Á Sừng
Bệnh á sừng da liễu xuất hiện khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, chúng tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng gây ra vô số phiền toái cho người bệnh. Việc chủ quan, lơ là trong quá trình điều trị có thể khiến bệnh trở nặng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ, đời sống sinh hoạt của người bệnh. Để tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân, biểu hiện, các biện pháp chữa trị và phòng tránh hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.
Á sừng là gì?
Á sừng là bệnh da liễu phổ biến, thuộc nhóm viêm da cơ địa và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác. Khi bị bệnh, lớp á sừng trên bề mặt da chưa chuyển hóa hoàn thiện sẽ khiến da bị khô, nứt nẻ, nhất là những phần rìa và bong tróc thành từng mảng, trông xù xì, cực mất thẩm mỹ.
Các triệu chứng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, nhưng cũng có nhiều trường hợp, chúng xuất hiện cùng lúc tại nhiều vùng da khác nhau. Các mảng da bong tróc chủ yếu xuất hiện ở đầu ngón tay, ngón chân, gót chân và kẽ chân,…
Bệnh lý này thường xuất hiện theo chu kỳ và rất khó để điều trị dứt điểm hoàn toàn. Theo các bác sĩ da liễu, á sừng chủ yếu hình thành do viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc do da bị kích ứng với một số hóa chất, điển hình như thuốc tẩy hay xà phòng,… Ngoài ra, đây cũng là một trong số những yếu tố khiến bệnh trở nặng và khó điều trị hơn.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng
Nguyên nhân chính hình thành bệnh á sừng vẫn chưa được xác định và công bố rõ ràng. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, khiến triệu chứng á sừng trầm trọng hơn như:
- Do thời tiết thay đổi thất thường: Bệnh da liễu này sẽ nặng hơn trong mùa đông hoặc khi thời tiết trở nên hanh khô. Làn da lúc này sẽ hay bị khô ráp, thiếu độ ẩm nên dễ bị bong tróc, khô ráp, nứt nẻ hơn.
- Di truyền: Theo các thống kê không chính thức, nếu người thân trong gia đình của bạn có tiền sử mắc bệnh á sừng, thì nguy cơ cao bạn cũng có khả năng mắc bệnh lý này.
- Do tiếp xúc với các loại hóa chất: Da bị yếu và mỏng hơn khi tiếp xúc với các hóa chất có trong sản phẩm tẩy rửa,… Vì thế, những người thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa như bột giặt, xà phòng, nước lau nhà, hóa chất công nghiệp, nước rửa bát,… dễ bị mắc bệnh da liễu, đặc biệt là á sừng.
- Cơ địa dễ dị ứng: Những trường hợp có cơ địa dị ứng, dễ mắc bệnh viêm mũi dị ứng, chàm, hen phế quản,… đều có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến á sừng.
Các triệu chứng bệnh á sừng
Nếu không có chuyên môn và không được kiểm tra, chẩn đoán kỹ lưỡng, á sừng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác. Mặc dù vậy, bạn có thể dựa trên các biểu hiện sau:
- Khi bị á sừng, da sẽ bị khô ráp, sờ vào gót chân, ngón chân, lòng bàn tay bạn có cảm giác xù xì, thô ráp hơn những vùng da còn lại.
- Da có hiện tượng bị bong tróc thành từng mảng do tình trạng sừng hóa kéo dài.
- Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, mức độ ngứa sẽ tăng dần và kéo dài dai dẳng nếu không được điều trị sớm.
- Da bị nứt nẻ, nhiễm trùng, đặc biệt là vào mùa đông.
- Xuất hiện các mụn nước do bệnh lý không được kiểm soát, đã chuyển biến qua giai đoạn nặng hơn. Chúng có thể xuất hiện đơn lẻ, xuất hiện theo từng mảng, dễ vỡ và gây chảy máu dịch, ngứa ngáy dữ dội.
Biến chứng á sừng
Á sừng mặc dù không nguy hiểm như các bệnh nhiễm trùng da khác, tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị từ đầu hoặc dùng thuốc sai cách, bệnh chuyển biến nặng hơn và có nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh á sừng không gây ảnh hưởng tới tính mạng, chúng chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, sức khỏe và tâm lý. Khi không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng như:
- Da yếu: Da có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài, duy trì độ ẩm và ngăn ngừa tình trạng mất nước cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị á sừng, hàng rào bảo vệ da sẽ yếu đi, da không thể đảm đương vai trò bảo vệ cơ thể, từ đó dễ mắc phải các bệnh lý da liễu khác.
- Dễ bội nhiễm, hoại tử da: Khi tổn thương nghiêm trọng kéo dài, kéo theo ảnh hưởng tới bề mặt da, gây bít tắc mồ hôi, tích tụ bụi bẩn. Lúc này, ngoài cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, bạn còn đối diện với nguy cơ bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn mủ xanh gây tổn thương da, thậm chí là hoại tử.
- Nhiễm trùng máu: Không nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng này, tuy nhiên nếu bệnh không được can thiệp xử lý tốt, viêm nhiễm kéo dài chắc chắn sẽ dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng máu. Biến chứng này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng tới tim mạch, xương khớp, tủy xương,…
Bệnh á sừng có điều trị được không
Do là bệnh lý da liễu, hình thành do viêm nhiễm nhưng chúng không có khả năng lây nhiễm từ người này qua người khác. Vậy nên, những người mắc bệnh á sừng hoàn toàn có thể chung sống bình thường với những người không mắc bệnh.
Thế nhưng, bệnh nhân không nên mang tâm lý chủ quan, mà cần chủ động tìm biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh. Bởi á sừng không thể tự khỏi, hơn nữa các biện pháp điều trị hiện nay chỉ tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng, ngăn bệnh tái phát thay vì điều trị dứt điểm bệnh.
Thực tế, thời gian điều trị bệnh nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng, yếu tố tâm lý, cách vệ sinh cơ thể, lối sống và các loại thuốc sử dụng,…
Giải pháp điều trị á sừng
Các cách chữa bệnh á sừng khá đa dạng, tuy nhiên để hạn chế tác dụng phụ khi áp dụng các biện pháp chữa trị, bạn nên tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra và tuân thủ theo hướng dẫn trị liệu từ bác sĩ có chuyên môn. Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể, mong muốn của bệnh nhân, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chữa trị phù hợp.
Thuốc trị á sừng
Sử dụng thuốc Tây trị á sừng là phương pháp được nhiều người lựa chọn, bởi chúng cho hiệu quả nhanh và tiện lợi. Với bệnh lý da liễu, thông thường bệnh nhân sẽ được kê đơn cả thuốc bôi và thuốc uống để nhanh chóng đạt được hiệu quả tốt. Cụ thể:
- Thuốc chống nấm: Nếu bị nhiễm nấm, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc chống nấm để hỗ trợ điều trị bệnh. Một số loại thuốc được kê đơn trong trường hợp này gồm có thuốc Cetirizin, Prednisolon, Fexofenadin,…
- Nhóm thuốc chứa Salicylic acid 5%: Dùng để bôi ngoài da nhằm ức chế quá trình sừng hóa, kích thích phục hồi da non trở lại trạng thái bình thường. Ngoài ra, loại thuốc có chứa Salicylic acid 5% còn giúp tăng khả năng sát khuẩn, chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Thuốc chứa corticoid: Được sử dụng cho các trường hợp nặng, thuốc cho khả năng kháng viêm mạnh, ngăn chặn quá trình sừng hóa, nứt nẻ, ngứa ngáy,… Điển hình là các loại thuốc như Prednisolon, Fexofenadin, Cetirizin,…
- Thuốc kháng Histamin: Thuốc được dùng với mục đích làm giảm tác động của tác nhân dị ứng xâm nhập vào bên trong cơ thể. Từ đó ngăn chặn hiện tượng sừng hóa, nét nẻ, đau rát, ngứa ngáy,… Promethazin, Clorpheniramin, Hydroxyzin, Diphenhydramin là những loại thuốc nổi bật có chứa thành phần này. Tuy nhiên, dù mang lại hiệu quả điều trị tốt, nhưng thuốc kháng histamin lại dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ,…
- Thuốc kháng sinh, điều hòa miễn dịch: Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng loại thuốc này nếu bị mắc á sừng do suy giảm hệ miễn dịch. Thuốc sẽ làm ức chế sự tấn cộng của vi khuẩn, phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm và khắc phục hiệu quả triệu chứng của bệnh. Cụ thể, bạn có thể được kê đơn với những loại thuốc như Tacrolimus, Pimecrolimus,…
Mẹo chữa á sừng bằng phương pháp dân gian
Khi Y học hiện đại chưa phát triển như hiện nay, để làm giảm triệu chứng của bệnh á sừng, dân gian thường áp dụng các mẹo điều trị sau:
Dùng lá lốt
Lá lốt có chứa nhiều thành phần chống viêm, kháng khuẩn cũng như làm lành vết thương hiệu quả. Do đó, bạn có thể sử dụng lá lốt theo cách sau nhằm làm giảm triệu chứng của bệnh:
- Lấy một nắm lá lốt tươi rửa sạch, cho đun sôi với nước cùng chút muối trắng. Khi nước sôi, bạn tắt bếp, để nguội dần rồi dùng nước vừa đun ngâm vùng da bị á sừng trong 3 – 5 phút.
- Hoặc dùng lá lốt giã nát, sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
Lá trầu không
Đây là thảo dược có vị cay, tính ấm, thường được mọi người sử dụng trong các bài thuốc dân gian để trị bệnh ngoài da. Lá trầu không cũng đã được chứng minh là có khả năng chống khuẩn, kháng viêm nhờ các thành phần như chavicol, eugenol,… Sử dụng lá trầu không hàng ngày sẽ giúp làm ngứa, hạn chế tình trạng bong tróc và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Cách thực hiện như sau:
- Cách 1: Dùng một nắm lá trầu không đã được vò nát, đun với nước muối pha loãng. Chờ nước nguội bớt, bạn dùng chúng để ngâm rửa vùng da mắc bệnh.
- Cách 2: Cho lá trầu không giã nát trộn với một chút muối, đắp lên vùng da bị á sừng trong khoảng 10 phút.
Mẹo chữa với dầu dừa
Với khả năng chống viêm, kháng khuẩn, cấp ẩm và duy trì độ ẩm cần thiết cho da, bạn có thể sử dụng dầu dừa để làm dịu da, hạn chế kích ứng, viêm nhiễm lan rộng. Theo đó, mỗi ngày bạn chỉ cần bôi một ít dầu dừa lên vùng da bị bệnh, massage nhẹ nhàng cho tới khi các dưỡng chất thấm đều vào da.
Cây vòi voi
Vòi voi có vị đắng, tính mát, được đánh giá cao nhờ khả năng giảm đau, kháng viêm và tiêu độc. Còn theo Y học hiện đại, cây vòi voi có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa như saponin, tanin, flavonoid,… có tác dụng giảm đau và kháng viêm rất nhanh chóng. Với những tác dụng trên, loại cây này cũng được tận dụng để chữa bệnh da liễu, đặc biệt là á sừng.
- Theo đó, bạn cần dùng 1 nắm lá cây vòi voi tươi rửa sạch, giã nhuyễn với chút muối rồi đắp lên vùng da bị á sừng. Sau 20 – 25 phút rửa lại da với nước ấm.
- Nên thực hiện các điều trị bệnh vảy nến á sừng với cây vòi voi tới khi bệnh được cải thiện.
Lưu ý trong quá trình điều trị
Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp tới việc điều trị bệnh da liễu. Chính vì thế, để bệnh chóng khỏi, các bạn cần biết đâu là thực phẩm nên sử dụng và đâu là thực phẩm cần tránh.
Thực phẩm nên bổ sung
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp hạn chế triệu chứng của bệnh cũng như giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại các bệnh lý da liễu hiệu quả. Theo đó, những thực phẩm mà người bị á sừng nên ăn gồm có:
- Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi giàu khoáng chất và vitamin.
- Bổ sung thực phẩm chứa omega – 3 có trong cá biển hay các loại ngũ cốc giàu chất xơ,… để tăng khả năng chống viêm, giảm tác nhân gây bệnh.
- Các thực phẩm giàu kẽm giúp kiểm soát triệu chứng á sừng hiệu quả. Một số loại thực phẩm giàu kẽm như ngũ cốc nguyên hạt, hải sản có vỏ, hạt sấy khô, đậu,… là những thực phẩm mà bạn cần tích cực bổ sung cho cơ thể.
- Tỏi, nghệ, mật ong, gừng,… là nhóm nguyên liệu thường được sử dụng trong chế biến món ăn hàng ngày. Chúng rất giàu vitamin, khoáng chất và có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn tốt.
- Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, có thể dùng nước lọc, nước ép trái cây, sữa hạt,… để duy trì độ ẩm cho da, giảm các triệu chứng ngứa rát, khó chịu khác.
Thực phẩm cần kiêng
Một số loại thực phẩm khi dung nạp vào cơ thể có nguy cơ làm da bị kích ứng hoặc làm tình trạng bệnh á sừng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần tránh bổ sung các loại thực phẩm sau đây:
- Không ăn đồ ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ nhằm giảm tải áp lực cho gan.
- Hạn chế ăn đồ hải sản, đậu phộng, đậu nành, sữa, nhộng tằm,… vì chúng rất dễ gây dị ứng.
- Thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn thường có hàm lượng chất bảo quản cao nên dễ gây phản ứng viêm, sưng hoặc khiến các bệnh da liễu tái phát nhanh chóng.
- Đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, trái cây sấy, kem,… dễ làm tăng phản ứng viêm, làm suy yếu hàng rào bảo vệ da cũng như gia tăng các triệu chứng của bệnh.
- Kim chi, cà muối, dưa muối,… tuy rất kích thích vị giác nhưng là nguồn thực phẩm nên tránh để hạn chế nguy cơ tích tụ chất độc ở gan, hạn chế các cơn ngứa ngáy.
- Cà phê, rượu bia, dễ gây mất nước, khiến bệnh vảy nến á sừng kéo dài và khó điều trị dứt điểm.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!