Xét Nghiệm Glucose Là Gì? Cách Thực Hiện & Nhận Biết Chỉ Số Glucose

Xét nghiệm glucose là phương pháp đơn giản giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường. Đây là, căn bệnh mà tỷ lệ người trung niên và người cao tuổi mắc phải rất cao hiện nay. Theo đó, việc phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn.

Xét nghiệm chỉ số glucose giúp phát hiện bệnh tiểu đường
Xét nghiệm chỉ số glucose giúp phát hiện bệnh tiểu đường

Glucose là gì?

Glucose hay gọi cách khác là đường – đây là một năng lượng chính của cơ thể con người nên rất quan trọng với sức khỏe. Khi glucose ở mức bình thường thì chúng ta sẽ ít khi chú ý đến nó. Nhưng khi chỉ số glucose thay đổi, bạn sẽ thấy những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đó là lý do tại sao bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt khi đói. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu bị giảm, cơ thể thiếu đường dẫn đến hạ đường huyết.

Glucose có trong phần lớn thức ăn hằng ngày, đặc biệt là bánh mì, tinh bột, các loại trái cây, sữa. Các enzim trong quá trình tiêu hóa sẽ có chức năng phân tách glucose ra và được đốt cháy tại các tế bào rồi tạo ra năng lượng cùng CO2, H2O. Các bộ phận như gan, tuyến tụy và một số hormone khác có vai trò giúp điều tiết glucose trong cơ thể.

Xét nghiệm glucose là gì?

Việc xét nghiệm glucose hay còn gọi là xét nghiệm đường máu chính là việc xác định lượng glucose trong máu của mỗi cá nhân. Xét nghiệm này thường được chỉ định ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm glucose là một phương pháp đơn giản
Xét nghiệm glucose là một phương pháp đơn giản giúp xác định lượng đường trong máu

Tiểu đường chính là tình trạng lượng đường trong máu quá cao, do sự thay đổi nồng độ insulin dẫn đến thay đổi nồng độ đường trong máu, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Xét nghiệm đường máu sẽ giúp phát hiện và theo dõi bệnh tiểu đường gồm bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và thai kỳ.

Xét nghiệm định lượng glucose có những loại nào?

  • Xét nghiệm glucose lúc đói: Xét nghiệm glucose lúc đói giúp các bác sĩ chẩn đoán được bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Khi thực hiện xét nghiệm này bạn cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng, chỉ được uống nước lọc. VÌ vậy,bạn nên đi xét nghiệm vào buổi sáng.
  • Xét nghiệm glucose máu ngẫu nhiên: Không giống với xét nghiệm lúc đói, bạn có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và không cần nhịn ăn. Thông thường, chỉ số glucose trong máu ở người bình thường sẽ không có quá nhiều thay đổi. Nếu có gì bất thường thì có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe và sẽ được các bác sĩ kiểm tra kỹ hơn.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống: Phương pháp này giúp xét nghiệm tiểu đường và rối loạn dung nạp đường huyết được áp dụng chẩn đoán tiểu đường cho phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ. Để thực hiện xét nghiệm này, người bệnh cần ăn một chế độ dinh dưỡng đặc biệt trước 3 ngày làm xét nghiệm. Tránh ăn hút thuốc, tập thể thao quá sức trước khi thực hiện xét nghiệm ít nhất 8 tiếng.
  • Xét nghiệm HbA1c máu: Xét nghiệm này giúp đo lượng đường cùng hồng cầu trong máu. Qua đó có thể dùng đánh giá nồng độ glucose trong máu trong thời gian dài, đánh giá người bị tiểu đường có đang kiểm soát tốt bệnh hay không, hay còn gọi là glucose ước đoán.

Chỉ số glucose và định lượng glucose trong máu

Xét nghiệm glucose là một xét nghiệm giúp đánh giá chỉ số đường có trong máu. Thông thường, chỉ số glucuso ở người bình thường như sau:

  • Cách bữa ăn gần nhất 8 tiếng: 90-130 mg/dl
  • Sau khi ăn 1 tiếng: dưới 180 mg/dl
  • Sau khi ăn 2 tiếng: 100-150 mg/dl

Nếu như khi xét nghiệm, những chỉ số này cao hơn hoặc thấp hơn bình thường, bạn có thể đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Chỉ số glucose trong máu cao thì có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe
Chỉ số glucose trong máu cao thì có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe

Ý nghĩa của xét nghiệm định lượng glucose

Glucose rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi chúng ta, là nguồn năng lượng không thể thiếu của cơ thể, giúp cơ thể có thể vận hành tốt. Tuy nhiên, nếu quá nhiều glucose trong máu sẽ gây ra nhiều nguy hiểm như:

Giảm khả năng tiết insulin – của tuyến tụy khiến cơ quan này phải làm việc quá tải dẫn đến dễ hư hỏng.
Làm mạch máu trở nên xơ cứng hơn, nguy hiểm sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch và một số tình trạng như suy thận, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy giảm thị lực,…

Chính những điều ấy đòi hỏi bạn cần định lượng glucose trong máu, điều này giúp:

  • Chẩn đoán bệnh tiểu đường cũng như theo dõi quá trình bệnh.
  • Chẩn đoán tiểu đường ở phụ nữ mang thai.
  • Chẩn đoán hạ đường huyết.

Quy trình xét nghiệm chỉ số glucose đường huyết

Thông thường, quy trình lấy mẫu xét nghiệm sẽ diễn ra theo các bước sau:

  • Nhân viên y tế sẽ quấn 1 dây đàn hồi ở phần trên của bắp tay. Mục đích là ngăn máu lưu thông và giúp tĩnh mạch phía dưới dây quấn to hơn, dễ dàng cho việc sử dụng kim tiêm vào mạch.
  • Dùng cồn khử trùng chỗ chích kim tiêm.
  • Chích kim vào tĩnh mạch, một số trường hợp có thể phải chích nhiều lần mới đúng tĩnh mạch.
  • Lấy máu vào ống nghiệm.
  • Tháo dây ra khỏi bắp tay khi đã có đủ lượng máu cần thiết.
  • Dùng bông vào chỗ chích kim tiêm khi đã rút kim ra để cầm máu rồi băng lại.

Lưu ý khi xét nghiệm định lượng glucose

Với mỗi hình thức xét nghiệm, người bệnh sẽ cần có những lưu ý khác nhau, cụ thể:

Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm glucose
Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm glucose
  • Không ăn ít nhất 8 tiếng nếu bạn xét nghiệm glucose đói, nếu quá khát thì chỉ nên uống nước lọc. Do vậy chuyên gia khuyên rằng nên đi xét nghiệm vào buổi sáng hoặc có thể đặt lịch trước để chủ động hơn.
  • Stress chính là một trong những nguyên nhân gây ra lượng đường trong máu tăng, vì vậy bạn nên giữ tinh thần thoải mái, tránh những mệt mỏi, lo âu không đáng có, giúp kết quả xét nghiệm được chính xác hơn.
  • Nếu người bệnh có đang sử dụng thuốc hãy thông báo để bác sĩ được biết bởi vì có rất nhiều các loại thuốc ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm glucose như: Acetaminophen, Corticosteroids, Steroids, thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai dạng viên, liệu pháp hormone, Aspirin, Lithium, thuốc chống trầm cảm ba vòng,…

Xét nghiệm glucose tại bệnh viện Quân dân 102

Xét nghiệm glucose hiện nay là phương pháp đơn giản để chẩn đoán cũng như theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Để có kết quả xét nghiệm chính xác, người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở bệnh viện, phòng khám uy tín.

Bệnh viện Quân dân 102 là đơn vị khám chữa bệnh hàng đầu tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Với nhiều năm kinh nghiệm, hiện chúng tôi đã có dịch vụ xét nghiệm glucose, giúp người bệnh dễ dàng theo dõi sức khỏe của mình. Bạn có thể đặt lịch khám bệnh với chúng tôi ngay từ bây giờ để tư vấn và thăm khám chính xác nhất.

Array

Chia sẻ

Cách Giảm Ure Trong Máu Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Cách Giảm Ure Trong Máu Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Ure máu tăng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý liên quan đến thận và gan nếu như không được...
Cholesterol cao là bệnh lý gây nguy hiểm tới tính mạng

Cholesterol Cao Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Triệt Để

Theo thống kê, trên 30% người trưởng thành ở Việt Nam mắc chứng cholesterol cao. Vậy đây là bệnh gì,...
Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Khi Nào, Loại Xét Nghiệm Cần Thực Hiện?

Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Khi Nào, Loại Xét Nghiệm Cần Thực Hiện?

Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí ảnh...
Xét Nghiệm Cholesterol Là Gì? Định Lượng Chỉ Số Cholesterol Trong Máu

Xét Nghiệm Cholesterol Là Gì? Định Lượng Chỉ Số Cholesterol Trong Máu

Xét nghiệm Cholesterol là việc mà bất cứ ai cũng nên làm định kỳ, nhằm ngăn ngừa những biến chứng...
Có nhiều nguy hiểm với sức khỏe khi chỉ số axit uric tăng cao

TOP 11 Cách Làm Giảm Axit Uric Hiệu Quả Nhất Bạn Nên Biết

Chỉ số axit uric tăng cao ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nếu được...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top