Xét Nghiệm Amylase Máu Là Gì? Quy Trình Thực Hiện & Lưu Ý Cần Nắm

Hiện nay, xét nghiệm Amylase máu là kỹ thuật được sử dụng rất thường xuyên giúp phát hiện các tình trạng của bệnh viêm tụy cấp và một số vấn đề khác của sức khỏe. Vậy xét Amylase máu là gì và có những lưu ý gì khi thực hiện? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.

Xét nghiệm Amylase máu là kỹ thuật được sử dụng rất thường xuyên giúp phát hiện các tình trạng của bệnh viêm tụy cấp
Xét nghiệm Amylase máu là kỹ thuật được sử dụng rất thường xuyên giúp phát hiện các tình trạng của bệnh viêm tụy cấp

Xét nghiệm Amylase máu là gì?

Amylase là là tên gọi của một nhóm các enzyme được tuyến tụy và tuyến nước bọt sản xuất. Ngoài ra, một phần ở gan, niêm mạc ruột non, buồng trứng, vòi trứng cũng có tham gia sản xuất amylase. Amylase có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa những carbohydrate phức tạp thành những chất đơn giản và dễ dàng hấp thụ.

Xét nghiệm amylase máu là xét nghiệm dùng để đo chỉ số enzyme amylase có trong máu từ tĩnh mạch. Bình thường, trong máu, nồng độ amylase là rất ít. Nhưng nếu, cơ thể bạn gặp các vấn đề về sức khỏe liên quan đến tuyến tụy, tuyến nước bọt thì lượng amylase trong máu sẽ nhiều hơn trong một khoảng thời gian nhất định.

Qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cơ sở để chẩn đoán các bệnh về tuyến tụy, tuyến nước bọt cũng như một số bệnh khác có liên quan.

Xét nghiệm amylase máu là xét nghiệm dùng để đo chỉ số enzyme amylase có trong máu từ tĩnh mạch.
Xét nghiệm amylase máu là xét nghiệm dùng để đo chỉ số enzyme amylase có trong máu từ tĩnh mạch

[pr_middle_post]

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm amylase máu?

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân xét nghiệm amylase máu trong một số trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có những triệu chứng như: Đau lưng, sốt, nặng bụng, buồn nôn, ăn không ngon miệng. Đây là những dấu hiệu của bệnh tụy hoặc viêm tụy cấp.
  • Khi cần xác định đau bụng là do viêm tụy cấp hay đau bụng do các nguyên nhân khác.
  • Bệnh nhân bị vàng da không rõ nguồn gốc.
  • Theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân bị viêm tụy và viêm tụy cấp có đang hiệu quả không.
  • Kiểm tra được tình trạng sưng và viêm tuyến nước bọt.
  • Bác sĩ qua xét nghiệm amylase máu cũng định lượng được hoạt độ amylase có trong dịch cổ trướng, dịch màng phổi.

Ý nghĩa của chỉ số amylase khi xét nghiệm

Chỉ số amylase máu bình thường sẽ khoảng từ 0-100 U/L. Nếu như định lượng amylase tăng quá cao và ngược lại, giảm mạnh sẽ cảnh báo cơ sức khỏe bạn đang gặp vấn đề.

Chỉ số amylase trong máu cao

Nếu khi xét nghiệm amylase máu mà hoạt độ amylase cao hơn mức bình thường thì có một số nguyên nhân sau:

  • Viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính: Khi viêm tụy cấp, chỉ số amylase trong máu sẽ tăng trong 3 – 6 giờ khi có tình trạng viêm, cao nhất sẽ vào giờ thứ 24. Sau đó, chỉ số này lại bình thường trong 2 – 4 ngày sau đó.
  • Gặp vấn đề liên quan đến tắc nghẽn ống tụy, nghiêm trọng hơn là ung thư tuyến tụy.
  • Một số bệnh lý liên quan đến tuyến nước bọt như quai bị, viêm tuyến nước bọt,…
  • Người bị ngộ độc rượu cấp tính.
  • Người có bệnh lý về đường mật như sỏi mật, viêm túi mật,…
  • Khi bạn sử dụng các thuốc như corticosteroid, dexamethasone, furosemid,… cũng khiến lượng amylase trong máu tăng cao.

Chỉ số amylase máu giảm

Người bệnh sẽ bị giảm amylase trong máu do một số trường hợp sau:

  • Người mắc các bệnh lý liên quan đến thận.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị tiền sản giật, nhiễm độc trong thời kỳ thai nghén.
  • Các trường hợp bị viêm gan, bỏng nặng.
  • Người sử dụng thuốc như fluoride, glucose, oxalat,… cũng làm chỉ số amylase trong máu giảm.

Trên thực tế, chỉ số amylase tăng thì có nhiều ý nghĩa về bệnh lý hơn, đặc biệt khi bác sĩ cần chẩn đoán các bệnh viêm tụy cấp tính và viêm tuyến nước bọt.

Xét nghiệm amylase máu có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe
Xét nghiệm amylase máu có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe

[pr_middle_post]

Quy trình xét nghiệm amylase máu

Quy trình thực hiện xét nghiệm thường đơn giản, tuy nhiên cũng có một số lưu ý trước và sau khi xét nghiệm bạn cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe.

Trước khi thực hiện xét nghiệm

Trước khi xét nghiệm amylase máu, người bệnh có một số lưu ý như:

  • Trước khi xét nghiệm 24 giờ, bạn không nên uống rượu.
  • Trước xét nghiệm 2 giờ, không nên ăn gì, chỉ được uống nước lọc.
  • Lưu ý nói với tình trạng sức khỏe của mình cũng như kể tên những loại thuốc bạn đang sử dụng để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

Các bước xét nghiệm amylase máu

  • Bước 1: Nhân viên y tế sẽ quấn dây thun quanh cánh tay nhằm ngăn dòng máu chảy. Lúc này các tĩnh mạch dưới băng sẽ lớn hơn và khả năng lấy máu cũng nhanh và dễ dàng hơn.
  • Bước 2: Sát trùng nơi sẽ tiêm lấy máu bằng cồn.
  • Bước 3: Đâm kim tiêm vào tĩnh mạch. Một số trường hợp sẽ phải đâm nhiều lần mới lấy được máu.
  • Bước 4: Lấy lượng máu vừa đủ trong ống tiêm.
  • Bước 5: Gỡ bỏ băng thun ở cánh tay.
  • Bước 6: Băng lại nơi tiêm bằng bông cotton hoặc miếng gạc.

Sau khi thực hiện xét nghiệm

  • Sau khi lấy máu, bạn có thể sẽ có một vết bầm nhỏ ở vị trí cánh tay. Trường hợp này cũng khá ít xảy ra, chỉ xuất hiện ở những trường hợp phải qua nhiều lần mới lấy được máu.
  • Một số ít trường hợp, tĩnh mạch sẽ bị sưng khi lấy máu hay còn gọi là viêm tĩnh mạch. Lúc này, bạn cũng cần quá lo lắng, chỉ cần sử dụng miếng gạc ấm 3-4 lần trong ngày để giải quyết.
  • Trong trường hợp bạn bị rối loạn máu đông, máu có thể chảy liên tục. Lúc này bạn cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm amylase máu
Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm amylase máu

[pr_middle_post]

Xét nghiệm amylase ở đâu?

Hiện nay, việc thực hiện xét nghiệm amylase đã đơn giản và dễ dàng hơn trước rất nhiều. Người bệnh có thể đến các cơ sở y tế bệnh viện có uy tín để thực hiện xét nghiệm định kỳ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đến những nơi uy tín sẽ cho bạn kết quả chính xác nhất, phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe.

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quân dân 102 hiện đã có dịch vụ xét nghiệm amylase với chi phí rất tối ưu. Bệnh viện Quân dân 102 với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, các thiết bị, máy móc hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài chắc chắn sẽ mang đến kết quả xét nghiệm chính xác, giúp đánh giá chính xác nhất tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Chia sẻ

Xét nghiệm creatinin giúp chẩn đoán các vấn đề liên quan đến thận

Xét Nghiệm Chỉ Số Creatinine Là Gì? Ý Nghĩa Trong Chẩn Đoán Suy Thận

Xét nghiệm Creatinine là một trong những phương pháp giúp xác định được những bất thường nếu có của thận,...
Cách Giảm Ure Trong Máu Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Cách Giảm Ure Trong Máu Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Ure máu tăng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý liên quan đến thận và gan nếu như không được...
Xét Nghiệm Cholesterol Là Gì? Định Lượng Chỉ Số Cholesterol Trong Máu

Xét Nghiệm Cholesterol Là Gì? Định Lượng Chỉ Số Cholesterol Trong Máu

Xét nghiệm Cholesterol là việc mà bất cứ ai cũng nên làm định kỳ, nhằm ngăn ngừa những biến chứng...
Có nhiều nguy hiểm với sức khỏe khi chỉ số axit uric tăng cao

TOP 11 Cách Làm Giảm Axit Uric Hiệu Quả Nhất Bạn Nên Biết

Chỉ số axit uric tăng cao ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nếu được...
TOP 6 Trà Giảm Axit Uric Làm Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

TOP 6 Trà Giảm Axit Uric Làm Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Nồng độ axit uric trong máu cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là nguyên nhân gây...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top