Trào Ngược Dạ Dày Gây Mệt Mỏi: Nguyên Nhân Và Các Cách Khắc Phục

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản kéo theo nhiều triệu chứng nguy hiểm về lâu dài ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và có khả năng tái phát cao. Liệu có giải pháp nào có thể sử dụng cho các người bệnh bị trào ngược dạ dày gây mệt mỏi, hãy cũng tham khảo bài viết sau đây.

Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản là như thế nào?

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD: Gastroesophageal Reflux Disease) được xác định là tình trạng các chất trong lỏng dạ dày trào ngược lên vào thực quản dẫn đến các triệu chứng bệnh khó chịu và nhiều biến chứng. Các chất trào ngược của dạ dày có thể đi vào khoang miệng ở vùng hầu họng, đi vào thanh quản hoặc vào phổi của bệnh nhân. Trào ngược dạ dày – thực quản có thể được chia làm hai loại là có tổn thương và không có tổn thương thực quản trên hình ảnh nội soi dạ dày.

Bệnh tật luôn đi cùng việc sức khỏe suy kiệt, cơ thể mệt mỏi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống hằng ngày. Đối với bệnh trào ngược dạ dày – bệnh liên quan trực tiếp đến dạ dày và đường tiêu hóa thì bệnh nhân càng bị ảnh hưởng nhiều mỗi khi ăn uống, các triệu chứng đi kèm lại có thể xuất hiện mỗi khi lên cơn đau thường khó lòng kiểm soát được.

Vậy trào ngược dạ dày có gây mệt mỏi cho bệnh nhân không? Câu trả lời chắc chắn là có, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Trào ngược dạ dày khiến bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, khó chịu và suy nhược cơ thể nặng nề.

Các nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày gây mệt mỏi

Theo các bác sĩ, trào ngược dạ dày gây mệt mỏi là triệu chứng bệnh thường gặp nhất. Tình trạng này xuất phát từ những nguyên nhân thường thấy sau:

Tác dụng phụ của thuốc

Các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thường tìm đến thuốc với mong muốn kiểm soát được các triệu chứng bệnh của họ. Tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc  mà không tham khảo trước ý kiến của bác sĩ hoặc dùng quá liều không theo đơn. Thường thấy nhất là các loại thuốc ức chế Histamin, chất ức chế bơm Proton. Những loại thuốc kháng thụ thể Histamin thường gặp như là Cimetidine, Famotidine, Nizatidine… đôi khi có thể đưa đến cho bệnh nhân mệt mỏi, uể oải.

Bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn liều dùng phù hợp
Bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn liều dùng phù hợp

Những thuốc ức chế bơm Proton như Lansoprazole, Omegazole… có cũng thể gây mệt mỏi cho người bệnh. Loại thuốc này khiến cơ thể bệnh nhân không thể hấp thụ được sắt hay vitamin B12 hiệu quả. Việc thiếu hụt dinh dưỡng gây ra do sử dụng thuốc ức chế bơm Proton có thể dẫn đến thiếu máu và mệt mỏi.

Bởi vì lý do đó, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn liều dùng, đảm bảo tránh được nguy cơ có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn nếu cần dùng thuốc.

Thực quản bệnh nhân bị tổn hại

Chứng trào ngược acid trong dạ dày cứ kéo dài hoặc cũng có thể trở nên trầm trọng hơn gây ra nhiều phiền toái cho cho cuộc sống của bệnh nhân. Một bài viết trên “Tạp chí Thế giới về Hệ tiêu hóa” năm 2011 cho biết biến chứng thường gặp nhất của trào ngược dạ dày chính là viêm thực quản ăn mòn. Bị chảy máu mãn tính do viêm loét thực quản có làm cho bệnh nhân bị thiếu máu và bị mệt mỏi kéo dài. Tình trạng thiếu máu cũng là dấu hiệu cảnh báo cho bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản đang trở nên nghiêm trọng.

Sốt gây mệt mỏi

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị mệt mỏi còn có thể do sốt – một triệu chứng đi kèm khi bị trào ngược dạ dày. Khi bệnh đã trở nên nghiêm trong, dạ dày người bệnh bị viêm nhiễm, ăn mòn và dẫn đến hiện tượng chảy máu dạ dày mãn tính. Lúc này, bệnh nhân sẽ vừa bị suy nhược lại có thể bị sốt cao. Tình trạng này nếu không tìm được biện pháp điều trị phù hợp khiến họ bị mệt mỏi kéo dài.

Liên tục buồn nôn và nôn

Một trong những biến chứng thường thấy của trào ngược dạ dày chính là buồn nôn và nôn. Triệu chứng này có thể xảy ra với tần suất khá ít với người bệnh bị nhẹ nhưng cũng có thể thường xuyên. Chính việc buồn nôn và nôn thường xuyên này, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Do đó, việc tìm ra biện pháp điều trị nhanh chóng và phù hợp là điều vô cùng quan trọng.

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi do đau lưng hoặc mất ngủ

Một trong những vấn đề khác thường gặp ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày đó là đau lưng. Bệnh nhân để hạn chế tình trạng trào ngược thường kê cao gối với mong muốn hạn chế triệu chứng bệnh. Tuy nhiên điều này vô tình gây ra áp lực cho dây thần vai gáy khiến cho người bệnh đau lưng, mệt mỏi hơn, căng thẳng và stress hơn hoặc thoái hóa cột sống.

Ngoài ra, bệnh nhân bị mất ngủ trào ngược dạ dày cũng gây tình trạng mệt mỏi. Theo các bác sĩ, hiện tượng trào ngược acid trong dạ dày hay xuất hiện nhiều nhất là vào ban đêm. Điều này khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không sâu giấc, trằn trọc và khó chịu. Tất cả đều sẽ khiến họ bị mệt mỏi, uể oải kéo dài và không có năng lượng làm việc, học tập gì.

Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Đau Họng Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào?

Bệnh nhân bị mất ngủ trào ngược dạ dày cũng gây tình trạng mệt mỏi
Bệnh nhân bị mất ngủ trào ngược dạ dày cũng gây tình trạng mệt mỏi

Một số nguyên nhân khác

Đôi khi bệnh nhân cũng bị mệt mỏi bởi các yếu tố điều kiện khác không liên quan đến trào ngược dạ dày. Ví dụ như một số bệnh lý khác là bệnh nhân bị trầm cảm, bệnh tuyến giáp, suy thận… đi kèm theo. Thế nên nếu bị mệt mỏi kéo dài, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và chữa trị sớm.

Những biến chứng gây ra do bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày – thực quản còn để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh như sau:

  • Viêm, loét thực quản.
  • Hẹp thực quản.
  • Barrett thực quản (hay còn được biết đến là tiền ung thư thực quản).
  • Ung thư thực quản.
  • Viêm mũi xoang, viêm họng, viêm phổi và viêm phế quản.

Các cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây mệt mỏi

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi chỉ có thể cải thiện được nếu bệnh nhân sớm phát hiện và nhanh chóng có giải pháp chữa trị phù hợp. Trước khi quyết định áp dụng phương pháp điều trị, bạn nên chủ động tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia, đặc biệt ưu tiên các giải pháp phù hợp với thể trạng và thể bệnh của mình.

Cải thiện trào ngược dạ dày gây mệt mỏi bằng mẹo dân gian

Bên cạnh các biện pháp điều trị bệnh từ thuốc Tây y, bệnh nhân có thể tham khảo và chữa trị trào ngược dạ dày bằng các mẹo dân gian để ngăn ngừa tác dụng phụ. Các mẹo dân gian sử dụng một số nguyên liệu từ thiên nhiên đem lại cảm giác dễ chịu, giảm được triệu chứng trào ngược.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh đã trở nặng và đã tái phát nhiều lần, người bệnh nên cân nhắc trước khi áp dụng. Phương pháp này không đem lại hiệu quả triệt để và không có khả năng thay thế thuốc đặc trị.

  • Gừng tươi: Gừng có đặc tính ấm, vị cay nhẹ, có công dụng tốt trong điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Để chữa trào ngược dạ dày bằng gừng, bạn cần đem gừng tươi đã cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng, đem ngâm với dấm táo cùng đường đã đun sôi. Ủ hỗn hợp đã trong 1 tuần là có thể dùng được, nên ăn 1 lát trước mỗi bữa ăn.
  • Cây lô hội: Chất polysaccharides có trong cây lô hội giúp kích thích khả năng làm lành tổn thương, trung hòa acid trong dạ dày và đào thải độc tố bên trong cơ thể. Để cơ thể hấp thụ tốt thực phẩm, bạn nên rửa sạch, bóc vỏ và xay nhuyễn phần nhân và vắt lấy nước uống.
  • Nước ion kiềm: Nước uống điện giải ion kiềm cũng là một giải pháp tốt giúp giảm nhanh triệu chứng trào ngược dạ dày.

Xem thêm: Dùng Cây Rau Mương Chữa Trào Ngược Dạ Dày Có Hiệu Quả Không? 

Các mẹo dân gian sử dụng một số nguyên liệu từ thiên nhiên giúp giảm được triệu chứng trào ngược
Các mẹo dân gian sử dụng một số nguyên liệu từ thiên nhiên giúp giảm được triệu chứng trào ngược

Chữa trào ngược dạ dày gây mệt mỏi bằng y học cổ truyền

Các bài thuốc ứng dụng y học cổ truyền có khả năng hạn chế nỗi lo về  tác dụng phụ, đồng thời có thể cân bằng tính hiệu quả, giúp người dùng đẩy lùi được biểu hiện trào ngược dạ dày, bồi bổ sức khỏe.

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng cam thảo, ô dược, diên hồ sách, hương phụ, trần bì và sa nhân đun sắc cùng 1,5 lít nước. Đến khi thuốc cạn vừa đủ 4 bát nhỏ tắt bếp, dùng hết trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Kết hợp thược dược, chi tử, trần bì, bối mẫu, tả trạch, đan bì với nhau. Đun cùng 2 lít nước đến khi cạn còn một nữa. Bài thuốc thích hợp sử dụng cho người bệnh bị nóng trong.

Đặc biệt, với mong muốn điều trị hiệu quả chứng trào ngược dạ dày cho nhiều đối tượng bệnh nhân, Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân Dân 102 đã dành thời gian nghiên cứu và phát triển thành công phác đồ điều trị ĐA TÁC ĐỘNG.

Giai đoạn 1 – GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG:

Phác đồ điều trị trào ngược Quân Dân 102 ra đời với mong muốn khắc phục sớm các triệu chứng bệnh từ giai đoạn đầu. Giai đoạn điều trị triệu chứng theo nguyên tắc:

  • Giảm dịch vị, Điều hòa dịch vị nhằm ngăn van thực quản bị kích thích mở.
  • Kiện tỳ, khôi phục chức năng của dạ dày tự nhiên nhằm giúp dạ dày co bóp và tiêu hóa tốt thức ăn nhằm tháo rỗng dạ dày, hạn chế ứ đọng, giảm áp lực cho dạ dày gây tràn dịch axit lên thực quản.
  • Đẩy mạnh lực co thắt dưới thực quản để siết chặt van thực quản.

Nguyên tắc này sẽ tạm thời kiểm soát được tình trạng dịch và axit dư thừa của dạ dày trào lên trên ống thực quản, loại trừ vấn đề đầy hơi, nấc cụt và các cơn ợ nóng, ợ chua cho người bệnh”.

Giai đoạn này thường diễn ra trong khoảng 2 tuần – 4 tháng tùy theo mức độ trào ngược của bệnh nhân và khả năng đáp ứng thuốc trên cơ địa của từng người.

Giai đoạn 2 – GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ CĂN NGUYÊN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN:

Đối với chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản, kiểm soát triệu chứng chỉ là biện pháp khắc phục tạm thời sao cho ngăn không để axit trào lên ngược thực quản trong thời gian ngắn. Muốn có được hiệu quả lâu dài, bệnh nhân cần được loại trừ căn nguyên của bệnh.

Trong giai đoạn hai, phác đồ điều trị kết hợp nhiều vị thảo dược có tác dụng làm lành niêm mạc dạ dày, thực quản, an thần, kiện tỳ, hành khí hoạt huyết, giảm căng thẳng như: Ý dĩ, Hạt sen, Chi tử, Diệp Hạ Châu, Ô tặc cốt, Cà gai leo, Hạ Khô Thảo, Ngũ Vị Tử, Trần Bì, Bạch thược, Sa nhân, Đương quy, Bạch thược, Tiểu Hồi…

Lá Khôi là thành phần vô cùng quan trọng trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày
Lá Khôi là thành phần vô cùng quan trọng trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày

Thành phần thuốc trong giai đoạn này còn có thêm LÁ KHÔI TÍA. Đây là vị thuốc vô cùng hiệu quả trong việc điều trị trào ngược và các bệnh dạ dày, đã được chứng minh qua các quyển ghi chép lại quá trình trị bệnh của Y học cổ truyền và nghiên cứu khoa học. Lá khôi tía chứa nhiều Tanin và Glycosid giúp chống viêm, làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày, thực quản và kiểm soát tốt ợ hơi, tức ngực buồn nôn, nôn và chướng bụng.

Hiệu quả của giai đoạn này sẽ diễn tiến trong khoảng thời gian 1 – 1,5 tháng trong việc xử lý căn nguyên trào ngược và khắc phục các tổn thương ở niêm mạc dạ dày và thực quản.

Giai đoạn 3 – GIAI ĐOẠN NÂNG CAO ĐỀ KHÁNG, ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG

Chứng bệnh này dễ tái phát và cũng kéo dài lâu, khó chữa khỏi nên điều trị dự phòng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn 3 của phác đồ điều trị từ bệnh viện Quân Dân 102, bệnh nhân sẽ tiếp tục được điều trị theo nguyên tắc BỔ CHÍNH để nâng cao sức đề kháng và bồi bổ cho tỳ vị.

Thành phần thuốc chủ đạo của giai đoạn này là các thảo dược bổ huyết, dưỡng khí, dưỡng tâm, an thần, phục hồi chính khí đồng thời nâng cao miễn dịch tại dạ dày như hạt sen, ý dĩ,ô tặc cốt, đương quy, ô dược… Thời gian điều trị trong giai đoạn này thường dao động khoảng 1 tháng.

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản đến từ Quân Dân 102 là giải pháp điều trị bệnh hiệu quả cao, có nhiều ưu điểm được ghi nhận. Đặc biệt hiệu quả của phác đồ là có căn cứ, nhờ phát triển từ bài thuốc đặc trị trào ngược dạ dày Bình Vị Thần Hiệu Thang và sự hỗ trợ lớn từ y học hiện đại.

Khắc phục trào ngược dạ dày gây mệt mỏi nhờ xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ và đặc trị, người bệnh nên xây dựng và duy trì đồng thời các thói quen sống lành mạnh, khoa học. Điều này giúp giảm nguy cơ bệnh tái phát và nâng cao tác dụng của các giải pháp đặc trị, cụ thể:

  • Đi ngủ trước 11h đêm, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước khi ngủ 30 phút. Cố gắng duy trì giấc ngủ sâu kéo dài từ 7 – 9h/ ngày.
  • Áp dụng tư thế ngủ đúng, hạn chế việc kê cao gối để tránh nguy cơ trào ngược dạ dày gây đau lưng.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích cùng với các đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng. Thay thế các món ăn này bằng những loại thực phẩm giàu chất xơ, tính hàn, dễ tiêu hóa và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
  • Bổ sung thêm sữa chua men vi sinh có lợi cho tiêu hóa trong các bữa ăn hằng ngày.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh sự căng thẳng hay làm việc quá sức kéo dài.
  • Không nên ăn quá no đặc biệt là trước khi ngủ vào buổi đêm.
  • Nên ngồi nghỉ hoặc đi lại, vận động nhẹ nhàng sau khi ăn xong. Đặc biệt không vận động quá mạnh hoặc đi nằm ngủ ngay sau khi ăn.
  • Kết hợp thói quen vận động thể dục thể thao từ 15 – 30 phút/ngày để kích thích hoạt động tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước, chia đều lượng nước nạp vào cơ thể theo từng thời điểm trong ngày.
Xây dựng và duy trì đồng thời các thói quen sống lành mạnh, khoa học giúp giảm nguy cơ bệnh tái phát
Xây dựng và duy trì đồng thời các thói quen sống lành mạnh, khoa học giúp giảm nguy cơ bệnh tái phát

Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định liều dùng

Tác dụng phụ của thuốc Tây là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mệt mỏi khi bị trào ngược dạ dày. Bởi thế, để ngăn chặn tình trạng này, bệnh nhân đòi hỏi phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc thuộc một trong các nhóm sau đây:

  • Thuốc được kê đơn:

Đây là những sản phẩm thuốc được các bác sĩ chỉ định, kê đơn sau khi đã tiến hành thăm khám và chẩn đoán mức độ tổn thương gây ra do trào ngược dạ dày. Những sản phẩm này có khả năng đặc trị tốt các biểu hiện bệnh, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, giảm đau đồng thời cũng ngăn chặn những diễn biến trở nặng hoặc nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, người bệnh thường xuyên tái phát trào ngược nên đến tái khám thường xuyên và tránh tự ý dùng lại đơn thuốc cũ có thể bị nhờn thuốc.

  • Thuốc không kê đơn:

Đa số các sản phẩm thuốc không kê đơn có khả năng giảm đau hiệu quả, trung hòa dịch vị và giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi. Một số trường không có khả năng thay thế thuốc đặc trị và hàm lượng dược tính trong thuốc không cao, nhưng các sản phẩm thuốc không kê đơn gây ít tác dụng phụ hơn, từ đó cũng giảm được nguy cơ trào ngược dạ dày gây mệt mỏi.

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi đến với bệnh nhân có thể do rất nhiều nguyên nhân đi kèm những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Hy vọng bài viết trên đây phần nào giúp cho quý độc giả nhận diện chính xác những nguyên nhân gây bệnh và chọn lựa được phương pháp khắc phục tình trạng bệnh phù hợp nhất với mình.

Xem thêm: Trào Ngược Độ A Có Nguy Hiểm Không, Điều Trị Như Thế Nào?

Array

Chia sẻ

Triệu chứng
Bác sĩ Lê Phương thăm khám cho chị Hồng

Nữ nhân viên văn phòng chia sẻ kinh nghiệm giúp CHẤM DỨT trào ngược, nóng...

Chị Hồng (35 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) từng có khoảng thời gian 5 năm chịu đựng ...
Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Trào Ngược Dạ Dày - KHÔNG LO TÁI PHÁT

Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Trào Ngược Dạ Dày – KHÔNG LO TÁI PHÁT...

Trào ngược dạ dày hiện là bệnh lý rất thường gặp ở nhiều độ tuổi, đối tượng khác nhau. Nếu...
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày TOÀN DIỆN tại Quân Dân 102 với bài thuốc Bình vị thần hiệu thang

Phác Đồ Chữa Trào Ngược Dạ Dày Quân Dân 102 Với Bình Vị Thần Hiệu...

Để xử lý trào ngược dạ dày hiệu quả ngoài một lối sống lành mạnh, người bệnh cần có phác...
Trào Ngược Độ A Có Nguy Hiểm Không, Điều Trị Như Thế Nào?

Trào Ngược Độ A Có Nguy Hiểm Không, Điều Trị Như Thế Nào?

Trào ngược độ A là căn bệnh dạ dày phổ biến, xảy ra do chịu tác động xấu từ môi...
[VIỆC THẬT] Bệnh nhân trào ngược dạ dày lâu năm KHỎI BỆNH chỉ sau 1 liệu trình nam dược 4 tháng

[VIỆC THẬT] Bệnh Nhân Trào Ngược Dạ Dày Lâu Năm KHỎI BỆNH Sau 1 Liệu...

Anh Ngô Việt Hoàng (34 tuổi, Giám đốc công ty thiết kế nội thất, Hà Nội) hớn hở cười nói...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top