Trào Ngược Dạ Dày Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Giải Quyết Hiệu Quả
Bệnh trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến và có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong xã hội hiện đại. Trong đó phải nhắc đến hiện tượng trào ngược dạ dày khi ngủ, một mối nguy hiểm tiềm ẩn của người bệnh. Vậy hiện tượng này là gì, do nguyên nhân nào gây ra và có những cách nào giải quyết vấn đề này?
Thế nào là trào ngược dạ dày?
Trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease – GERD), hay trào ngược axit dạ dày là bệnh lý về tiêu hoá, trong đó dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Ở cấp độ nhẹ, trào ngược dạ dày không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường, tuy nhiên, khi đã phát triển thành bệnh lý, sẽ gây ra những rủi ro đến sức khỏe người bệnh.
Đối với người bình thường, cơ vòng đóng vai trò giống một cánh cửa khóa kín lại ngăn cho thức ăn và dịch vị không thoát khỏi trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên với bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày, các chất này vẫn thoát ra và trào ngược lên gây tổn thương đến các cơ quan thực quản, dạ dày, miệng,…
Trào ngược dạ dày khi ngủ là hiện tượng trào ngược axit dạ dày trong lúc ngủ. Theo một thống kê gần đây, có khoảng 70% bệnh nhân gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ. Người bệnh có thể ý thức hoặc không ý thức được tình trạng trào ngược của bản thân.
Hiện nay, số trường hợp mắc gia tăng nhanh chóng đến mức bệnh lý này được xem là một bệnh lý xã hội, xuất hiện ngày càng nhiều ở những người trẻ tuổi do căng thẳng kéo dài, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi không khoa học,…
Triệu chứng tiêu biểu của tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ
Vấn đề trào ngược là vấn đề có thể dễ dàng nhận thấy trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Những biểu hiện của tình trạng trào ngược axit dạ dày bao gồm:
- Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Đây là những triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược dạ dày thực quản. Các triệu chứng ợ thường xuất hiện sau khi ăn uống, đặc biệt là vào ban đêm khi ngủ, gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày khi ngủ. Ợ hơi hoặc ợ nóng là dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân trào ngược dạ dày. Đây là hiện tượng hơi trong dạ dày thoát ra ngoài thông qua miệng. Ợ chua là hiện tượng axit trọng dạ dày tiết ra quá nhiều, trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác nóng rát ở lồng ngực và vị chua đắng ở họng.
- Nôn, ói, cảm giác buồn nôn: Đây là triệu chứng thường xuyên xuất hiện sau khi ăn ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản hoặc những người có thói quen nằm xuống ngay khi ăn xong. Hiện tượng này cũng thường xuyên xảy ra ngay trong bữa ăn, trong đó bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn nôn khi thấy đồ ăn, khi ăn hoặc mắc nghẹn trong lúc ăn.
- Đau dạ dày: Đau dạ dày cũng là một biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Điều này là bởi các hơi, dịch vị dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản do các hoạt động co bóp của dạ dày không diễn ra ổn định, gây ra cảm giác đau đớn. Các cơn quặn thắt dạ dày có thể diễn ra ngay sau khi ăn, khi đói và thậm chí là khi ngủ – dấu hiệu của hiện tượng trào ngược dạ dày khi ngủ.
- Đau tức vùng ngực: Hơi và dịch vị dạ dày khi bị đẩy ngược ra ngoài có đi qua vùng ngực và bị dồn nén lại gây ra cảm giác đau tức ở vùng ngực. Điều này là bởi các luồng hơi và dịch vị kích thích hệ thống thần kinh ở ngực. Đau tức vùng ngực là biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân trào ngược dạ dày, tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Do vậy, nhiều người lầm tưởng họ gặp phải những vấn đề khác thay vì trào ngược dạ dày, đặc biệt là các vấn đề tim mạch.
- Trằn trọc, khó ngủ lại: Các triệu chứng trên của chứng trào ngược thường gây khó ngủ, không thể ngủ sâu giấc. Lúc này, bệnh nhân sau khi tỉnh giấc giữa đêm sẽ khó ngủ lại, khiến cơ thể suy nhược và luôn trong tình trạng mệt mỏi.
Các triệu chứng tiêu biểu của tình trạng trào ngược dạ dày đều có thể xuất hiện khi đang ngủ, khiến người bệnh tỉnh giấc. Nếu không được điều trị kịp thời mà để kéo dài sẽ khiến bệnh xuất hiện trong nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, thậm chí luôn thường trực.
4 nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày khi ngủ
Những bệnh nhân mắc chứng trào ngược dịch vị nói chung thường có xu hướng bị trào ngược dạ dày khi ngủ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này tương đối đa dạng và có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, đối tượng có tình trạng sức khỏe khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra vấn đề trào ngược dạ dày khi ngủ:
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng trào ngược axit dạ dày về ban đêm là những thói quen ăn uống không phù hợp, ảnh hưởng đến các hoạt động dạ dày. Những thói quen ăn uống dẫn đến vấn đề trào ngược bao gồm:
- Ăn uống không đúng giờ giấc, thường xuyên ăn đêm, đặc biệt các thực phẩm không tốt cho dạ dày.
- Thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không đầy đủ hoặc thiếu chất.
- Thường xuyên ăn đồ quá chua hoặc quá cay.
- Tiêu thụ quá mức các loại đồ uống có ga hoặc có cồn như rượu bia, nước tăng lực, nước ngọt có ga,…
Dạ dày là cơ quan tiêu hoá quan trọng trực tiếp tham gia vào quá trình xử lý thức ăn đưa vào trong cơ thể thông qua hoạt động co bóp và tiết dịch vị. Vì vậy, việc ăn uống không khoa học có thể làm gián đoạn các hoạt động của dạ dày và các cơ quan liên quan khác, gây ra các bệnh lý về tiêu hoá bao gồm trào ngược dạ dày khi ngủ.
Tư thế ngủ không phù hợp
Tưởng chừng như không liên quan, tư thế ngủ cũng ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ quan tiêu hoá. Tư thế ngủ không đúng cũng dẫn đến những vấn đề tiêu hoá về ban đêm, hình thành bệnh lý trào ngược dạ dày khi ngủ. Đặc biệt, theo các chuyên gia, ngủ sai tư thế là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng này.
Điều này là bởi quá trình tiêu hoá vẫn diễn ra ngay cả khi chúng ta đang trong trạng thái ngủ. Khi nằm, dạ dày và thực quản sẽ nằm ở vị trí ngang bằng gây ra hiện tượng axit trong dạ dày trào ngược lên các cơ quan phía trên theo đường thực quản.
Dư thừa axit trong dạ dày
Như đã nhắc đến ở trên, quá trình tiêu hoá vẫn tiếp tục diễn ra trong khi chúng ta ngủ. Dạ dày vẫn sẽ tiết ra dịch dạ dày để tiêu hoá thức ăn. Nếu lượng thức ăn được nạp vào cơ thể trước đó đã được xử lý hết, hiện tượng dư thừa lượng dịch vị sẽ xảy ra, kích thích các cơ quan tiêu hoá tiếp tục hoạt động và gây ra hiện tượng trào ngược axit thừa.
Bên cạnh đó, nếu hàm lượng axit trong dạ dày tăng cao do chế độ ăn uống ngay trước khi đi ngủ bao gồm các loại thực phẩm, hoa quả chua như chanh, cam, bưởi, quýt, cà chua,… thì nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản tăng cao hơn.
Stress kéo dài
Không chỉ những nguyên nhân khách quan, những yếu tố tâm lý cũng trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra bệnh lý trào ngược dạ dày khi ngủ. Tình trạng căng thẳng kéo dài là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý tiêu hoá khác nhau bao gồm vấn đề trào ngược dạ dày khi ngủ, gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày khi ngủ.
Điều này là bởi tình trạng tâm lý bất ổn tâm lý sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị hơn, gây ra hiện tượng dư thừa axit. Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng, bất ổn về mặt cảm xúc dẫn đến các hệ quả như mất khẩu vị, chán ăn, lạm dụng rượu bia, lạm dụng thuốc ngủ,… gián tiếp gây ra vấn đề trào ngược axit dạ dày.
5 tác động tiêu cực của trào ngược dạ dày khi ngủ đối với cơ thể và sức khỏe
Một số biểu hiện của trào ngược dạ dày có thể được xem là các phản ứng bình thường, tuy nhiên nếu chúng xuất hiện thường xuyên và ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân thì vấn đề cần được can thiệp kịp thời nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh trong tương lai. Những rủi ro của vấn đề trào ngược dạ dày có thể gây ra bao gồm:
Tổn thương họng và thực quản
Tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ nếu diễn ra thường xuyên có thể gây tổn thương đến niêm mạc họng và thực quản. Về lâu về dài, tình trạng này sẽ gây ra những vấn đề liên quan đến họng và thanh quản, ví dụ như khàn họng, viêm họng hạt, viêm amidan, viêm thanh quản,…
Bên cạnh đó, axit trào ngược qua thực quản cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thực quản, gây ra chứng viêm thực quản. Trong khi ngủ, tuyến nước bọt hoạt động ít hơn, làm giảm khả năng trung hoà thành phần axit trong dịch vị, đồng thời, tư thế nằm khiến dịch vị dễ dàng trào ngược lên phía sau miệng hoặc cổ họng. Điều này sẽ gây tổn thương đến niêm mạc thực quản, trong thời gian dài, ảnh hưởng đến giọng nói và gây ra viêm thực quản.
Tổn thương các cơ quan hô hấp và gây ra các bệnh lý về hô hấp
Trào ngược dạ dày khi ngủ mãn tính tác động tiêu cực đến hệ hô hấp. Các đợt trào ngược dạ dày khi ngủ sẽ cản trở khả năng hít thở bình thường mà bệnh nhân có thể không nhận biết được. Điều này gây ra các hiện tượng khác cản trở đến việc hít thở như ngáy, thở bằng miệng,…
Do đó, trào ngược dịch vị dạ dày liên hệ đến các bệnh lý mãn tính nguy hiểm và có nguy cơ dẫn đến tử vong như viêm phổi, viêm khí quản, tổn thương hệ hô hấp,… Hơn thế nữa, trào ngược dạ dày thực quản khi ngủ liên quan đến hiện tượng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Các cơn trào ngược sẽ gây ra tình trạng ngưng thở trong thời gian ngắn, lặp lại nhiều lần trong đêm, dẫn đến tử vong.
Các bệnh lý về tiêu hoá
Dạ dày trực tiếp tạo ra dịch vị, do đó, dạ dày cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ. Các chức năng của dạ dày có thể bị gián đoạn và ảnh hưởng bởi các triệu chứng của trào ngược axit dạ dày. Hậu quả của trào ngược dịch vị ban đêm có thể kể đến bao gồm khó tiêu, viêm loét dạ dày, đau dạ dày, thậm chí là xuất huyết dạ dày và ung thư dạ dày.
Rối loạn ăn uống
Cảm buồn nôn và ớn lạnh sau khi ăn khiến người bệnh mất cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn, dẫn đến các biểu hiện của chứng rối loạn ăn uống như họ bỏ bữa, kén ăn, cắt giảm khẩu phần ăn.
Một số bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày khi ngủ còn nôn ngay sau khi ăn xong để giải tỏa cảm giác buồn nôn và vì họ nghĩ rằng điều này sẽ hạn chế tình trạng trào ngược khi ngủ. Các vấn đề này sẽ làm trầm trọng chứng trào ngược dạ dày và gây ra nhiều hậu quả khôn lường khác.
Rối loạn giấc ngủ
Các biểu hiện của trào ngược dạ dày khi ngủ như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau tức ngực, khó thở… khiến người bệnh khó ngủ. Hơn thế nữa những triệu chứng này liên tục lặp lại trong đêm làm suy giảm chất lượng giấc ngủ của họ, khiến họ thức dậy nhiều lần trong đêm. Kết quả của những vấn đề này là mất ngủ, cảm giác mệt mỏi, uể oải vào ban ngày, ngủ nhiều vào ban ngày.
Các phương pháp phòng ngừa và điều trị chứng trào ngược dạ dày khi ngủ
Vấn đề trào ngược dạ dày khi ngủ nếu để biến chứng thành mãn tính có thể nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có thể hết hẳn triệu chứng sau 2 – 3 tuần điều trị.
Hiện nay, nhiều phương pháp điều trị trào ngược dạ dày đã được phát triển phù hợp với nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị trào ngược dạ dày khi ngủ:
Các mẹo dân gian cải thiện trào ngược dạ dày khi ngủ
Bên cạnh các nhóm thuốc Đông y và Tây y, ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng các mẹo dân gian để áp chế các triệu chứng của trào ngược axit khi ngủ. Tuy nhiên, so với các phương thuốc đặc trị trào ngược dạ dày, các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng điều hoà và làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày khi ngủ ở mức độ nhẹ đến vừa.
Các nguyên liệu trong mẹo thuốc dân gian chủ yếu là các nguyên liệu vừa tự nhiên, lành tính, đồng thời vừa dễ kiếm, tiết kiệm, phù hợp với tất cả mọi người. Những nguyên liệu đó bao gồm:
- Gừng: Tính cay nóng của gừng tươi có tác dụng điều hoà hàn khí trong cơ thể người bệnh, làm giảm cảm giác buồn nôn, khó tiêu và ợ hơi. Do đó bạn có thể áp dụng các chữa trào ngược dạ dày bằng gừng.
- Nghệ: Trong củ nghệ có thành phần curcumin có tác dụng chống oxy hóa tự nhiên, giảm viêm sưng, hạn chế khả năng chảy máu, viêm loét và xuất huyết dạ dày.
- Mật ong: Mật ong là chất kết dính tự nhiên, thường xuyên được kết hợp với gừng tươi và nghệ tươi trong điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày khi ngủ. Thành phần của mật ong giàu chất chống oxy hoá, các vitamin và hợp chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt hữu dụng trong cân bằng độ pH trong dịch vị, cải thiện tình trạng ợ chua, buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu, đồng thời tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Hoa cúc: Hoa cúc phơi khô thường được sử dụng là nguyên liệu pha trà có tác dụng bài tiết các độc tố trong cơ thể, thanh lọc, bổ gan và làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày và cảm giác mệt mỏi.
Các thành phần của bài thuốc dân gian trái lại mang tính nóng cao, cần cẩn thận khi sử dụng đặc biệt là đối với những bệnh nhân có cơ địa nóng, phụ nữ đang mang thai và trẻ em. Bên cạnh đó, mẹo dân gian chỉ có tác dụng áp chế trong giai đoạn mới khởi phát bệnh, không có khả năng điều trị chấm dứt bệnh trào ngược dạ dày khi ngủ.
Điều trị trào ngược dạ dày khi ngủ theo hướng Tây y
Hiện nay, cách can thiệp điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc Tây là phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất bởi tính linh hoạt, dễ thực hiện trong quá trình điều trị. Phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày nói chung và tình trạng bị khi ngủ nói riêng bằng Tây y chủ yếu sử dụng thuốc Tây để điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày.
Một số loại thuốc Tây người bệnh có thể sử dụng để điều trị tình trạng của mình bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Khi tình trạng trào ngược gây ra các cơn đau thắt dạ dày quá mức chịu đựng hoặc ảnh hưởng đến công việc của người bệnh, một lượng vừa đủ thuốc giảm đau có thể tạm thời ức chế các triệu chứng của bệnh.
- Thuốc kháng sinh: Tác dụng của thuốc kháng sinh là trung hòa lượng axit trong dịch vị và điều hòa lượng axit dư thừa do dạ dày tiết ra. Thuốc kháng sinh cũng bảo vệ các cơ quan khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm loét, xuất huyết. Một số loại thuốc kháng sinh được ứng dụng trong điều trị trào ngược dạ dày là Maalox, Alusi, Gaviscon,…
- Thuốc kháng thụ thể H2 (Histamin): Tác dụng chống loại các thụ thể Histamin, cân bằng độ pH trong dịch vị và hạn chế tiết axit ở dạ dày. Đây là một loại thuốc có tác dụng nhanh nhưng đi kèm một số tác dụng phụ khác, vì vậy, hiện nay, loại thuốc này ít được ứng dụng trong điều trị chứng trào ngược dạ dày. Một số loại thuốc kháng H2 phổ biến là Tagamet, Ranitidine, Zantac,…
- Thuốc giảm bơm Proton (PPI): Đây là nhóm thuốc được ứng dụng phổ biến nhất trong điều trị hiện nay, đồng thời cũng là loại thuốc hạn chế tiết axit ở dạ dày hiệu quả nhất. Đặc biệt, nhóm thuốc này được chỉ định cho đối tượng bệnh nhân trào ngược dạ dày nói chung ở mức độ vừa đến nặng hoặc có biến chứng. Một số loại thuốc hạn chế bơm Proton thông dụng bao gồm: Pantoprazone, Rabeprazone, Omeprazone,…
Trong điều trị chứng trào ngược dạ dày khi ngủ, các liều thuốc Tây được ưa chuộng bởi hiệu quả nhanh và tức thì. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây cần thiết có sử chỉ định và kê đơn của bác sĩ trên cơ sở thể chất bệnh nhân, tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp, an toàn. Quá trình sử dụng thuốc phải đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt tuyệt đối về liều và lượng, không được tự ý thay đổi hay sử dụng quá liều, đồng thời tránh lạm dụng dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm.
Những lưu ý phòng ngừa và chống tái phát trào ngược dạ dày khi ngủ
Dưới đây là những điều người bệnh cần chú ý xuyên suốt quá trình từ khi bắt đầu khởi phát cho đến khi hoàn thành quá trình điều trị trào ngược dạ dày khi ngủ:
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không phù hợp là một trong những căn nguyên khởi phát chứng trào ngược dạ dày nói chung và chứng trào ngược dạ dày khi ngủ nói riêng. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu có những biểu hiện trào ngược dạ dày dù ở mức độ nhẹ, người bệnh cần chú trọng đến bữa ăn và có sự điều chỉnh phù hợp. Về chế độ ăn uống cho bệnh nhân trào ngược dạ dày cần lưu ý:
- Bổ sung rau xanh, hoa quả và các thực phẩm lành tính khác.
- Tăng cường uống nước hoặc các loại trà thảo mộc có tác dụng thanh lọc, thải độc.
- Hạn chế đồ uống có ga và đồ uống có cồn.
- Tránh ăn đêm, ăn đủ bữa, đúng giờ.
- Hạn chế ăn các món ăn chua và cay; thịt đỏ; đồ có hàm lượng đạm cao; đồ dầu mỡ.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Việc cải thiện chế độ nghỉ ngơi cho phép cơ thể phục hồi các chức năng, đồng thời, giảm thiểu các cơn căng thẳng mệt mỏi, hạn chế các biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày về đêm. Một số lưu ý có thể cải thiện chế độ nghỉ ngơi ở người bệnh bao gồm:
- Tránh thức khuya, ngủ đủ 7 tiếng/ngày, ngủ đúng giờ.
- Hạn chế tình trạng căng thẳng quá độ, cố gắng giữ một tinh thần thoải mái cho bản thân.
- Kết hợp làm việc và thư giãn hợp lý, xen kẽ với nhau, tránh cơ thể bị mệt mỏi quá độ.
- Vận động nhẹ nhàng, tăng cường hoạt động, tập thể dục thể thao.
Thăm khám bác sĩ khi có biểu hiện bệnh
Dù mới là những triệu chứng nhẹ, người bệnh vẫn nên đến thăm bác sĩ để được khám, tư vấn và can thiệp nhằm hạn chế các khả năng bệnh nghiêm trọng hơn trong tương lai. Bác sĩ cũng có thể hỗ trợ người bình thường có nguy cơ cao phòng tránh khả năng mắc bệnh.
Đối với người bệnh, việc can thiệp kịp thời hạn chế rủi ro đến sức khoẻ cũng như tính mạng, đồng thời, nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Trong thời gian điều trị, người bệnh phải duy trì tái khám thường xuyên và đến khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường để kịp thời điều chỉnh phác đồ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.
Trên đây là những thông tin cơ bản về biểu hiện, cách thức điều trị và những điều cần đề phòng về bệnh lý trào ngược dạ dày khi ngủ. Người bệnh cần ý thức được tình trạng của bản thân và đưa ra giải pháp kịp thời nhằm hạn chế bệnh biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe cũng như tính mạng của bản thân.
Tham khảo: Khám Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu? TOP 17 Địa Chỉ Uy Tín Nhất
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!