Triglycerid Cao Là Gì? Nguyên Nhân, Phương Pháp Điều Trị Tận Gốc

Triglycerid cao là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến căn bệnh này. Bệnh có thể dẫn đến nhiều nghiêm trọng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng triglycerid tăng. Nguyên nhân, hệ quả và phương pháp điều trị của chứng bệnh này.

Triglycerid cao dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hại cho sức khỏe
Triglycerid cao dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hại cho sức khỏe

Triglycerid cao là bệnh gì?

Triglycerid cao là bệnh lý liên quan đến triglycerid – một dạng chất béo trong cơ thể. Chất này có nhiều trong các loại mỡ thực vật, động vật. Khi được nạp vào cơ thể và được tiêu hóa, triglycerid và cholesterol sẽ chuyển hóa thành năng lượng. Chúng giúp duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.

Với chỉ số triglycerid vừa phải, cơ thể sẽ hoạt động tốt và ổn định. Tuy nhiên, định lượng triglycerid quá cao lại dẫn đến hoạt động bất thường. Lúc này sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo nghiên cứu từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chỉ số triglycerid bình thường sẽ ở ngưỡng < 150 mg/dL. Triglycerid cao là khi:

  • Định lượng triglycerid dao động từ 150 – 199 mg/dL: Mức độ cảnh báo.
  • Định lượng triglycerid dao động từ 200 – 499 mg/dL: Triglycerid cao.
  • Định lượng triglycerid lớn hơn 500 mg/dL: Triglycerid rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Triglycerid cao là bệnh lý rất nguy hiểm, cần được phát hiện, xác định nguyên nhân sớm. Đồng thời điều chỉnh kịp thời ngay từ khi chạm mốc cảnh báo (150 – 199 mg/dL). Nếu để chỉ số triglyceride quá cao, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguyên nhân khiến chỉ số triglycerid tăng cao

Việc xác định nguyên nhân đóng một vai trò quan trọng. Nó giúp các bác sĩ có được phương pháp điều trị phù hợp. Nhằm giải đáp thắc mắc “triglyceride tăng trong trường hợp nào”, các chuyên gia y tế đã tổng hợp được một số nguyên nhân chính sau:

Béo phì là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số triglycerid tăng cao
Béo phì là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số triglycerid tăng cao
  • Do di truyền: Yếu tố này chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong những nguyên nhân làm gia tăng lượng triglyceride. Nếu trong gia đình có bố mẹ, ông bà mắc hội chứng triglycerid cao, khả năng cao con cháu cũng sẽ mắc bệnh này bẩm sinh.
  • Do mắc bệnh béo phì: Theo thống kê của Hiệp hội tim mạch Mỹ, trên 60% người béo mắc hội chứng rối loạn lipid máu. Điều này dẫn đến định lượng triglycerid cao.
  • Do chế độ ăn uống không hợp lý: Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa carbohydrate, chất béo bão hòa cũng là nguyên nhân phổ biến khiến lượng chất béo triglycerid tăng chóng mặt. Vì vậy, hãy hạn chế ăn đường fructose, ăn ít chất xơ, omega 3, omega 6,…
  • Do sử dụng bia, rượu: Những loại đồ uống có cồn khi được đưa vào cơ thể sẽ tác động lên gan. Chúng khiến gan tăng cường sản xuất các axit béo – tác nhân khiến triglycerid trong máu bị dư thừa và tăng cao.
  • Do hút thuốc lá: Các chất độc hại có trong thuốc lá khiến lượng triglycerid cũng như cholesterol xấu tăng cao,. Đồng thời các cholesterol có lợi suy giảm, tạo nên lượng mỡ thừa lớn tích tụ trong mạch máu.
  • Do thói quen lười vận động: Các hoạt động thể chất giúp tăng cường quá trình trao đổi chất. Chất béo dư thừa sẽ bị đào thải khỏi cơ thể. Việc người bệnh ít vận động sẽ khiến quá trình này bị hạn chế, dẫn đến tích tụ triglycerid trong máu.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ, làm gia tăng triglycerid trong máu như: thuốc ức chế protease và corticosteroid; thuốc tăng cường estrogen; propofol; isotretinoin; thuốc chống loạn thần (clozapine, olanzapine); cyclosporine;…

Triglyceride cao gây bệnh gì? Nguy hiểm như thế nào?

Triglycerid cao là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt bệnh lý nguy hiểm liên quan đến nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Điển hình là các bệnh như:

  • Đái tháo đường: Triglyceride cao thường đi kèm với các hội chứng HDL (cholesterol có lợi) thấp và LDL (cholesterol có hại) cao. Người có chỉ số triglycerid cao sẽ bị gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường gấp 5 lần so với người bình thường.
  • Viêm tụy cấp: Tình trạng chỉ số triglyceride cao cũng chiếm 15% nguyên nhân dẫn đến viêm tụy cấp. Bởi triglycerid tăng sẽ dẫn đến các axit béo trong tụy cũng gia tăng. Chúng làm tổn thương thành tế bào tụy, khiến tụy bị viêm nhiễm. Nếu không được chữa trị kịp thời, dịch tiêu hóa rò rỉ ra ngoài tuyến tụy sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.
  • Các bệnh về gan: Chỉ số triglycerid tăng cao cũng kích thích các axit béo trong gan phát triển. Lượng axit này tích tụ trong gan, khiến gan bị nhiễm mỡ, viêm gan. Lượng mỡ dư thừa trong gan quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ung thư gan rất nguy hiểm.
Triglycerid cao dẫn đến gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan
Triglycerid cao dẫn đến gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan
  • Tê bì tay chân: Triglycerid cao cũng là lý do tạo ra các mảng bám trong động mạch chảy đến tay, chân. Điều này khiến tay, chân tê nhức, dễ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại đáng kể.
  • Tổn thương tim mạch: Nồng độ triglycerid trong máu tăng cao quá mức cũng gây tích tụ mỡ thừa trong các thành động mạch. Chúng cản trở quá trình lưu thông máu đến tim. Đó cũng là lý do người có triglyceride cao dễ mắc các bệnh về tim mạch gấp đôi bình thường. Cụ thể là các bệnh đau tim, nhồi máu cơ tim,…
  • Ảnh hưởng đến não bộ: Định lượng triglycerid cao trong máu cũng khiến các mạch máu nuôi dưỡng não bị tổn thương. Người bệnh dần bị suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ. Nhiều trường hợp còn dẫn tới đột quỵ do não không được cung cấp đủ máu và oxy.
  • Ảnh hướng tới phụ nữ mang thai: Triglyceride cao khi mang thai rất nguy hiểm. Nó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó sinh, con sinh ra bị thừa cân, béo phì, triglycerid cao bẩm sinh.

Phương pháp điều trị mỡ máu cao triglyceride

Bởi triglycerid cao là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm, chúng ta nên thực hiện xét nghiệm triglyceride thường xuyên để phát hiện kịp thời. Nếu thấy triglyceride cao vượt mức cho phép, cần thực hiện các biện pháp kiểm soát, điều chỉnh chỉ số triglycerid kịp thời.

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Một chế độ sinh hoạt đúng sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng cường hấp thu dưỡng chất có lợi và đào thải lượng chất dư thừa, trong đó có triglycerid. Để có một lối sống lành mạnh, bạn hãy lưu ý một số điểm sau:

  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải: Cơ thể quá gầy hoặc thiếu chất cũng không tốt. Tuy nhiên, nếu cơ thể béo phì lại là nguyên nhân gia tăng triglycerid. Vì vậy, bạn hãy cố gắng giữ cân nặng ở mức cân đối, vừa phải.
  • Ăn các thực phẩm giàu chất béo tốt như: Các loại cá, các loại thịt trắng, các loại hạt. Đồng thời bổ sung rau xanh, hoa quả, ngũ cốc trong khẩu phần hàng ngày. Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu carbohydrate, chất béo chuyển hóa. Cụ thể như mỡ động vật, bơ, phomai, đồ chiên, rán, đồ ngọt,…
  • Không ăn tối sau 20h: Thời điểm tốt nhất để ăn tối nên dao động trong khoảng 19h. Sau thời gian này, thức ăn rất khó hấp thụ vào cơ thể. Đồng thời, buổi tối và ban đêm, cơ thể không tiêu thụ quá nhiều năng lượng. Điều này khiến cho lượng chất béo triglycerid dễ bị tích tụ trong nội tạng, thành động mạch, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Không uống bia, rượu, hút thuốc lá: Đây là những tác nhân gây hại hàng đầu khiến lượng triglycerid tăng cao. Vì vậy, bạn hãy thay thế bằng các loại đồ uống có lợi cho sức khỏe như nước hoa quả, trà, nước lọc.
  • Tập luyện thể dục thể thao: Vận động chính là chìa khóa để có một cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng cân đối. Vì vậy, dù có bị triglycerid cao hay không, mỗi người cũng cần có chế độ tập luyện hợp lý. Nên tập thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp phòng tránh bệnh tật, điều chỉnh chỉ số triglycerid về mức cân bằng hiệu quả.
Chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp làm giảm lượng triglycerid
Chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp làm giảm lượng triglycerid

Uống thuốc giảm triglycerid theo chỉ dẫn của bác sĩ

Trong trường hợp bạn đã điều chỉnh chế độ sinh hoạt một thời gian mà vẫn chưa có tác dụng, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc hỗ trợ giảm triglycerid để đẩy nhanh quá trình cân bằng chỉ số triglycerid. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Fibrates: Thuốc có công dụng hạn chế khả năng tổng hợp triglycerid ở gan. Từ đó làm giảm tổng lượng triglycerid trong cơ thể hiệu quả.
  • Niacin: Thuốc giúp làm giảm lượng triglycerid và cholesterol cao trong cơ thể. Từ đó giúp cân bằng lượng chất béo trong cơ thể.

Tuy nhiên, 2 loại thuốc trên có thể mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Nguy hiểm hơn là tăng tiết men gan, suy cơ, rối loạn đông máu,… Do đó, bạn cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để biết liều lượng thích hợp.

Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi triglycerid cao, đó là xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý. Ngoài ra, bạn nên thực hiện xét nghiệm triglycerid 5 năm/lần. Hiện dịch vụ xét nghiệm triglycerid có tại CTCP Bệnh viện Quân dân 102. Bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Hệ thống máy móc xét nghiệm, chẩn đoán cũng được trang bị hiện đại. Nhờ vậy, bệnh viện cam kết sẽ đem lại kết quả chính xác nhất. Qua đó giúp người dân nắm bắt được chỉ số triglycerid trong cơ thể.

Để đặt lịch xét nghiệm triglycerid cao cũng như nhận tư vấn, hướng dẫn, vui lòng liên hệ hotline 0888 598 102. Các chuyên gia luôn sẵn sàng tiếp nhận, lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của bạn!

Array

Chia sẻ

Xét Nghiệm Axit Uric & Cách Phát Hiện Những Chỉ Số Bất Thường

Xét Nghiệm Axit Uric & Cách Phát Hiện Những Chỉ Số Bất Thường

Xét nghiệm Axit Uric là một trong những xét nghiệm quan trọng, dễ dàng thực hiện giúp phát hiện ra...
Xét Nghiệm Amylase Máu Là Gì? Quy Trình Thực Hiện & Lưu Ý Cần Nắm

Xét Nghiệm Amylase Máu Là Gì? Quy Trình Thực Hiện & Lưu Ý Cần Nắm

Hiện nay, xét nghiệm Amylase máu là kỹ thuật được sử dụng rất thường xuyên giúp phát hiện các tình...
Hội Chứng Tăng Glucose Máu Và Những Điều Bạn Cần Biết

Hội Chứng Tăng Glucose Máu Và Những Điều Bạn Cần Biết

Khi chúng ta sử dụng nhiều các chất ngọt, chất đường bột, chỉ số glucose máu sẽ tăng lên. Nhưng...
Định Lượng Glucose Trong Máu Thấp: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Định Lượng Glucose Trong Máu Thấp: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Định lượng glucose trong máu thấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí...
Xét Nghiệm Glucose Là Gì? Cách Thực Hiện & Nhận Biết Chỉ Số Glucose

Xét Nghiệm Glucose Là Gì? Cách Thực Hiện & Nhận Biết Chỉ Số Glucose

Xét nghiệm glucose là phương pháp đơn giản giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường. Đây là, căn bệnh mà tỷ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top