Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Đờm Do Đâu? Triệu Chứng, Lưu Ý Cần Nhớ

Trào ngược dạ dày là nỗi ám ảnh của nhiều người với các triệu chứng thường gặp như ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, chán ăn. Một số trường hợp khác còn gặp tình trạng ho và xuất hiện đờm. Vậy trào ngược dạ dày gây ho đờm do đâu, biểu hiện cụ thể như thế nào và làm sao để cải thiện hiệu quả nhất? Nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này.

Trào ngược dạ dày gây ho đờm là chứng bệnh gì?

Chúng ta đều biết trào ngược là một bệnh lý liên quan trực tiếp đến hệ tiêu hóa, thường đi kèm nhiều triệu chứng tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Trong đó trào ngược dạ dày gây ho đờm rất phổ biến ở nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ và người lớn. Được biết đây là hiện tượng xảy ra khi cơ thắt của thực quản dưới hoạt động không bình thường, không đúng chức năng, cụ thể mở kể cả khi không có thức ăn đưa xuống dạ dày. Lúc này lượng axit dịch vị và chất nhầy ở bao tử bị đẩy lên thực quản, gây ra chứng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn,…

Trào ngược dạ dày gây ho đờm rất phổ biến ở nhiều đối tượng
Trào ngược dạ dày gây ho đờm rất phổ biến ở nhiều đối tượng

Với những bệnh nhân bị trào ngược ở mức nặng, thời gian dài, thức ăn và axit dịch vị liên tục bị đẩy lên thực quản, tạo điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn tấn công, dần dần cổ họng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Khi đó, một số mô ở đường hô hấp tiết ra chất nhầy để bảo vệ cổ họng, ngăn ngừa vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác, đồng thời khiến người bệnh gặp phải tình trạng ho có đờm.

Thông thường, trào ngược dạ dày gây ho đờm xuất hiện nhiều vào buổi tối, khi đang nằm ngủ hoặc khi mới ngủ dậy vì đây là thời điểm thực quản, cổ họng nằm ngang theo một đường thẳng, tăng nguy cơ trào ngược hơn lúc bình thường.

Có thể bạn quan tâm: Trào Ngược Dịch Mật: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Nguyên nhân

Giống như các chứng bệnh về dạ dày, thực quản khác, trào ngược dạ dày gây ho đờm sẽ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Bệnh viêm loét dạ dày: Các trường hợp bị đau bao tử mãn tính hoặc viêm loét dạ dày sẽ có khả năng cao gặp vấn đề trào ngược dạ dày gây ho đờm. Lúc này, thức ăn xuống dạ dày sẽ bị mắc lại ở thực quản, không thể tiêu hóa được. Đồng thời, axit dịch vị tiết ra nhiều hơn, tăng mức độ và tần suất bị ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, nôn khan, ho khan, ho có đờm. Đặc biệt, người bệnh sẽ cảm thấy cổ họng mình bị nghẹn nhưng khó để khạc nhổ ra ngoài.
  • Căng thẳng, áp lực: Căng thẳng và áp lực chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa. Lúc này dạ dày chịu sức ép, không thể hoạt động tốt, đồng thời lượng axit dịch vị trong cơ thể trở nên bất bình thường, gây ra tình trạng đau bụng, trào ngược dạ dày.
Căng thẳng, áp lực chính là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh
Căng thẳng, áp lực chính là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh
  • Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt: Nếu bạn có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, thường xuyên bổ sung thực phẩm gây hại cho dạ dày như thức ăn nhanh, đồ ăn chua cay, nhiều dầu mỡ, nước uống có gas, đồng thời lười vận động, bỏ bữa, nhai không kỹ,… đều có nguy cơ cao gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày gây ho đờm.
  • Bệnh lý bẩm sinh: Một số trường hợp bị trào ngược do bẩm sinh, di truyền từ người thân hoặc gặp vấn đề với hệ tiêu hóa từ bé. Lúc này bệnh trào ngược dễ tiến triển thành thoát vị cơ hoành khiến cơ thực quản hoạt động kém, không thể thực hiện đúng chức năng để điều tiết dịch vị acid trong dạ dày, từ đó gây trào ngược và ho đờm.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, bạn có thể bị trào ngược dạ dày gây ho đờm khi thừa cân, béo phì gây áp lực cho cơ thắt thực quản khiến nó giãn nở nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi để axit trào ngược. Thêm vào đó, nếu sử dụng các loại thuốc Tây y thường xuyên gây tác dụng phụ là viêm loét dạ dày, trào ngược,…

Biểu hiện của bệnh

Trào ngược dạ dày gây ho đờm có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào với những triệu chứng dễ nhận biết. Một số biểu hiện rõ ràng của chứng bệnh này đó là:

  • Người bệnh có cảm giác khó nuốt, nuốt vướng ở cổ họng.
  • Thường cảm thấy nghẹn khi ăn uống.
  • Các cơn ho xuất hiện khi đang nằm, ban đêm hoặc sau khi ăn.
  • Cảm thấy ngứa rát ở vùng cổ họng.
  • Người bệnh xuất hiện đờm có màu xanh hoặc vàng.
  • Người bệnh thấy khó thở, tăng tiết nước bọt.
  • Đau tức ngực, có thể đầy chướng bụng, đầy hơi.
  • Miệng đắng, chán ăn.
  • Buồn nôn và nôn.

Trào ngược dạ dày gây ho đờm có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh về đường hô hấp hoặc cảm cúm thông thường, tuy nhiên nếu là cảm bạn sẽ có những biểu hiện như ho kèm theo chảy nước mũi, đau nhức đầu, cơ và buồn ngủ. Để chắc chắn hơn về tình trạng của mình, bạn nên thăm khám bác sĩ, thực hiện các bước khám lâm sàng hoặc xét nghiệm khi cần thiết.

Đừng bỏ qua: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Biểu hiện cụ thể của bệnh thường là ợ hơi, ợ chua kèm ho khan, ho có đờm
Biểu hiện cụ thể của bệnh thường là ợ hơi, ợ chua kèm ho khan, ho có đờm

Trào ngược dạ dày gây ho đờm có gây nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày gây ho nhiều có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Đây là chứng bệnh liên quan trực tiếp đến cả hệ tiêu hóa và hệ hô hấp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, sinh hoạt hàng ngày, giấc ngủ,… Đặc biệt nếu không phát hiện và điều trị từ sớm, bệnh lý này có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm họng: Khi lượng axit trong dạ dày bị đẩy lên thực quản quá nhiều sẽ kích thích phản ứng ở họng và gây viêm. Bởi vậy, những người bị trào ngược dạ dày trong thời gian dài rất dễ gặp tình trạng viêm họng, khó nuốt, hôi miệng, thậm chí bị viêm loét thực quản.
  • Ho mãn tính: Khi có đờm trong cổ họng, cùng với đó là chất nhầy ở dạ dày trào ngược lên, người bệnh sẽ có thói quen ho, khạc nhổ để loại bỏ đờm ra bên ngoài. Nếu hành động này lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ khiến cổ họng bị tổn thương, rất dễ bị rát họng, khàn tiếng, ho dai dẳng.
  • Viêm họng hạt: Thêm một biến chứng dễ gặp của chứng bệnh này đó chính là viêm họng hạt gây đau rát, khó chịu ở họng trong thời gian dài, tái phát nhiều lần khó điều trị dứt điểm.
  • Barrett thực quản: Barrett thực quản là một trong những bệnh lý thường gặp và đáng lo ngại nếu bị trào ngược dạ dày gây ho đờm nhiều. Khi đó, tính chất, thành phần của niêm mạc thực quản bị thay đổi, tiềm ẩn nguy cơ bị ung thư.
  • Khó thở: Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày gây ho đờm nếu không có cách xử lý từ sớm sẽ để lại sẹo ở thực quản, tăng nguy cơ hẹp thực quản lành tính dẫn đến hiện tượng khó nuốt và khó thở.

Có thể thấy, trào ngược dạ dày gây ho đờm rất dễ gây ra nhiều chứng bệnh khác liên quan đến đường tiêu hóa và hệ hô hấp, khiến sức khỏe người bệnh giảm sút. Do đó, bạn nên tìm đến bệnh viện, phòng khám uy tín để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, đồng thời nhận phác đồ điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Ở Bà Bầu Do Đâu? Cách Cải Thiện Và Lưu Ý

Trào ngược dạ dày gây ho đờm có thể tiềm ẩn nguy cơ viêm họng hạt
Trào ngược dạ dày gây ho đờm có thể tiềm ẩn nguy cơ viêm họng hạt

Phương pháp điều trị bệnh hiệu trào ngược quả nhất

Khi bị trào ngược dạ dày gây ho đờm, bạn chỉ cần xử lý triệt để vấn đề ở dạ dày, loại bỏ căn nguyên gây bệnh, triệu chứng ho đờm cũng theo đó được đẩy lùi. Thông thường với bệnh lý này, người bệnh có thể áp dụng mẹo dân gian, biện pháp Đông y hoặc Tây y tùy tình trạng, mức độ bệnh.

Dưới đây là gợi ý một số cách chữa trào ngược dạ dày gây ho đờm hiệu quả cao, bạn đọc có thể tham khảo, áp dụng:

Dùng mẹo dân gian

Trong lưu truyền của dân gian từ xưa có rất nhiều mẹo chữa trào ngược, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và ho đờm dai dẳng. Các mẹo này sử dụng nguyên liệu tự nhiên lành tính, an toàn, tiết kiệm chi phí, rất dễ thực hiện. Một số cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả có thể kể đến như:

  • Sử dụng nghệ vàng: Nghệ vàng có chứa hoạt chất curcumin với khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, làm lành vết loét ở niêm mạc, giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua nhanh chóng. Bạn lấy 3 thìa tinh bột nghệ vàng pha cùng 100ml nước ấm và 1 thìa mật ong. Cho người bệnh uống 3 lần trước các bữa ăn chính sẽ cải thiện được các triệu chứng.
  • Trà hoa cúc: Hoa cúc có chứa nhiều thành phần, đặc biệt là tinh dầu với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống dị ứng, tái tạo tế bào da, đẩy lùi tình trạng đầy chướng bụng, đau dạ dày, ợ chua, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa, đồng thời còn giúp thanh nhiệt, giải độc. Bạn lấy khoảng 10 nụ hoa cúc vàng, pha cùng nước sôi và uống thay nước lọc hàng ngày.
  • Dùng gừng: Gừng được biết đến với hiệu quả giảm ho, tiêu đờm, đặc biệt có chứa gingerol chống viêm, kháng khuẩn, tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa, chống trào ngược. Khi thực hiện, bạn gọt vỏ một củ gừng, thái lát mỏng, cho vào ấm nước đun sôi trong 5 phút rồi thêm 1 thìa mật ong nguyên chất và uống trực tiếp khi còn ấm.
  • Lá tía tô: Lá tía tô cũng được sử dụng nhiều trong các mẹo chữa ho, cảm cúm, đầy chướng bụng, trào ngược, giúp đẩy lùi các triệu chứng nhanh chóng. Bạn lấy 300g lá tía tô tươi, rửa sạch, chờ ráo nước rồi giã cùng vài hạt muối. Phần nước cốt thu được cho người bệnh uống 2 lần mỗi ngày và duy trì khoảng 2 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Tham khảo: Gợi Ý 15 Bài Thuốc Nam Chữa Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Cao Nhất

Trà hoa cúc có thể đẩy lùi các triệu chứng của bệnh
Trà hoa cúc có thể đẩy lùi các triệu chứng của bệnh

Dùng thuốc Tây y

Trào ngược dạ dày gây ho đờm có thể được cải thiện bằng các loại thuốc tân dược. Thuốc Tây y cho hiệu quả nhanh chóng, giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng liều lượng. Do vậy, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc dạ dày.

  • Thuốc ức chế H2: Loại thuốc này có tác dụng kiểm soát tốt lượng axit trong dạ dày, duy trì ở mức ổn định thông qua cơ chế làm gián đoạn quá trình sản xuất axit của tế bào. Do vậy người bệnh không còn gặp khó chịu với các triệu chứng của trào ngược dạ dày gây ho đờm.
  • Thuốc kháng axit: Đây là loại thuốc có khả năng trung hòa axit dư thừa ở dạ dày, giảm tần suất trào ngược axit, dịch nhầy và thức ăn lên thực quản.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Nhóm thuốc này cũng mang đến hiệu quả nhanh chóng trong việc ức chế cơ thể tiết axit dịch vị trong dạ dày, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

Trước khi kê thuốc trào ngược dạ dày cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng hoặc một số xét nghiệm cần thiết, từ đó chỉ định đúng loại thuốc, cách dùng, liều lượng phù hợp thể trạng và tình hình sức khỏe của từng người.

Dùng thuốc Tây y cho tác dụng nhanh nhưng tiềm ẩn tác dụng phụ
Dùng thuốc Tây y cho tác dụng nhanh nhưng tiềm ẩn tác dụng phụ

Bài thuốc Đông y

Ngoài mẹo dân gian và thuốc Tây y, người bệnh trào ngược dạ dày gây ho đờm hoàn toàn có thể chữa bệnh với bài thuốc Đông y. Biện pháp này sử dụng các loại thảo dược tự nhiên lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ, tuy nhiên cần kiên trì để đạt được hiệu quả như mong đợi.

  • Bài thuốc 1: Các thành phần gồm có đan bì, trạch tả, trần bì, thanh bì, thược dược, chi tử, bối mẫu. Bạn rửa sạch các nguyên liệu này, cho vào ấm sắc uống hàng ngày, duy trì ít nhất 2 tháng sẽ thấy bệnh tình được cải thiện.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị bạch thược, tam thất, quán chúng, ô tặc cốt, cam thảo, bố chính sâm. Các nguyên liệu này được điều chế thành dạng cao, bạn sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Bài thuốc 3: Cần chuẩn bị các thành phần như thục tiêu, di đường, nhân sâm, can khương, mang nguyên liệu đi rửa sạch, cho vào ấm sắc trên lửa nhỏ cho đến khi còn ⅓ thì tắt bếp. Phần nước thu được chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.

Có thể bạn quan tâm: Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? 13 Thực Phẩm Nên Bổ Sung Cho Cơ Thể

Một số lưu ý khi bị trào ngược dạ dày gây ho đờm

Để có thể ngăn ngừa được chứng trào ngược dạ dày gây ho đờm, đồng thời đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh, lấy lại sức khỏe ổn định và một cuộc sống vui tươi, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày những thực phẩm có lợi cho dạ dày như rau xanh, trái cây, các loại cá, ngũ cốc, trứng, sữa, đồ ăn mềm, dễ nuốt.
  • Tránh xa đồ ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều axit, đồ ăn cay nóng, rượu bia, nước ngọt có gas, chất kích thích,…
  • Nên ưu tiên chế biến món ăn dạng hấp, luộc, hầm, nấu canh thay cho việc chiên rán, xào.
  • Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói, hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm áp lực cho dạ dày, ngăn ngừa trào ngược.
  • Chú ý ăn chậm, nhai kỹ, trong khi ăn không nên làm việc riêng hoặc nói chuyện.
  • Loại bỏ thói quen nhịn ăn để giảm cân, không nằm, vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Uống nước trước và sau khi ăn khoảng 30 phút để hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Nên uống nước trước và sau khi ăn 30 phút
Nên uống nước trước và sau khi ăn 30 phút
  • Người bệnh nên duy trì cân nặng hợp lý, không để rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì hoặc suy nhược, ảnh hưởng đến quá trình trị bệnh.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, stress vì đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày gây ho đờm.
  • Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng để kích thích hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, thải bỏ độc tố.
  • Chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các triệu chứng của bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Trào ngược dạ dày gây ho đờm không còn xa lạ với chúng ta, thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hại. Bởi vậy, ngay khi thấy những bất thường của cơ thể, bạn nên tiến hành thăm khám, chẩn đoán và tìm biện pháp chữa phù hợp, hiệu quả, an toàn.

Array

Chia sẻ

Triệu chứng
Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Trào Ngược Dạ Dày - KHÔNG LO TÁI PHÁT

Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Trào Ngược Dạ Dày – KHÔNG LO TÁI PHÁT...

Trào ngược dạ dày hiện là bệnh lý rất thường gặp ở nhiều độ tuổi, đối tượng khác nhau. Nếu...
Trẻ 7 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Xử Lý

Trẻ 7 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Xử...

Tình trạng trào ngược dạ dày là một hiện tượng rối loạn tiêu hoá phổ biến ở trẻ sơ sinh...
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày TOÀN DIỆN tại Quân Dân 102 với bài thuốc Bình vị thần hiệu thang

Phác Đồ Chữa Trào Ngược Dạ Dày Quân Dân 102 Với Bình Vị Thần Hiệu...

Để xử lý trào ngược dạ dày hiệu quả ngoài một lối sống lành mạnh, người bệnh cần có phác...
Trào Ngược Độ A Có Nguy Hiểm Không, Điều Trị Như Thế Nào?

Trào Ngược Độ A Có Nguy Hiểm Không, Điều Trị Như Thế Nào?

Trào ngược độ A là căn bệnh dạ dày phổ biến, xảy ra do chịu tác động xấu từ môi...
Bác sĩ Lê Phương thăm khám cho chị Hồng

Nữ nhân viên văn phòng chia sẻ kinh nghiệm giúp CHẤM DỨT trào ngược, nóng...

Chị Hồng (35 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) từng có khoảng thời gian 5 năm chịu đựng ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top