Xét Nghiệm Nhóm Máu Như Thế Nào? Cách Thực Hiện Bạn Cần Biết

Xét nghiệm nhóm máu là điều bất cứ ai cũng phải thực hiện để biết được nhóm máu của mình, phục vụ trong trường hợp khẩn cấp cần truyền máu, cấp cứu. Nếu bạn đang tò mò không biết quá trình xét nghiệm ra sao, cần lưu ý những gì, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Xét nghiệm nhóm máu là kỹ thuật quan trọng người bệnh cần thực hiện
Xét nghiệm nhóm máu là kỹ thuật quan trọng người bệnh cần thực hiện

Xét nghiệm nhóm máu là gì?

Xét nghiệm nhóm máu là quá trình bác sĩ lấy mẫu máu, đưa vào máy xét nghiệm tự động để phân tích, tìm ra máu của bệnh nhân thuộc nhóm nào. Khi muốn thực hiện xét nghiệm nhóm máu, các bác sĩ sẽ lấy ra một lượng máu vừa đủ trong cơ thể, đánh dấu mẫu máu. Dựa vào đặc tính kháng thể trong huyết thanh cũng như loại kháng nguyên xuất hiện trên bề mặt hồng cầu, bác sĩ có thể biết được mẫu máu đó thuộc nhóm nào.

Hiện nay, có 2 cách xác định nhóm máu chính dựa theo 2 hệ thống ABO và hệ thống Rhesus.

Xét nghiệm nhóm máu theo hệ thống ABO

Theo hệ thống phân loại này, mẫu máu của bạn có thể thuộc 1 trong 4 nhóm máu: A, B, AB, O.

  • Nhóm máu A: Nếu mẫu máu có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và kháng thể kháng B trong huyết tương.
  • Nhóm máu B: Nếu mẫu máu có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và kháng thể kháng A trong huyết tương.
  • Nhóm máu AB: Nếu mẫu máu có cả kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể kháng A hoặc B trong huyết tương.
  • Nhóm máu O: Nếu mẫu máu không có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể kháng A, B trong huyết tương.

Xét nghiệm nhóm máu theo hệ thống Rheus (Rh)

Cách phân loại này sẽ chỉ ra bạn thuộc nhóm máu Rh+ hay Rh-. Hầu hết các mẫu máu đều có kháng thể Rh trên bề mặt hồng cầu, tức nhóm máu Rh+. Một số trường hợp hiếm không có kháng nguyên Rh trên bề mặt hồng cầu (Rh-).

Tại sao nên thực hiện xét nghiệm nhóm máu?

Xét nghiệm nhóm máu là việc làm quan trọng, cần thiết, cần được thực hiện nghiêm túc. Không chỉ để người xét nghiệm được biết mình thuộc nhóm máu gì mà còn hữu ích trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe mãi về sau. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của việc xét nghiệm nhóm máu.

Xét nghiệm nhóm máu giúp đảm bảo việc truyền máu được chính xác
Xét nghiệm nhóm máu giúp đảm bảo việc truyền máu được chính xác

Đảm bảo an toàn khi truyền máu

Trong trường hợp người bệnh gặp tai nạn hoặc bệnh lý gây thiếu máu, cơ thể không thể kịp sản sinh máu đầy đủ trong thời gian ngắn, các bác sĩ có thể cung cấp máu nhanh chóng bằng việc truyền máu từ người khác. Máu được truyền cần cùng nhóm với máu của người bệnh.

Nếu xác định sai nhóm máu, hoặc truyền nhầm máu không cùng nhóm sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nghiêm trọng đối với người nhận máu.

Truyền sai máu sẽ dẫn đến kháng thể có trong huyết thanh đơn vị máu cho phản ứng lại kháng nguyên cùng loại trên hồng cầu của người nhận máu.

Ví dụ:

  • Người nhóm máu A có kháng nguyên A và kháng thể kháng B.
  • Người nhóm máu B có kháng nguyên B và kháng thể kháng A.
  • Người A truyền máu cho người B sẽ khiến kháng nguyên A của người A phản ứng với kháng thể kháng A của người B.

Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng người nhận máu bị sốt rét, tim đập nhanh, hồi hộp, lo lắng, nổi mẩn, dị ứng,… Thậm chí còn có thể dẫn đến sốc và tử vong.

Đảm bảo an toàn sinh đẻ

Đối với phụ nữ mang thai, việc xác định trước nhóm máu của mẹ và con sẽ giúp phát hiện sớm những bất đồng về nhóm máu giữa mẹ và con, tránh được biến chứng không mong muốn khi đẻ.

Phục vụ quá trình hiến nội tạng

Khi một người muốn đăng kí hiến nội tạng, xương, tủy, các bác sĩ cũng cần kiểm tra nhóm máu để xác định độ tương thích với người nhận.

Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm nhóm máu

Để kết quả xét nghiệm nhóm máu cho kết quả chuẩn xác nhất, người thực hiện nên lưu lại một vài điều sau:

  • Khi đi xét nghiệm nhóm máu, bạn không cần nhịn ăn, trừ khi bạn thực hiện cùng các xét nghiệm chỉ số gan, thận khác.
  • Không nên ăn nhiều đồ dầu mỡ, không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, nước có gas.
  • Uống nhiều nước trước khi xét nghiệm.
  • Đối với phụ nữ, không nên thực hiện xét nghiệm khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên đợi 5 – 7 ngày sau sẽ tốt hơn.
  • Sau khi lấy máu xong, cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh kẻo cơ thể bị choáng. Có thể bổ sung nước đường hoặc thức ăn nhẹ.
Người bệnh cần lựa chọn đúng địa chỉ khám, xét nghiệm nhóm máu để đảm bảo nhận được kết quả chuẩn xác
Người bệnh cần lựa chọn đúng địa chỉ khám, xét nghiệm nhóm máu để đảm bảo nhận được kết quả chuẩn xác

Xét nghiệm nhóm máu ở đâu an toàn, chính xác?

Xét nghiêm máu đóng vai trò quan trọng trong các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, sinh nở, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người. Chính vì vậy, kỹ thuật này cần được thực hiện cẩn thận, đảm bảo tính chính xác cao.

Nếu đội ngũ bác sĩ, y tá không có đủ chuyên môn, kinh nghiệm, máy móc, trang thiết bị đã cũ, tính chính xác không còn tuyệt đối, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người nhận máu.

Thấu hiểu nỗi lo của khách hàng, Bệnh viện Đa khoa Quân dân 102 luôn chú trọng xây dựng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, có khả năng xét nghiệm, phân tích các chỉ số một cách thành thục, chính xác.

Hơn thế nữa, toàn bộ máy móc, trang thiết bị của bệnh viện đều là những máy hiện đại nhất, được nhập khẩu từ quốc tế. Nhờ vậy, quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện xét nghiệm nhóm máu tại đây.

Để được tư vấn cụ thể hơn về kỹ thuật xét nghiệm nhóm máu cũng như đặt lịch thăm khám, vui lòng liên hệ hotline 0888 598 102 để được giải đáp!

Array

Chia sẻ

Creatinine Thấp Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Creatinine Thấp Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Creatine là một axit amin được tạo ra tự nhiên trong cơ thể và một lượng nhỏ đến từ thực...
Cholesterol cao là bệnh lý gây nguy hiểm tới tính mạng

Cholesterol Cao Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Triệt Để

Theo thống kê, trên 30% người trưởng thành ở Việt Nam mắc chứng cholesterol cao. Vậy đây là bệnh gì,...
Hội Chứng Tăng Ure Máu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Hội Chứng Tăng Ure Máu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Hội chứng tăng ure máu có ảnh hưởng nhiều đến thận nói riêng và sức khỏe con người nói chung....
Xét nghiệm creatinin giúp chẩn đoán các vấn đề liên quan đến thận

Xét Nghiệm Chỉ Số Creatinine Là Gì? Ý Nghĩa Trong Chẩn Đoán Suy Thận

Xét nghiệm Creatinine là một trong những phương pháp giúp xác định được những bất thường nếu có của thận,...
Xét Nghiệm Glucose Là Gì? Cách Thực Hiện & Nhận Biết Chỉ Số Glucose

Xét Nghiệm Glucose Là Gì? Cách Thực Hiện & Nhận Biết Chỉ Số Glucose

Xét nghiệm glucose là phương pháp đơn giản giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường. Đây là, căn bệnh mà tỷ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top