Xét Nghiệm GPT Là Gì? Quy Trình & Định Lượng Chỉ Số GPT Trong Máu
Bên cạnh chỉ số GOT, GPT cũng là một chỉ số được sử dụng để đánh giá chức năng của gan. Xét nghiệm GPT giúp bác sĩ, chuyên gia chẩn đoán chính xác sức khỏe người bệnh, đồng thời có hướng điều trị phù hợp.
Xét nghiệm GPT là gì?
GPT hay ALT (Alanine Aminotransferase) là một enzyme có chủ yếu trong gan. Ngoài ra, enzyme này cũng có một số lượng ít trong thận, tim và cơ xương. Khi gan có bất kỳ chấn thương nào hoặc các bệnh có ảnh hưởng đến gan, GPT sẽ giải phóng vào máu. Do vậy, chỉ số GPT trong xét nghiệm máu sẽ tăng nếu gan có vấn đề.
Xét nghiệm GPT là đo chỉ số GPT có trong máu giúp phát hiện các tổn thương của gan gây ra bởi thuốc, chấn thương hoặc bệnh lý. Một số bệnh lý làm giảm chức năng gan có thể kể đến như xơ gan, viêm gan,…
Khi nào bạn nên xét nghiệm GPT?
Trong cơ thể con người, men gan GPT có tác dụng phân hủy thức ăn thành năng lượng. Tuy nhiên, nếu gan có những tổn thương, chỉ số GPT trong máu sẽ tăng do enzyme này được giải phóng vào máu.
Các chuyên gia sẽ chỉ định xét nghiệm chỉ số GPT trong máu với một số trường hợp như:
- Có hiện tượng đau dạ dày.
- Da vàng, ngứa da.
- Thường xuyên mệt mỏi, khó chịu.
- Nước tiểu sẫm màu hơn bình thường.
- Phân có màu sáng.
Ngoài ra, trong một số trường hợp dưới đây, bệnh nhân cũng có thể phải thực hiện xét nghiệm GPT:
- Người có tiếp xúc với virus viêm gan.
- Sử dụng nhiều đồ có cồn.
- Gia đình có tiền sử bệnh gan.
- Sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan.
Ý nghĩa của xét nghiệm chỉ số GPT
Chỉ số GPT có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe nói chung và đối với gan nói riêng. Cụ thể:
- Qua chỉ số GPT trong máu sẽ giúp bác sĩ có thể xác định được những bệnh liên quan đến gan như xơ gan, viêm gan (viêm gan có thể do rượu, do thuốc hay do virus).
- Kiểm tra những tổn thương của gan nếu có.
- Tìm hiểu nguyên nhân của triệu chứng vàng da là do máu hay có bất thường ở gan.
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh khác nhưng có tác dụng lên gan cũng được xét nghiệm GPT để theo dõi tình trạng gan.
Quy trình thực hiện xét nghiệm GPT
Để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề và thực hiện theo quy trình dưới đây.
Trước khi thực hiện cần lưu ý gì?
Trước khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh cần chú một số vấn đề sau:
- Tránh hoạt động, tập thể dục thể thao quá nặng.
- Thông báo cho bác sĩ về những thuốc bạn đang sử dụng, những thuốc bạn dị ứng (nếu có).
- Đối với phụ nữ thì nên nói với bác sĩ nếu bạn đang có thai.
- Nếu có bất cứ lo lắng nào khi thực hiện xét nghiệm, bạn nên trao đổi thẳng thắn với bác sĩ để được tư vấn chính xác.
- Nên mặc trang phục thoải mái, áo ngắn tay để dễ dàng trong quá trình lấy máu.
Quy trình thực hiện xét nghiệm
Khi thực hiện xét nghiệm GPT, nhân viên y tế sẽ thực hiện các bước như sau:
- Quấn một dải băng dài vào tay lấy máu để ngăn máu lưu thông.
- Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn.
- Tiêm vào tĩnh mạch, nhiều trường hợp phải tiêm nhiều hơn 1 lần.
- Tháo băng khỏi tay khi đã lấy đủ lượng máu cần thiết.
- Dùng gạc hoặc bông thoa lên chỗ mới tiêm.
- Dán chỗ vừa tiêm bằng băng dán cá nhân.
Lưu ý khi sau xét nghiệm GPT
Khi thực hiện xét nghiệm GPT có thể bạn sẽ bị đau ở chỗ lấy máu. Mức độ đau ít hay nhiều sẽ tùy thuộc vào kỹ năng của người lấy máu, tình trạng của tĩnh mạch,…
Sau khi xét nghiệm bạn có thể hoạt động trở lại bình thường nếu không quá đau. Nếu có bất kỳ những bất thường nào xảy ra hay có câu hỏi, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GPT trong xét nghiệm máu
Thông thường, chỉ số GPT ở người có sức khỏe bình thường dao động từ 7 đến 55 đơn vị mỗi lít. Ở nam giới có thể cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, khi thực hiện xét nghiệm, những ảnh hưởng bên ngoài có thể tác động đến kết quả. Cụ thể:
- Một số loại thuốc có thành phần từ thiên nhiên có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm nếu bạn sử dụng.
- Các hoạt động mạnh, tập thể dục thể thao quá sức, chấn thương cũng có thể làm chỉ số GPT cao hơn bình thường.
- Những đối tượng có đặt ống thông tim mạch hoặc có thực hiện phẫu thuật có thể làm tăng nồng độ GPT trong máu.
- Ngoài ra, một số thuốc sau cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm: carbamazepine, cephalosporin, chlordiazepoxide, chlorpropamide, clofibrate, cloxacillin, acetaminophen, allopurinol, acid aminosalicylic (PAS),….
Vậy nên trước khi thực hiện xét nghiệm GPT, người bệnh nên lưu ý giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt nên nói với bác sĩ về tình trạng sức khỏe cũng như những thuốc đang sử dụng để bác sĩ có thể hỗ trợ chính xác nhất.
Khi nào chỉ số GPT cao?
Chỉ số xét nghiệm GPT máu có thể tăng trong một số trường hợp sau:
- Người bị viêm gan, hoại tử gan.
- Trường hợp thiếu máu gan, xơ gan, khối u trong gan cũng làm GPT tăng
- Tắc mật.
- Người bị bỏng, bị chấn thương cơ vân.
- Người bị viêm cơ, viêm tụy, nhồi máu cơ tim hoặc bị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân. do nhiễm trùng.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!