • Gội đầu bằng lá khế: Tương tự lá trầu không, lá khế cũng có công dụng kháng viêm diệt khuẩn. Vì thế, nếu không tìm được lá trầu không, các bạn có thể tận dụng lá khế làm nguyên liệu thay thế. 
  • Gội đầu bằng nước chanh muối: Bố mẹ có thể pha loãng chanh muối với nước để gội đầu cho con nhỏ. Mẹo này không chỉ khắc phục tình trạng viêm da bã nhờn, loại bỏ tác nhân gây hại lưu trú trên da đầu trẻ mà còn giảm rụng tóc và vảy gàu. 
  • Dùng tinh dầu tràm: Với mùi thơm nhẹ nhàng, tinh dầu tràm được khuyên dùng để điều trị nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em. Không chỉ giúp kháng nấm, giảm viêm gia, biện pháp này còn sử dụng trong làm đẹp và chữa một vài bệnh lý về đường hô hấp.

Lưu ý, các bậc phụ huynh nên lựa chọn những nguyên liệu sạch, không nhiễm hóa chất độc hại. Trong quá trình sử dụng phải kiên trì và không được để nước thảo dược bắn vào mắt bé. 

Gội đầu bằng nước lá trầu không giúp kháng viêm, chống nấm, tiêu diệt vi khuẩn
Gội đầu bằng nước lá trầu không giúp kháng viêm, chống nấm, tiêu diệt vi khuẩn

Thuốc Tây y 

Với trường hợp nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em mức độ nặng, bố mẹ nên đưa bé đi thăm khám chuyên khoa và điều trị bằng thuốc Tây theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể cho trẻ bị nổi mẩn đỏ trên đầu sử dụng gồm: 

  • Thuốc Eosin 2%: Với công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại lưu trú trên da, làm dịu cơn ngứa và độ lành tính cao nên Eosin 2% có thể sử dụng cho trẻ nhỏ. 
  • Thuốc Bactroban: Tác dụng chính của loại thuốc này là ngăn ngừa viêm nhiễm trên da, làm dịu các tổn thương và giảm triệu chứng mẩn đỏ hiệu quả. 
  • Kem bôi Atopalm: Được bào chế dưới dạng kem, dễ sử dụng, Atopalm được nhiều phụ huynh ưu tiên lựa chọn. Công dụng chính của kem bôi này là phục hồi tổn thương trên da nhanh chóng, cấp ẩm và cải thiện tình trạng da khô ráp, bong tróc cho trẻ.

Mặc dù sử dụng thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng gây ra một vài tác dụng phụ ngoài ý muốn nếu không được dùng đúng cách. Chính vì vậy bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Mua và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Không lạm dụng thuốc chỉ vì mong muốn con nhanh khỏi, phải dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 
  • Nếu trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc thì không được sử dụng. 
  • Trong quá trình dùng thuốc nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường như nôn, sốt, chán ăn,…. phải dừng thuốc và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra. 
Thuốc Tây y được dùng với bé bị nổi mẩn đỏ trên đầu nặng
Thuốc Tây y được dùng với bé bị nổi mẩn đỏ trên đầu nặng

Chăm sóc và phòng ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em

Để nâng cao hiệu quả điều trị nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em cũng như phòng ngừa tình trạng này, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc con nhỏ đúng cách. Một số nguyên tắc các bố mẹ cần lưu ý: 

  • Lựa chọn những loại dầu gội, sữa tắm chứa những thành phần lành tính, an toàn cho da của trẻ.
  • Luôn giữ gìn vệ sinh da đầu và cơ thể trẻ sạch sẽ. 
  • Lau khô đầu và toàn thân sau khi tắm gội. 
  • Trong quá trình gội đầu, bố mẹ không nên chà mạnh vùng da bị tổn thương, thay vào đó chỉ massage nhẹ nhàng, từ từ. 
  • Không gian sinh hoạt, nghỉ ngơi của bé luôn được dọn dẹp gọn gàng, thoáng mát, sạch sẽ.
  • Đồ chơi, vật dụng trẻ thường xuyên tiếp xúc cũng phải được vệ sinh thường xuyên để tránh các dị nguyên gây hại cho bé. 
  • Luôn giữ đầu thông thoáng, hạn chế đội mũ quá lâu cho trẻ vào mùa đông.  
  • Tránh để bé tự cào gãi vào vùng da nổi mẩn đỏ trầy xước dẫn đến viêm nhiễm. 
  • Lựa chọn quần áo thấm hút mồ hôi, mũ đội vừa đầu không quá chật hoặc quá rộng. 
  • Nếu tình trạng không thuyên giảm sau một thời gian điều trị thì phải đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám.

Hi vọng với những thông tin trong bài về tình trạng nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh. Các bậc phụ huynh nên đưa con nhỏ đi thăm khám để điều trị sớm khi thấy tình trạng bệnh chuyển nặng kèm theo đau họng, sốt, buồn nôn,…. Tránh chủ quan, tự mua thuốc không có hướng dẫn khiến bé gặp phải những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Array

Chia sẻ

Triệu chứng
Sốt Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Trẻ Em Và Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

Sốt Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Trẻ Em Và Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em là dấu hiệu cảnh báo con nhỏ đang gặp vấn đề sức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top