Trẻ Sơ Sinh Bị Mẩn Ngứa: Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị
Trong những năm đầu đời, làn da trẻ còn non nớt và vô cùng nhạy cảm nên trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa là tình trạng thường xuyên gặp phải. Chính vì vậy, bố mẹ phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về hiện tượng trên để có phương pháp điều trị kịp thời, đúng cách. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc nguyên nhân và cách chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa
Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa không chỉ khiến trẻ ngứa rát, khó chịu dẫn đến biếng ăn, quấy khóc mà còn làm các bậc phụ huynh lo lắng. Ban đầu, trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa ở cổ, ở mặt rồi lan dần khắp người nếu không được chăm sóc đúng cách. Có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh có thể kể đến như:
- Do côn trùng đốt: Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên khi bị côn trùng đốt sẽ dễ xảy ra phản ứng với nọc độc hoặc dịch có trong vòi của côn trùng. Từ đó dẫn đến tình trạng mẩn đỏ và ngứa ngáy.
- Thay đổi thời tiết: Giai đoạn giao mùa chính là lúc trẻ sơ sinh dễ bị mẩn ngứa ở khắp người do dị ứng. Chẳng hạn, khi thời tiết quá nóng, trẻ dễ bị hăm và phát ban. Còn khi lạnh đột ngột, da trẻ sẽ bị khô hanh và nổi mẩn đỏ, ngứa.
- Tác nhân gây dị ứng: Lông chó, mèo, khói bụi, hóa chất trong nước giặt, xả và tẩy quần áo,… là những tác nhân ở ngoài môi trường khiến trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa khi tiếp xúc. Không những gây dị ứng, những yếu tố đó còn ảnh hưởng nghiêm trong đến hệ hô hấp của trẻ.
- Do bệnh lý: Bên cạnh 3 nguyên nhân trên, mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về da như chàm sữa, nấm, rôm sảy, mụn sữa, phát ban,… hoặc nặng hơn có thể do sốt xuất huyết, rubella,….
Để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, các phụ huynh nên tìm hiểu và xác định chính xác nguyên nhân để lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu, hiệu quả nhất.
Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa có đáng lo ngại không?
Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa khá phổ biến, gây ra những tổn thương ngoài da khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và mất ngủ một thời gian rồi tự biến mất. Tuy nhiên, không vì thế mà phụ huynh chủ quan, không tìm cách chữa mẩn đỏ cho trẻ sơ sinh. Bởi lẽ, đã có trường hợp trẻ không được chăm sóc đúng cách dẫn đến khó chịu, bỏ ăn, không ngủ thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi, sụt cân trầm trọng.
Bên cạnh đó, một số trẻ sơ sinh mẩn đỏ dạng nặng, tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé, thậm chí xuất hiện biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng máu: Theo bản năng, nổi mẩn đỏ ngứa trẻ sẽ gãi. Lúc này, các vết bị trầy xước gián tiếp trở thành “con đường” để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây ra nhiễm trùng máu. Nguy cơ tử vong của tình trạng này lên đến 50%.
- Tràn mủ màng tim: Vi khuẩn đi qua những vết xước do trẻ gãi gây ra, ăn sâu vào máu khiến màng tim bị viêm, tim bị chèn ép và co bóp khó khăn khiến dòng máu đi nuôi cơ thể bị thiếu hụt.
- Sốc phẩn vệ: Trẻ bị nổi mẩn ngứa do dị ứng có thể bị sốc phản vệ. Đây là biến chứng được đánh giá rất nguy hiểm với mức độ tử vong cao. Nếu thấy trẻ khó thở, thở khò khè, khó nuốt, sưng phù mặt, lưỡi,… thì phụ huynh phải đưa con đi cấp cứu nhanh chóng.
- Viêm mủ màng phổi: Đây là một biến chứng nguy hiểm do mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh gây ra khi không được chăm sóc, điều trị đúng cách. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ sau này.
- Viêm màng não mủ: Được xếp vào loại đặc biệt nguy hiểm, biến chứng này gây nguy cơ tử vong cực cao do hệ thần kinh của trẻ bị vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng nặng.
Các cách điều trị trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa
Tùy vào từng nguyên nhân gây ngứa sẽ có những cách chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh phù hợp. Thông thường trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa sẽ được điều trị bằng một vài phương pháp dưới đây:
Phương pháp dân gian
Nếu trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa mức độ nhẹ thì phụ huynh có thể dùng một số loại thảo dược tự nhiên sau để cải thiện tình trạng trên.
- Nha đam: Trong nha đam có nhiều thành phần dưỡng ẩm hỗ trợ làm dịu và giảm cơn ngứa hiệu quả. Bố mẹ có thể lấy phần ruột trắng của nha đam, sơ chế qua rồi đắp trực tiếp lên vùng da nổi mẩn đỏ của trẻ. Để khoảng 5-10 phút rồi bỏ phần ruột nha đam đi.
- Tắm lá thảo dược: Ở mức độ mẩn đỏ ngứa nhẹ, mẹ có thể dùng lá trà xanh, lá khế, lá hẹ, lá tía tô, mướp đắng,… cho trẻ để làm dịu cơn ngứa.
- Yến mạch: Để cân bằng độ ẩm, giúp da phục hồi nhanh chóng, phụ huynh có thể dùng hỗn hợp yến mạch với sữa chua thoa lên vị trí da nổi mẩn. Thực hiện 30 phút mỗi ngày cho đến khi tình trạng mẩn đỏ thuyên giảm thì dừng lại.
Lưu ý, những bài thuốc dân gian có khả năng sát khuẩn và làm dịu tình trạng ngứa và mẩn đỏ nhưng chỉ phù hợp với trẻ bị ở mức độ nhẹ. Còn đối với tình trạng nặng hơn thì những mẹo này không có tác dụng.
Thuốc Tây y
Với trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa mức độ nặng, bố mẹ có thể dùng thuốc Tây để điều trị. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ uống, phụ huynh phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay, những loại thuốc Tây được lựa chọn nhiều để chữa mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh gồm:
- Nhóm thuốc Corticosteroids: Nhóm này có các loại thuốc như prednisone, betamethason,… giúp chống viêm, giảm ngứa. Loại này được khuyên dùng với những trẻ không bị phản ứng phụ với các thành phần của thuốc. Đồng thời, phụ huynh phải cho con nhỏ dùng đúng liều lượng để không làm rối loạn hormone tăng trưởng của trẻ.
- Nhóm thuốc kháng Histamine H1: Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn thụ thể H1, giảm mẩn ngứa. Tuy nhiên, không thể triệt tiêu hoàn toàn tác nhân gây bệnh. Một số loại thuốc trong nhóm như thuốc uống diphenhydramin, thuốc bôi ngoài da hydroxyzin.
- Thuốc crotamiton: Được bào chế chủ yếu dưới dạng mỡ, crotamiton 10% hỗ trợ làm dịu cơn ngứa và ngăn ngừa hiện tượng bội nhiễm da.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa
Bên cạnh áp dụng đúng phương pháp điều trị, bố mẹ cần phải lưu ý một vài điều dưới đây khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa:
- Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ: Bố mẹ nên tắm gội cho trẻ bằng nước ấm hàng ngày và dùng khăn sạch thấm khô người trước khi mặc đồ. Điều này giúp trẻ dễ chịu hơn và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời, nên hạn chế sử dụng sữa tắm, dầu gội hoặc nếu muốn thì phải chọn loại chuyên biệt có khả năng kháng khuẩn, không da trẻ kích ứng.
- Thoa kem dưỡng ẩm: Bố mẹ luôn phải duy trì độ ẩm cho làn da của trẻ suốt cả ngày. Bởi da càng khô, tình trạng ngứa ngáy càng nghiêm trọng hơn. Chú ý, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn sản phẩm dưỡng da phù hợp với trẻ.
- Mặc đồ thoáng mát: Nên chọn những loại quần áo, tã lót loại mềm mịn, thấm hút mồ hôi để không khiến trẻ bị bí bách.
- Vệ sinh móng tay, móng chân: Thường xuyên cắt móng tay, móng chân cho trẻ đề phòng khi ngứa trẻ sẽ dùng tay gãi mạnh khiến mẩn đỏ bị vỡ, dễ bị nhiễm trùng.
Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa tuy không nghiêm trọng nhưng phụ huynh cần chăm sóc và lựa chọn cách điều trị đúng cách để tránh để lại biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Mong rằng với những thông tin trong bài viết chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa ở trẻ nhỏ.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!