Vi Khuẩn HP Lợi Hại” Như Thế Nào? Phòng Ngừa Ra Sao?

Nhắc đến các bệnh lý dạ dày, chúng ta đều ngay lập tức nghĩ đến vi khuẩn HP – tác nhân gây bệnh chính. Loại vi khuẩn này thực tế “lợi hại” đến mức độ nào? Có thể diệt tận gốc hay không?

Vi khuẩn HP là gì? Cơ chế hoạt động ra sao?

Vi khuẩn HP – Helicobacter Pylori là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong dạ dày của các bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày HP, viêm loét dạ dày. Chúng được mệnh danh là những loài vi khuẩn có khả năng sinh tồn cực khủng bởi có thể sinh sống trong môi trường với nồng độ axit cao như dạ dày.

Sở dĩ chúng có thể tồn tại là bởi vì chúng có khả năng tự tiết ra một loại enzyme có tên là Urease giúp trung hòa nồng độ acid. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến niêm mạc dạ dày tá tràng bị viêm loét, tổn thương.

Thực tế, có đến hơn 200 loại vi khuẩn HP khác nhau, và không phải vi khuẩn HP cũng gây viêm loét dạ dày. Bệnh chỉ hình thành khi phát hiện có vi khuẩn HP mang gen CagA.

Về cấu trúc, vi khuẩn HP được cấu tạo gồm thân cơ thể hình giun và các đuôi mảnh ở mỗi đầu với tổng chiều dài lên đến 1,5 – 5µm. Cấu tạo các đuôi này giúp vi khuẩn di chuyển một cách dễ dàng trong dịch nhầy dạ dày và bám trụ ở nhiều vị trí như hang vị, tá tràng, thận vị.

Mô phòng cấu trúc vi khuẩn HP dạ dày
Mô phòng cấu trúc vi khuẩn HP dạ dày

Vậy, loại vi khuẩn này hoạt động ra sao?

Ban đầu, virus HP tấn công vào dạ dày và gây ra những vết loét trên niêm mạc gây ra tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa. Các vết loét này càng xuất hiện nhiều hơn và lan rộng hơn nếu không phát hiện sớm và có biện pháp loại bỏ loại vi khuẩn này.

Vi khuẩn HP có lây không? Nguy hiểm như thế nào?

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, nguy hiểm nhất phải kể đến là ung thư dạ dày.

Nguy hiểm hơn, chúng có thể lây nhiễm giữa người với người qua nhiều con đường, cụ thể:

  • Đường miệng: Không chỉ xuất hiện trong dạ dày mà vi khuẩn HP còn tồn tại trong nước bọt của người bệnh. Chúng sẽ lẫn trong axit dạ dày và di chuyển lên thực quản và khoang miệng khi người bệnh mắc chứng trào ngược dạ dày. Lúc này, vi khuẩn có thể lây lan cho người khác nếu có tiếp xúc ăn uống hoặc dịch bắn.
  • Dụng cụ y tế: Đây là một đường lây lan thường gặp ở những cơ sở y tế kém chất lượng. Khi tiến hàng kiểm tra cho một bệnh nhân đau dạ dày, vi khuẩn HP dạ dày có thể bám lại và sinh sôi trên các dụng cụ y tế. Nếu như các dụng cụ này không được thay mới hoặc không được vệ sinh sạch sẽ sẽ lây lan vi khuẩn cho bệnh nhân sau đó. Do vậy, bệnh nhân nên đặc biệt lưu ý khi lựa chọn địa chỉ khám đảm bảo chất lượng.
  • Đường chất thải: Chất thải của người mắc bệnh dạ dày sẽ có chứa vi khuẩn HP, nếu như việc xử lý chất thải không được đảm bảo khiến vi khuẩn bám vào một số vật thể, sinh vật trung gian có thể khiến vi khuẩn lây lan ra diện rộng. Vì thế, khi xử lý chất thải, đặc biệt phải sử dụng xà phòng sát khuẩn thật cẩn thận.

Có thể thấy, vi khuẩn HP rất dễ lây lan từ các nguồn mà chúng ta không thể ngờ đến. Tùy vào môi trường và nguồn dinh dưỡng dự trữ mà loại vi khuẩn này có thể tồn tại bên ngoài môi trường từ 1 – 6 tiếng thông qua việc bám vào các vật thể trước khi tìm được vật chủ sống để xâm nhập.

Dụng cụ y tế bẩn là nguồn lây lan vi khuẩn HP
Dụng cụ y tế bẩn là nguồn lây lan vi khuẩn HP

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày

Tất cả mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn đều có nguy cơ nhiễm HP. Việc phát hiện loại vi khuẩn này rất khó bởi ban đầu mặc dù xâm nhập và gây viêm loét trong dạ dày nhưng không có nhiều biểu hiện đau rõ rết.

Dấu hiệu ở trẻ em:

  • Đau ở vùng thượng vị, xung quanh vùng rốn và lan lên xương ức.
  • Suy nhược, thường xuyên mệt mỏi, sút cân không rõ lý do.
  • Thường xuyên bị ợ sau khi ăn, nôn mửa có kèm theo máu.
  • Đi ngoài phân có màu đen.

Dấu hiệu ở người lớn:

  • Đau vùng thượng vị, nhất là khi ăn no, cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội.
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
  • Tiêu hóa rối loạn, mắc chứng khó tiêu, chướng bụng.
  • Cơ thể suy nhược, cân nặng giảm đáng kể.
  • Liên tục buồn nôn, đặc biệt là sau khi ăn, khi nằm xuống.
Cảm giác buồn nôn, ợ chua, ợ nóng liên tục xuất hiện
Cảm giác buồn nôn, ợ chua, ợ nóng liên tục xuất hiện

Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP

Mục đích của xét nghiệm vi khuẩn HP là nhằm kiểm tra tình trạng nhiễm trùng dạ dày và đưa ra những nhận định về hiệu quả điều trị đối với từng trường hợp bệnh cụ thể.

Hiện tại, các phương pháp xét nghiệm sau đây thường được sử dụng để phát hiện vi khuẩn HP:

  • Xét nghiệm kháng thể máu: Nếu phát hiện trong máu có xuất hiện những kháng thể của vi khuẩn HP, có thể kết luận được bệnh nhân đang nhiễm hoặc đã từng bị nhiễm loại vi khuẩn này.
  • Kiểm tra hơi thở: Như đã đề cập ở trên, vi khuẩn HP có thể tồn tại trong khoang miệng, do vậy việc kiểm tra hơi thở cũng có thể phát hiện loại vi khuẩn này. Để đánh giá hiệu quả điều trị nhiễm vi khuẩn HP, xét nghiệm này cũng được tiến hành.
  • Xét nghiệm phân: Mục đích của xét nghiệm phân là để tìm kháng nguyên để xác định những chất nào trong hệ miễn dịch có khả năng chống lại vi khuẩn HP.
  • Sinh thiết dạ dày: Đây là phương pháp xét nghiệm mẫu bệnh phẩm từ niêm mạc dạ dày và mang soi xét nghiệm. Đây là phương pháp có kết quả nhận định chính xác nhất nhưng để lấy được mẫu bệnh phẩm niêm mạc dạ dày sẽ vô cùng rủi ro.

Việc tiến hành xét nghiệm không phải lúc nào cũng cho kết quả chính xác, vì thế đa phần bệnh nhân cần tiến hành nhiều xét nghiệm cùng lúc.

Tiến hành xét nghiệm kháng thể trong máu của bệnh nhân
Tiến hành xét nghiệm kháng thể trong máu của bệnh nhân

Vi khuẩn HP có chữa được không? Điều trị như thế nào?

Loại vị khuẩn này có thể chữa được, tuy nhiên vấn đề nan giải hơn là chúng có thể tái nhiễm rất nhanh sau điều trị. Y học hiện nay có khá nhiều phương pháp giúp tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn HP, ứng dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày cho nhiều bệnh nhân. Sau đây là những cách điều trị đang được y học sử dụng:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Là một giải pháp hiệu quả được chỉ định trong nhiều trường hợp. Các loại thuốc thông dụng nhất có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng sinh Amoxicillin: Là một loại kháng sinh phổ biến được chỉ định trong phác đồ điều trị đau dạ dày do nhiễm khuẩn vi khuẩn HP. Cũng bởi là một loại kháng sinh được sử dụng nhiều nên hiện tại tỉ lệ kháng kháng sinh Amoxicillin của vi khuẩn HP đã lên đến khoảng 43%. Do vậy, hiệu quả mà loại kháng sinh này mang lại không thực sự triệt để.
  • Metronidazol và Tinidazol: Đây là 2 loại kháng sinh cùng thuộc nhóm Nitroimidazole được sử dụng trong điều trị dự phòng các trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến dạ dày, đại tràng. Thuốc có tác dụng trực tiếp tại tại dày với công dụng khá mạnh. Tuy nhiên tỉ lệ kháng kháng sinh với 2 loại này cũng ở mức cao: 44.1%.
  • Levofloxacin: Một loại kháng sinh liều mạnh trong việc tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày. Tỷ lệ kháng kháng sinh thấp hơn 2 loại trên, ở mức 25.5%. Tuy nhiên thuốc gây ra rất nhiều tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
  • Bismuth subcitrate: Được sử dụng chung với các loại thuốc khác với mục đích gia tăng tỉ lệ điều trị bệnh hiệu quả. Thuốc giúp làm giảm tổn thương trên niêm mạc dạ dày và bảo vệ các vết thương đó khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
  • Thuốc ức chế acid dạ dày: Thuốc được sử dụng chung với những loại thuốc khác nhằm hỗ trợ gia tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn HP. Thuốc ức chế acid dạ dày có hai loại: Ngăn cản quá trình tiết acid và ức chế bơm proton PPI.
Một số loại thuốc ức chế acid dạ dày được kê đơn sử dụng trong điều trị nhiễm vi khuẩn HP
Một số loại thuốc ức chế acid dạ dày được kê đơn sử dụng trong điều trị nhiễm vi khuẩn HP

Thực tế, việc sử dụng các loại thuốc Tây y không được khuyến khích sử dụng lâu dài, đặc biệt là với những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính và trẻ nhỏ. Người bệnh rất dễ bị phụ thuộc vào thuốc. Trong khi thuốc lại gây ra nhiều phản ứng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Sử dụng một số mẹo dân gian giúp hỗ trợ ngăn cản sự phát triển và tấn công của vi khuẩn HP đối với dạ dày:

  • Nghệ vàng: Đã quá quen thuộc và phổ biến với công dụng điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,… Hoạt chất quan trọng có trong nghệ vàng bao gồm curcumin, quercetin và beta-carotene giúp ức chế các loại vi khuẩn có hại tấn công niêm mạc dạ dày, bao gồm cả vi khuẩn HP.
  • Chè dây: Một hoạt chất cũng có tác dụng cản trở hoạt động của vi khuẩn HP đó là flavonoid có trong thành phần cây Chè dây. Hiệu quả điều trị của loại cây thuốc nam này không cao như một số loại thuốc khác nhưng điểm cộng là tỷ lệ vi khuẩn kháng hoạt chất flavonoid rất thấp.
  • Dạ cẩm: Là một loại cây thuốc nam được sử dụng với mục đích trị viêm họng, viêm loét dạ dày tá tràng. Có khá nhiều thành phần có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP được tìm thấy trong loại cây này, ví dụ như anthraglycosid, saponin, alkaloid. Sử dụng cây dạ cẩm cũng có công dụng làm lành vết thương nhanh chóng, ngăn tiết acid dạ dày và giảm đau rất tốt.
Cây dạ cẩm được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP
Cây dạ cẩm được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP

Phòng ngừa lây nhiễm và tái phát vi khuẩn HP?

Việc điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày gặp nhiều khó khăn là bởi loại vi khuẩn này có nguy cơ tái nhiễm rất cao. Chúng vừa có khả năng sinh tồn trong môi trường acid dạ dày lại vừa có thể kháng lại kháng sinh. Do vậy, để triệt để điều trị là vô cùng khó khăn.

Thống kê cho thấy, khoảng 25% bệnh nhân nhiễm khuẩn vi khuẩn HP bị tái phát. Đặc biệt ở trẻ em, tỉ lệ này có thể lên đến xấp xỉ 55%. Đây là những con số đáng báo động, và đặt ra một vấn đề cực kỳ cần thiết đó là đề ra phương án phòng ngừa tái nhiễm.

Điều này là quan trọng hơn cả trong quá trình điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa mà bệnh nhân có thể tham khảo:

  • Tuyệt đối tuân thủ chỉ định điều trị: Thông thường sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân vẫn sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc tránh tái nhiễm. Rất nhiều bệnh nhân chủ quan trong vấn đề điều trị bệnh, đơn cử là việc dùng thuốc sai liều lượng, tự ý thay đổi liều lượng khiến vi khuẩn HP lại có cơ hội xâm nhập một lần nữa.
  • Tái khám định kỳ: Trong suốt quá trình điều trị và sau điều trị, người bệnh cần tái khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe và nhận định sớm những vấn đề bất thường trong cơ thể. Khám định kỳ sức khỏe có vai trò đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán sớm và điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Vi khuẩn HP có thể dễ dàng lây lan qua đường ăn uống, vệ sinh. Do vậy, cách duy nhất để ngăn chặn việc này là xây dựng thói quen rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh; ăn chín, uống sôi; lựa chọn nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn.
  • Loại bỏ các thói quen xấu: Có rất nhiều thói quen xấu chúng ta vẫn lặp lại hàng ngày mà không nghĩ rằng đây có thể là một nguồn lây nhiễm vi khuẩn HP vô hình. Một vài thói quen như cắn móng tay, dùng chung vật dụng cá nhân, không vệ sinh tay khi tiếp xúc với vật dụng công cộng,…
An toàn vệ sinh thực phẩm luôn cần đặt lên hàng đầu
An toàn vệ sinh thực phẩm luôn cần đặt lên hàng đầu

Có thể thấy chúng ta đang quá thờ ơ và coi thường vi khuẩn HP. Chúng có thể tồn tại ngay xung quanh chúng ta và có thể xâm nhập cơ thể bất kỳ lúc nào. Những thông tin trên đây chắc hẳn sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích trong nhận định, phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn vi khuẩn HP. Hãy chủ động hơn để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

Array

Chia sẻ

Nhất Nam Bình Vị Khang chữa HP dạ dày

Nhất Nam Bình Vị Khang chữa HP dạ dày TOÀN DIỆN, không làm hại lợi...

Điều trị viêm loét HP dạ dày vẫn thường là “bài toán khó”, nhất là khi tỉ lệ kháng kháng...
Cô gái trẻ THOÁT KHỎI "sợ hãi" vì bệnh viêm dạ dày vi khuẩn Hp di truyền nhờ bài thuốc Bình vị thần hiệu thang

Cô Gái Trẻ Thoát Khỏi Bệnh Viêm Dạ Dày HP Di Truyền Nhờ Bài Thuốc...

“Mình đã không còn nhớ chính xác mình bị viêm dạ dày HP từ bao giờ nữa. Chỉ biết qua...
Giải pháp trị viêm dạ dày Hp Quân dân 102

Liệu Trình Viêm Dạ Dày Hp Quân Dân 102 Với Bình Vị Thần Hiệu Thang

Đột phá của liệu trình điều trị dạ dày Hp tại Quân dân 102 là sự kết hợp hoàn hảo...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top