Á Sừng Liên Cầu

Á sừng liên cầu là một dạng viêm da cơ địa đặc biệt có thể xảy ra trên mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Bệnh kéo dài một cách dai dẳng, tái phát vào bất kỳ thời điểm nào và rất có nguy cơ trở thành bệnh mãn tính. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin chi tiết về căn bệnh này trong bài viết dưới đây. 

Thế nào là á sừng liên cầu?

Bệnh á sừng liên cầu là một thể của á sừng, là một dạng viêm da cơ địa đặc biệt. Bệnh được hiểu đơn giản là hiện tượng lớp sừng hoá chưa chuyển hoá hoàn toàn, vẫn còn sót lại phần nhân và phần nguyên sinh chất chưa bị teo đi mà đã bị bong ra thành những mảng sừng lớn. Bệnh có thể xuất hiện trên mọi đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, đối tượng dễ mắc bệnh nhất lại là trẻ nhỏ bởi vì lớp biểu bì còn non và sức đề kháng kém. Nguyên nhân chính xuất hiện tình trạng này là do suy giảm hệ miễn dịch khiến liên cầu khuẩn gây bệnh.

Bệnh á sừng liên cầu là một thể của á sừng, thuộc dạng viêm da cơ địa đặc biệt
Bệnh á sừng liên cầu là một thể của á sừng, thuộc dạng viêm da cơ địa đặc biệt

Thời điểm lý tưởng nhất để khởi phát bệnh á sừng liên cầu đó là mùa đông, thời tiết hanh khô. Bệnh xuất hiện lâu dài không được chữa trị sẽ khiến da bị lở loét, để lại sẹo, ảnh hưởng nhiều đến mặt thẩm mỹ. Mặc dù vậy, bệnh á sừng liên cầu không phải là một căn bệnh lây nhiễm và không lây từ người sang người. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc với người bệnh á sừng.

Những vùng da dễ gặp phải á sừng liên cầu nhất phải kể đến là phần da đầu, phần da tay và da chân. Những khu vực này dễ xuất hiện á sừng, do sự tấn công của vi khuẩn, liên cầu khuẩn và tụ cầu. Hoặc do cơ thể toát nhiều mồ hôi và bã nhờn nhưng không được làm sạch một cách cẩn thận. Khi điều kiện thích hợp thì chúng sẽ phát triển ở lớp sừng da.

Nguyên nhân bị á sừng liên cầu

Trên thực tế, các chuyên gia da liễu vẫn chưa thể xác nhận chính xác nguyên nhân gây nên bệnh á sừng liên cầu. Tuy nhiên, có một vài yếu tố sau đây là nguyên nhân thúc đẩy bệnh phát triển mạnh và tái phát nhiều lần:

  • Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu và tổng hợp, có đến 50% bệnh nhân á sừng liên cầu là do bị di truyền từ đời ông bà hoặc bố mẹ sang.
  • Thay đổi nội tiết tố: Đặc biệt ở những đối tượng trẻ dậy thì, phụ mang thai hoặc cho con bú, người mãn kinh,… khả năng mắc bệnh cao hơn ở những đối tượng bình thường khác.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Rối loạn hệ miễn dịch là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Miễn dịch không ổn định là điều kiện tốt cho các loại vi khuẩn liên cầu xâm nhập và phát triển mạnh.
  • Yếu tố cơ địa: Những đối tượng có cơ địa đã từng mắc các bệnh về da liễu như viêm da dị ứng, viêm da tiết bã, yếu gan hoặc thận,… có nguy cơ cao mắc bệnh á sừng liên cầu.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Cơ thể nếu thiếu hụt các chất như vitamin A, C, D, E,… cũng là một yếu tố khiến cơ thể dễ mắc bệnh á sừng .
  • Tăng tiết mồ hôi: Những người có nhiều mồ hôi bàn tay hay bàn chân, hệ bài tiết không ổn định, khiến da mất đi sự cân bằng. Sau đó tiếp xúc với các yếu tố khác từ môi trường, khiến bệnh á sừng liên cầu khởi phát.
  • Tiếp xúc nhiều với hoá chất: Các hoá chất trong sinh hoạt cũng rất dễ khiến da bị bong tróc và mài mòn, như các loại xà phòng, chất tẩy rửa, chất hoá học,…
  • Thói quen sinh hoạt: Người có thói quen thường xuyên cọ xát tay, chân, vệ sinh da quá nhiều với nước nóng, mặc đồ hoặc đi giày chật chội thường xuyên,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh á sừng liên cầu cao hơn bình thường.
  • Thay đổi thời tiết đột ngột: Nhiệt độ tăng cao hoặc giảm sâu một cách đột ngột có thể khiến mất cân bằng độ ẩm trên da, làm da bong tróc. Nếu không chăm sóc kịp thời rất dễ khiến vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Tiếp xúc nhiều với hoá chất là một nguyên nhân dễ mắc bệnh á sừng liên cầu
Tiếp xúc nhiều với hoá chất là một nguyên nhân dễ mắc bệnh á sừng liên cầu

Triệu chứng thường gặp của bệnh á sừng liên cầu

So với những bệnh về da liễu khác, bệnh á sừng liên cầu có những dấu hiệu giúp người bệnh dễ dàng nhận biết như sau:

  • Ở những vùng da tổn thương sẽ bị dày sừng, sần sùi, khô cứng hơn nhiều so với những vùng da khác. Các lớp sừng theo thời gian sẽ dày lên, chồng lên nhau và bong tróc thành từng mảng màu trắng với kích thước khác nhau. Da có thể nứt nẻ và chảy máu.
  • Ở những vùng da bị bệnh có thể xuất hiện những chiếc mụn nước nhỏ li ti, mọc đơn lẻ hoặc mọc thành từng cụm lớn. Bên trong có chất dịch nhầy, nếu vô tình làm vỡ, chảy dịch ra vùng da khác thì mụn nước cũng sẽ bị lan rộng.
  • Có những cơn ngứa ngáy dữ dội, đôi khi kèm đau đớn. Người bệnh gãi nhiều vì ngứa còn khiến xước da, tăng cao khả năng bội nhiễm. Cảm giác khó chịu này còn ảnh hưởng đến cả sinh hoạt của người bệnh, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc,…

Bệnh á sừng liên cầu vẫn được xếp vào là căn bệnh da liễu lành tính, bởi không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, bệnh dễ trở thành mãn tính và để lại một số biến chứng như:

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ bởi làn da sần sùi, để lại sẹo khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp với mọi người.
  • Có thể làm mất cân bằng điện giải khiến cơ thể suy kiệt, suy giảm hệ miễn dịch, mệt mỏi và mất sức.
  • Bệnh á sừng liên cầu có thể làm ảnh hưởng đến da, khiến các lỗ chân lông bị bít tắc, khiến viêm da trở nên nặng hơn và có thể gây hoại tử đau đớn.
  • Nếu da bị nứt nẻ chảy máu, khiến các vi khuẩn xâm nhập vào thì còn có thể gặp hiện tượng nhiễm khuẩn huyết. Bệnh này sẽ làm ảnh hưởng đến cả những cơ quan khác trong cơ thể như bệnh lý về tim mạch, viêm tủy xương,… nặng nhất sẽ khiến bệnh nhân bị bại liệt.
Khi bị bệnh, các vùng da sẽ bị bong tróc thành từng mảng kèm ngứa ngáy khó chịu
Khi bị bệnh, các vùng da sẽ bị bong tróc thành từng mảng kèm ngứa ngáy khó chịu

Bệnh á sừng liên cầu có chữa được không?

Do chưa nghiên cứu được chính xác nguyên nhân gây khởi phát bệnh, vì vậy, phần lớn các phương pháp chữa trị chỉ là giúp ngăn chặn những triệu chứng bệnh và ngăn không cho bệnh tái phát. Các phương pháp chữa bệnh á sừng liên cầu được sử dụng nhiều nhất hiện nay phải kể đến là:

Dùng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y là phương pháp ngăn chặn tình trạng bệnh nhanh nhất, tác động nhanh chóng giúp người bệnh không còn cảm giác khó chịu kéo dài. Mặc dù vậy, tùy theo mức độ bệnh và cơ địa mỗi người mà bệnh nhân sẽ được kê những đơn thuốc khác nhau sao cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc chính dưới đây:

  • Thuốc kháng sinh kê đơn giúp điều hòa miễn dịch, cải thiện triệu chứng bệnh như tacrolimus, pimecrolimus,… hoặc thuốc kháng sinh histamin giúp ngăn ngừa những triệu chứng viêm nhiễm ngoài da.
  • Thuốc chống viêm giúp ngăn chặn nhiễm trùng và quá trình sừng hóa trên da như prednisolon, fexofenadin,…
  • Thuốc bôi ngoài da, hạn chế nhiễm trùng do á sừng như salicylic acid hoặc thuốc bôi chống nấm như nizoral, imidazol,…
  • Một số loại thuốc bổ khác để tăng cường đề kháng, bổ sung dưỡng chất thiếu hụt, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Tuy ngăn ngừa được các triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng, nhưng thuốc Tây ít nhiều gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, mài mòn da (nếu dùng thuốc bôi),… Vậy nên, bệnh nhân nên cân nhắc và sử dụng đúng đủ đều liều lượng mà bác sĩ kê đơn.

Thuốc Tây có thể điều trị dứt điểm các triệu chứng bệnh á sừng liên cầu một cách nhanh chóng
Thuốc Tây có thể điều trị dứt điểm các triệu chứng bệnh á sừng liên cầu một cách nhanh chóng

Dùng mẹo dân gian

Bên cạnh 2 các điều trị trên, bệnh nhân cũng có thể tham khảo một số mẹo dân gian để điều trị á sừng liên cầu như:

  • Dùng nước lá chè xanh: Lá chè xanh có chất chống oxy hóa cao, có khả năng phục hồi các tổn thương ngoài da. Mỗi ngày, bạn nên chuẩn bị một nắm lá chè xanh rửa sạch, sau đó đun cùng khoảng 2 lít nước sôi. Để nước nguội bớt thì lấy ngâm tay và chân.
  • Dùng lá trầu không: Trầu không có thành phần acid hữu cơ dồi dào và dược tính kháng khuẩn nên chữa á sừng rất hiệu quả. Bạn hãy chuẩn bị vài lá trầu không giã nhuyễn, lấy nước cốt thoa đều lên vùng da bị bệnh.
  • Dùng tỏi: Tỏi giống như một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế và tiêu diệt nấm khuẩn. Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị một vài tép tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn lấy nước cốt và bôi lên vùng da tổn thương.

Lưu ý khi chữa á sừng liên cầu

Để quá trình chữa trị bệnh đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bạn nên dùng khăn mềm để lau khô vùng da bị tổn thương, không chà xát mạnh hay tiếp xúc trực tiếp tránh lây lan liên cầu khuẩn sang vùng da lân cận khiến vết thương rộng hơn.
  • Không ngâm vết thương vào nước muối, bởi nước muối có tính sát khuẩn cao, rất dễ làm tổn thương trầm trọng hơn.
Nên dưỡng ẩm thường xuyên cho da, đặc biệt vào mùa đông để ngừa bệnh
Nên dưỡng ẩm thường xuyên cho da, đặc biệt vào mùa đông để ngừa bệnh
  • Dưỡng ẩm da thường xuyên, đặc biệt trên vùng da đang khô ráp, bong vảy để làm ẩm và dịu nhẹ da.
  • Uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da, tốt nhất là trên 2 lít nước mỗi ngày.
  • Ăn uống đủ chất, bổ sung các loại rau củ chứa nhiều nước và vitamin, tránh dùng đồ kích thích hoặc ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua,…
  • Chọn giày dép thoáng mát, chất liệu mềm mịn, thông thoáng khí tốt và tránh cọ xát.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng, lo âu để nhanh hồi phục.

Trên đây là tất cả thông tin có liên quan đến bệnh á sừng liên cầu mà bạn nên biết. Tuy là một căn bệnh lành tính, nhưng người bệnh vẫn nên điều trị từ sớm để tránh những ảnh hưởng tiêu cực về mặt sức khoẻ.

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng

Giải pháp đẩy lùi bệnh á sừng bằng Nhất Nam An Bì Thang – Hiệu...

Trải qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm gắt gao, bài thuốc đặc trị á sừng Nhất Nam An...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top