Bị ngứa hai ống chân – Những thông tin người bệnh cần biết
Ngứa hai ống chân là bệnh gì, xảy ra do đâu, cách điều trị và phòng tránh bệnh như thế nào là các vấn đề mà người bệnh cực kỳ quan tâm. Bài viết này sẽ đề cập đến những thông tin cần thiết liên quan đến tình trạng này để giúp người bệnh có câu trả lời chi tiết nhất.
Ngứa hai ống chân là bệnh gì?
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Ngứa hai ống chân là tình trạng khá phổ biến, khiến người bệnh cực kỳ khó chịu bởi cơn ngứa dai dẳng không khỏi. Đây là triệu chứng điển hình của một số bệnh sau:
Mề đay mẩn ngứa
Khi da bị kích ứng bởi các yếu tố như hóa chất, xà phòng, côn trùng, quần áo,…sẽ dẫn đến nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy do nổi mề đay. Tình trạng này thường xuất hiện đột ngột và tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tái phát và phòng tránh biến chứng, người bệnh vẫn nên thăm khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và tư vấn cách xử lý phù hợp.
Đừng Bỏ Lỡ: TOP 5 Cách Trị Mề Đay Bằng Muối Đơn Giản Hiệu Quả Tại Nhà
Bệnh chàm eczema
Bệnh chàm có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, nhất là ở trẻ nhỏ. Thời điểm bệnh dễ khởi phát nhất là vào mùa đông, khi nhiệt độ, độ ẩm xuống thấp. Người bệnh sẽ đối mặt với triệu chứng gồm da khô, nứt nẻ, bong tróc thành các mảng trắng và ngứa ngáy khó chịu.
Viêm da cơ địa
Ngứa hai ống chân rất có thể là do mắc bệnh viêm da cơ địa. Ban đầu, trên chân xuất hiện các nốt màu đỏ hoặc hồng, hơi rát và ngứa. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nhanh, xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti gây phù nề và rỉ dịch. Dù ngừa ngáy, đau nhức rất khó chịu nhưng người bệnh không nên gãi làm tổn thương da.
Bệnh lý về thận
Ngứa hai ống chân rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về thận. Bởi đây là cơ quan chính đảm nhận nhiệm vụ thải độc của cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm, độc tố tích tụ lâu ngày sẽ tự thải qua da. Khi đó, người bệnh sẽ bị mẩn ngứa, sưng phù ống chân.
Viêm nang lông khiến ngứa hai ống chân
Bệnh viêm nang lông thường xảy ra ở chân, tay, lưng hoặc nách. Nguyên nhân gây ra là do nấm, vi khuẩn tấn công, rối loạn tuyến dầu, cạo lông sai cách hoặc ảnh hưởng của hóa chất. Lúc này, lỗ chân lông bị tắc khiến da xuất hiện lớp sừng ửng đỏ. Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, đau rát, nghiêm trọng hơn có thể gây ra nhiễm trùng.
Nấm da chân
Nấm da chân có triệu chứng điển hình như da xuất hiện mảng đỏ hoặc hồng, bong tróc vảy, kèm ngứa ngáy rất khó chịu. Bệnh xảy ra do nấm tấn công lên da, thường ở những vị trí có hoạt động bài tiết mạnh, hoặc chỗ bí do mang giày dép hoặc quần áo chật.
Thiếu hụt vitamin
Hiện tượng ngứa ống chân có thể do cơ thể thiếu hụt vitamin (đặc biệt là vitamin B12). Người bệnh còn đối mặt với triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược,…
Ngứa hai ống chân là do đâu?
Các bác sĩ đã thống kê tình trạng ngứa hai ống chân xảy ra do những nguyên nhân cụ thể như sau:
- Vệ sinh không sạch sẽ: Mỗi ngày có rất nhiều tác nhân từ môi trường bên ngoài tấn công vào da. Do đó, nếu không vệ sinh sạch sẽ da sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường cho nấm, vi sinh vật phát triển gây nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
- Nhiễm ký sinh trùng: Những người thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường không sạch sẽ như lội ruộng bùn,…rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng gây ngứa hai ống chân.
- Nguồn nước ô nhiễm: Sử dụng nước không sạch sẽ để tắm rửa cũng là nguyên nhân gây ngứa và các bệnh da liễu.
- Mặc quần bó sát: Điều này vô tình khiến cho máu ở chân khó lưu thông, dễ đổ mồ hôi gây ngứa ngáy và có nguy cơ mắc các bệnh lý tiềm ẩn khác.
- Mất cân bằng nội tiết: Bệnh ngứa ống chân là tình trạng thường gặp ở phụ nữ có thai hoặc sau khi sinh bởi lúc này, cơ thể mất cân bằng nội tiết sẽ làm da nhạy cảm hơn bình thường, rất dễ kích ứng.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số các loại thuốc như thuốc ngủ, morphine,… khi sử dụng có thể gây ra hiện tượng ngứa hai ống chân.
- Dị ứng: Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng gồm thức ăn, hóa chất, thuốc,…sẽ gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa da.
Các biện pháp điều trị tốt nhất hiện nay
Ngứa hai ống chân là bệnh ngoài da, hoàn toàn có thể điều trị được. Người bệnh có thể áp dụng mẹo dân gian tại nhà, dùng thuốc Tây y hoặc Đông y tùy thuộc để giảm ngứa ngáy nhanh chóng.
Các chữa ngứa hai ống chân bằng mẹo dân gian
Để điều trị bệnh ngứa ống chân, người bệnh có thể chủ động áp dụng một số mẹo dân gian do ông cha ta truyền lại. Đây đều là những cách khá đơn giản, sử dụng nguyên liệu dễ tìm. Điển hình như:
- Lá khế: Lá khế có tính bình, giúp tiêu viêm, giảm ngứa ngáy do các bệnh da liễu như dị ứng, mề đay, bệnh viêm da,… Người bệnh rửa sạch lá khế, đun với nước cùng 1 chút muối rồi dùng để ngâm rửa ống chân.
- Lá húng quế và mật ong: Hai nguyên liệu này giúp giảm kích ứng, chữa mẩn ngứa khá tốt. Người bệnh rửa sạch 1 nắm húng quế, đem nghiền nát rồi trộn đều với 1 – 2 thìa mật ong và thao đều lên vùng da bị ngứa.
- Nha đam: Người bệnh dùng gel nha đam bôi lên hai ống chân sẽ giúp làm dịu da, giảm ngứa, thúc đẩy tổn thương chóng lành.
Phương pháp này có hiệu quả khá tốt trong việc giảm ngứa hai ống chân và an toàn cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên thực hiện khi tình trạng nhẹ, mới khởi phát. Nếu sau khi thực hiện mà mức độ ngứa tăng hoặc trên da xuất hiện dấu hiệu bất người, người bệnh cần nhanh chóng khám da liễu và điều trị bằng cách khác.
Tham Khảo Thêm: Nổi Mề Đay Uống Nước Dừa Được Không? Sử Dụng Thế Nào?
Phương pháp Tây y
Một trong những cách để giảm nhanh các triệu chứng ngoài da và ngứa ngáy đó là sử dụng thuốc Tây. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi hoặc thuốc uống sau đây để điều trị bệnh ngứa lòng bàn chân hoặc ngứa 2 ống chân:
- Thuốc kháng histamin: Thuốc dạng uống giúp giảm các triệu chứng dị ứng, ngứa ngáy và các hiện tượng khác đi kèm như ngạt mũi, hắt hơi,…
- Thuốc kháng viêm corticoid: Phổ biến như Triamcinolone, Fluticasone,…có công dụng giảm ngứa, kháng viêm, thúc đẩy tổn thương trên da nhanh hồi phục.
- Thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ chỉ định trong trường hợp ngứa hai ống chân chuyển nặng, có hiện tượng lở loét, nhiễm trùng và bội nhiễm.
Tuy hiệu quả của thuốc tây là không thể phủ nhận nhưng người bệnh cần hết sức lưu ý khi dùng. Bởi thuốc gây ra nhiều phản ứng phụ như mất tập trung, đau đầu, buồn nôn, kháng thuốc,…nếu dùng sai cách. Do đó, việc thăm khám y tế, thực hiện đúng đơn thuốc được kê là điều người bệnh bắt buộc phải làm.
Ngứa hai ống chân nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi triệu chứng và tăng cường sức khỏe. Người bị ngứa hai ống chân nên ăn các thực phẩm sau:
- Thực phẩm nhiều vitamin A như cà rốt, đu đủ, cà chua, bí đỏ,… giúp tăng cường đề kháng để chống lại tác nhân gây ngứa và dị ứng.
- Thực phẩm giàu vitamin B gồm súp lơ, yến mạch, cải bó xôi,… có công dụng làm lành tổn thương nhờ thúc đầy quá trình tái tạo mô biểu bì.
- Thực phẩm chứa vitamin E có thể kể đến như đậu tương, giá đỗ,…rất tốt trong việc làm mềm da, bảo vệ sức khỏe cho da, chống lão hóa.
- Acid béo không no (omega 3) có trong cá hồi, cá chép,… làm bền vững mô liên kết của da, phục hồi các tổn thương.
- Protein từ thịt lợn và nấm chống lại tác nhân gây kích ứng da, đồng thời hỗ trợ mô dưới da bền vững hơn.
- Các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ có tác dụng giải độc, cố lớp “hàng rào” miễn dịch.
Ngoài ra, người bị ngứa hai ống chân cũng chú ý kiêng các nhóm thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu đạm gồm thịt bò, sữa bò, các loại hải sản,… khiến tình trạng ngứa và kích ứng da nghiêm trọng hơn.
- Hải sản sẽ kích thích cơ thể tiết ra histaimine gây dị ứng, khi đó tình trạng ngứa ngáy sẽ càng nghiêm trọng hơn.
- Thức ăn nhiều đường, muối và cay nóng kích thích hệ thần kinh ngoại biên ảnh hưởng đến các bệnh da liễu.
- Thực phẩm lên men có thể kể đến như kim chi, cải chua,… ảnh hưởng xấu đến gan thận và quá trình đào thải độc tố trong cơ thể.
- Rượu bia không chỉ kích thích cơ thể giải phóng các cytokine gây kích ứng nặng mà còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch bà toàn bộ cơ thể.
Gợi ý địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng tốt
Hiện nay có khá nhiều địa chỉ khám và chữa các bệnh về da liễu. Tuy nhiên, người bệnh nên ưu tiên các cơ sở uy tín để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Nếu bị ngứa hai ống chân chưa biết khám ở đâu, người bệnh có thể tham khảo danh sách sau:
Bệnh viện da liễu Trung Ương
Bệnh viện da liễu Trung Ương là địa chỉ mà người bệnh không nên bỏ qua. Đây là trung tâm y tế đầu ngành, đã điều trị cho hàng trăm nghìn bệnh nhân gặp vấn đề về da. Các bác sĩ ở bệnh viện đều có chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
- Địa chỉ: 15A Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội
- Hotline: 0435.764.627
- Giờ làm việc: Người bệnh có thể khám từ 5h45 – 18h (thứ 2 – thứ 6). Ngày nghỉ, ngày lễ chỉ thăm khám theo yêu cầu vào 7h – 17h30.
Bệnh viện đại học Y Hà Nội
Phòng khám số 1 bệnh viện đại học Y Hà Nội là nơi làm việc của chuyên gia, bác sĩ từ nhiều bệnh viện lớn khác. Bệnh viện trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất.
- Địa chỉ: 1 đường Tôn Thất Tùng – phường Kim Liên – Hà Nội.
- Hotline: 04 3574 3456
- Giờ làm việc: 6h30 – 16h30 từ thứ 2 – thứ 6 và 6h30 đến 12h thứ 7.
Bệnh viện Bạch Mai
Một địa chỉ khám người bị ngứa hai ống chân không nên bỏ qua ở Hà Nội đó là bệnh viện Bạch Mai. Chuyên khoa Dị ứng – Miễn dịch có đội ngũ bác sĩ giỏi, đồng thời được sự hỗ trợ của máy móc hiện đại.
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội
- Hotline: 094.876.76.76.
- Giờ làm việc: 6h30 – 18h thứ 2 – thứ 6. Cuối tuần chỉ mở khu khám chữa bệnh theo yêu cầu, hoạt động từ 6h30 – 18h.
Một số lưu ý khi chăm sóc và cách phòng ngừa bệnh
Để hỗ trợ quá trình điều trị ngứa hai ống chân nhanh chóng hơn, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát, mỗi người cần chú ý thực hiện những điều sau đây:
- Luôn giữ vệ sinh chân và toàn bộ cơ thể, nên sử dụng xà phòng, sữa tắm có chiết xuất tự nhiên, không gây kích ứng da.
- Không được gãi làm trầy xước vùng da bị tổn thương, người bệnh có thể massage nhẹ nhàng để giảm khó chịu.
- Uống đủ nước, có thể bổ sung thêm các loại sinh tố, nước ép trái cây.
- Chú ý rửa sạch tay trước khi thực hiện các mẹo dân gian điều trị ngứa 2 ống chân và dùng các kem bôi.
- Mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu mềm và thấm hút mồ hôi tốt.
- Hạn chế tình trạng căng thẳng bởi vấn đề tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh.
- Thăm khám kịp thời khi có biểu hiện nổi mẩn, ngứa đau, đau rát.
Ngứa hai ống chân hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị dứt điểm, không gây ảnh hưởng đến da. Hy vọng những thông tin trên đã giúp người bệnh nắm rõ được đầy đủ kiến thức để bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân.
Array
Bình luận (4)
Cho em xin các loại thức ăn không được dùng khi bị viêm da với ạ
Bé nhà mình bị viêm da do di truyền, trời lạnh con hay bị khô da rồi ngứa chân, gãi lâu lâu thành thâm nhìn da xấu lắm, mà trên người không bị gì cả. Mình tắm gội bôi kem dưỡng hàng ngày mà đêm con vẫn gãi vì ngứa
Em bị viêm da từ bé, trước bị cả người, giờ bị mỗi vùng ống chân thôi. Cho em hỏi bắt buộc phải đến khám hay sao ạ, em ở xa quá mà công việc bận không đến được.
Em cũng hay bị ngứa, kì lạ là cũng chỉ ngứa từ đầu gối trở xuống, em hay bị nổi nốt đỏ rồi ngứa, xong các nốt đó lại thâm vào, không biết bị sao nữa, em cứ dùng tạm thuốc bôi thì nó đỡ.