Ure Máu Thấp Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Sức Khỏe? [Giải Đáp]

Không chỉ ure máu cao mới gây nguy hiểm đến sức khỏe mà chỉ số ure máu thấp cũng cảnh báo nhiều vấn đề của cơ thể. Vậy những nguy hiểm đó là gì và làm sao để khắc phục được tình trạng ure máu thấp? Hãy theo dõi bài viết đây.

Tình trạng ure máu thấp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
Tình trạng ure máu thấp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

Ure máu thấp là gì?

Ure máu là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể và được đào thải ra ngoài qua thận.

Xét nghiệm ure máu hay xét nghiệm BUN – Blood Urea Nitrogen là phương pháp giúp xác định nồng độ ure có trong máu. Nếu kết quả xét nghiệm thấp hơn giá trị bình thường là 2,5 – 7,5 mmol/l thì có thể chỉ số ure trong máu thấp. Chỉ số này thấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là cơ quan gan và thận. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm này để đánh giá chức năng của gan và thận, từ đó có những hướng điều trị phù hợp.

Khi nào định lượng ure giảm?

Trong một số trường hợp, khi thực hiện xét nghiệm ure máu sẽ có tình trạng chỉ số ure máu thấp hơn bình thường. Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ:

  • Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ có thể làm giảm ure máu và giảm áp lực thẩm thấu của huyết tương.
  • Những người có chế độ ăn kiêng, trong dinh dưỡng hằng ngày không bổ sung protein.
  • Người mắc các bệnh liên quan đến gan như xơ gan, suy gan, viêm gan mạn tính hoặc viêm gan cấp tính.
  • Những trường hợp bị hội chứng thận hư, giảm hấp thụ cũng có thể thiếu ure trong máu.
  • Người mắc hội chứng tiết ADH không phù hợp. Đây là hội chứng ảnh hưởng đến việc cân bằng nước và chất khoáng có trong cơ thể.
  • Uống quá nhiều dịch cũng có thể gây ra tình trạng thừa nước và khiến chỉ số ure máu thấp.
  • Phụ nữ và trẻ em sẽ có nguy cơ thiếu ure trong máu cao hơn so với nam giới vì cơ thể họ chuyển hóa protein thấp hơn.
Có nhiều nguyên nhân khiến chỉ số ure trong máu giảm
Có nhiều nguyên nhân khiến chỉ số ure trong máu giảm

Ure máu thấp ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Chỉ số ure máu giảm có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, kết quả xét nghiệm này không phải là tất cả. Để xác định chính xác nhất tình trạng người bệnh, cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng nếu chỉ số ure máu thấp, bạn cũng cần lưu ý vì cơ thể cơ thể đang gặp một số tình trạng sau:

  • Ảnh hưởng đến tim mạch: Nồng độ ure thay đổi sẽ làm tăng huyết áp, khiến mạch đập nhanh và nhỏ hơn. Nguy hiểm có thể gây ra trụy mạch, gây nguy hiểm tới tính mạng.
  • Ảnh hưởng tiêu hóa: Ure máu thấp có thể khiến người bệnh mệt mỏi, ăn không ngon, buồn nôn, tiêu chảy,…
  • Ảnh hưởng đến thân nhiệt: Sự thay đổi chỉ số ure máu sẽ khiến nhiệt độ cơ thể giảm.
  • Ngoài ra, những người bị bệnh gan sẽ gặp nhiều nguy hiểm khi chỉ số ure trong máu thấp hơn bình thường.

Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ure máu

Trong quá trình xét nghiệm ure máu để đánh giá tình trạng sức khỏe, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như:

  • Trước khi xét nghiệm bạn sử dụng thực phẩm giàu protein có thể làm chỉ số ure trong máu tăng cao.
  • Sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, gây mất nước và kết quả xét nghiệm sai.
  • Các loại thuốc sau cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm: minoglycoside, tobramycin, corticosteroid, kháng sinh tetracycline,…
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ure máu
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ure máu

Vậy nên để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, trước khi thực hiện hãy nói chuyện và chia sẻ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, những loại thuốc bạn sử dụng trước đó. Chỉ số ure trong máu cũng có thể thay đổi theo độ tuổi và giới tính, thể trạng.

Chỉ số ure máu thấp thường rất hiếm gặp, vậy nên bạn cũng không cần quá lo lắng nếu có hiện tượng này. Bạn có thể chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt hằng ngày. Để xác định được chính xác tình trạng của gan và thận, bác sĩ cần kiểm tra và xét nghiệm nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ những bất thường nào xảy ra, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn chính xác.

Array

Chia sẻ

Cholesterol cao là bệnh lý gây nguy hiểm tới tính mạng

Cholesterol Cao Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Triệt Để

Theo thống kê, trên 30% người trưởng thành ở Việt Nam mắc chứng cholesterol cao. Vậy đây là bệnh gì,...
Cách Nhận Biết Nhóm Máu Chuẩn Xác Mà Bạn Có Thể Thực Hiện Ở Nhà

Cách Nhận Biết Nhóm Máu Chuẩn Xác Mà Bạn Có Thể Thực Hiện Ở Nhà

Nhóm máu là một trong những yếu tố quan trọng mà mỗi người cần biết. Nhận biết nhóm máu của...
Xét Nghiệm IgG: Ý Nghĩa Khi Thực Hiện Và Một Số Lưu Ý Cần Nắm

Xét Nghiệm IgG: Ý Nghĩa Khi Thực Hiện Và Một Số Lưu Ý Cần Nắm

IgG là kháng thể có khả năng đi qua nhau thai, giúp bảo vệ thai nhi bằng khả năng miễn dịch....
Xét Nghiệm NS1 Là Gì, Khi Nào Thực Hiện Và Cần Lưu Ý Gì?

Xét Nghiệm NS1 Là Gì, Khi Nào Thực Hiện Và Cần Lưu Ý Gì?

Xét nghiệm NS1 là xét nghiệm cần thiết, giúp phát hiện kịp thời và chuẩn xác virus sốt xuất huyết...
Creatinine Thấp Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Creatinine Thấp Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Creatine là một axit amin được tạo ra tự nhiên trong cơ thể và một lượng nhỏ đến từ thực...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top