Da Mặt Khô Ngứa Mẩn Đỏ: Thông Tin Quan Trọng Cần Biết
Da mặt khô ngứa mẩn đỏ khiến người bệnh vô cùng lo lắng bởi tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ. Người bệnh theo dõi bài viết này để nắm rõ thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục và chăm sóc. Những kiến thức này sẽ giúp người bệnh chủ động bảo vệ tốt nhất làn da của mình.
Da mặt khô ngứa mẩn đỏ – Dấu hiệu nhận biết
Da mặt khô ngứa mẩn đỏ gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Các triệu chứng thường xuất hiện ồ ạt, lan rộng khắp hai bên má, vùng trán và cằm. Lúc này, trên da xuất hiện những dấu hiệu sau đây:
- Các nốt mẩn đỏ, sẩn ngứa có kích thước nhỏ, có thể xuất hiện ở một vùng hoặc toàn bộ mặt.
- Da thường khô ráp, sần sùi, có thể phân biệt rõ với những vùng da xung quanh bằng mắt thường.
- Cảm giác nóng rát, châm chích hoặc ngứa dữ dội.
- Mặt có thể bị sưng đỏ lên, phù nề ở hốc mắt, môi hoặc tai.
Những triệu chứng này có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Người bệnh chú ý theo dõi da để sớm phát hiện và có biện pháp xử lý phù hợp.
Những nguyên nhân khiến da mặt khô ngứa mẩn đỏ có thể bạn chưa biết
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: tình trạng da mặt khô ngứa mẩn đỏ xảy ra do nhiều nguyên nhân. Có thể kể ra như:
Vệ sinh da kém khiến mẩn ngứa ở mặt
Vùng da mặt có cấu trúc mỏng, độ nhạy cảm cao hơn, lại tiếp xúc trực tiếp với môi trường thường xuyên. Do đó, nếu không biết cách vệ sinh sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, làm da bị dị ứng, nổi mẩn ngứa, khô nứt, ngứa ngáy,…
Dị ứng thời tiết khiến da mặt khô ngứa mẩn đỏ
Thời tiết thay đổi thường có thể khiến da mặt bị dị ứng. Những triệu chứng thường gặp bao gồm da khô, nứt nẻ, bong, nổi mẩn đỏ, ngứa rát,… Người bệnh cần chú ý chăm sóc, bảo vệ da vào thời điểm giao mùa, khi trời quá nóng hoặc lạnh.
Dị ứng hóa mỹ phẩm
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến da mặt khô ngứa mẩn đỏ là dị ứng mỹ phẩm. Người bệnh sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với da hoặc các sản phẩm không rõ nguồn gốc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến da mặt.
Môi trường sống ô nhiễm
Môi trường ô nhiễm làm suy giảm sức đề kháng và khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn. Thêm vào đó, các tác nhân trong không khí như hóa chất, bụi mịn,… làm lỗ chân lông bị bít tắc. Khi đó, da mặt sẽ bị khô, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và nhanh lão hóa.
Dị ứng thực phẩm
Một số loại thực phẩm như hải sản, đậu phộng, sữa,… làm giải phóng histamin trong cơ thể và gây kích ứng hệ miễn dịch khiến cho da bị dị ứng, nổi mẩn. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở da mặt mà còn lan ra toàn thân.
Nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt do bệnh lý da liễu
Rất nhiều trường hợp, da mặt khô ngứa mẩn đỏ là biểu hiện cảnh báo một số bệnh lý. Phổ biến nhất là:
- Viêm da dị ứng: Da bị nổi mẩn, sần sùi, ngứa ngáy khó chịu do tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng như hóa chất, mỹ phẩm,…
- Viêm da tiết bã nhờn: Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến do da mặt khô ngứa mẩn đỏ.
- Phát ban nổi mề đay: Bao gồm mề đay cấp tính và mề đay mãn tính, các triệu chứng bao gồm da mặt nổi mẩn đỏ, hồng, trắng xám và kèm cảm giác châm chích, ngứa ngáy.
- Nấm da mặt: Nấm tấn công lên da mặt gây kích ứng, ngứa ngáy, bong tróc da.
Nguyên nhân khác gây ra da mặt khô ngứa mẩn đỏ
Mặt nổi mẩn đỏ ngứa không chỉ là dấu hiệu của bệnh da liễu mà còn xuất phát từ những bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể như:
- Suy giảm chức năng gan, thận: Tương tự như các bệnh lý da liễu khác, tình trạng da mặt khô ngứa mẩn đỏ có thể là hệ quả của việc chức năng đào thải độc tố bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Sốt phát ban: Bệnh do virus human herpes 6 hoặc 7 gây ra, có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc. Khi đó, người bệnh bị sốt, trên da có nổi các đốm mẩn đỏ nhỏ.
- Lupus ban đỏ hệ thống: Đây là một bệnh tự miễn, cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại các thành phần của chính cơ thể mình gây phát ban trên da.
Tình trạng này có nguy hiểm không? Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Da mặt khô ngứa mẩn đỏ là tình trạng khá phổ biến, nhất là ở nữ giới. Đối với trường hợp nhẹ, các triệu chứng sẽ tự thuyên giảm sau 2 – 5 ngày mà không cần can thiệp y tế. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, cơ địa, chế độ chăm sóc và điều trị mà thời gian khỏi có thể kéo dài vài tuần hoặc lâu hơn.
Trên thực tế, da mặt khô ngứa và mẩn đỏ không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, có thể thấy rõ mức độ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe và tâm lý rất cao. Một số trường hợp da bị tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng da, bội nhiễm. Da mặt để lại sẹo lớn, lão hóa sớm, thậm chí là ung thư da.
Do đó, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan khi gặp phải tình trạng da mặt khô ngứa nổi mẩn. Đây là vùng da nhạy cảm, mọi trường hợp đều cần theo dõi sát sao và nên đến gặp bác sĩ da liễu để thăm khám, điều trị.
Các cách điều trị hiệu quả, an toàn
Ngay khi phát hiện da mặt khô ngứa mẩn đỏ, người bệnh nên tạm ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm, thực phẩm có khả năng gây dị ứng, mang khẩu trang để bảo vệ da mặt mỗi khi ra ngoài. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương da mà sẽ có cách điều trị khác nhau, người bệnh có thể tham khảo thông tin sau đây.
Phương pháp Tây y chữa mẩn ngứa ở mặt
Sau khi đã thực hiện một số mẹo dân gian nhưng tình trạng da mặt không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ da liễu để khám và điều trị bằng thuốc. Ưu điểm của phương pháp này là mang đến hiệu quả rõ rệt, nhanh chóng ngay sau khi uống. Một số loại thuốc Tây chữa da mặt khô ngứa mẩn đỏ thường được bác sĩ chỉ định gồm:
- Thuốc bôi chứa Corticoid: Thuốc giúp giảm viêm, chống dị ứng da trong trường hợp nghiêm trọng.
- Thuốc kháng histamin H1: Bác sĩ sẽ kết hợp thuốc kháng histamin như Promethazin hydroclorid, Clorpheniramin maleat, Gentrisone,…và kem bôi ngoài da để giảm triệu chứng khô da, nổi mẩn ngứa.
- Thuốc mỡ kháng sinh: Thuốc giúp ức chế vi khuẩn P.acnes, giảm viêm và mẩn đỏ, đồng thời điều trị mụn trứng cá hiệu quả.
- Thuốc ức chế Calcineurin: Phổ biến như Pimecrolimus, Tacrolimus,…giúp tác động lên tế bào lympho T, ngăn chặn giải phóng kháng nguyên. Từ đó thuốc có tác dụng giảm viêm, sưng, nổi mẩn ngứa trên da mặt.
- Thuốc sát trùng, chống viêm nhiễm: Oxy già, Cồn, các chế phẩm chứa iod,…để ngăn ngừa bội nhiễm, giảm kích ứng trên da.
Vùng da mặt cực kỳ nhạy cảm với các thành phần thuốc. Thêm vào đó, dược tính của thuốc Tây y cao, dễ gây ra các tác dụng phụ như làm mỏng da, tăng nguy cơ ung thư da,… Do đó, người bệnh chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ và không tự ý thêm/bớt liều dùng.
Áp dụng bài thuốc dân gian
Người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện tình trạng khô da, nổi mẩn đỏ, sưng ngứa ngay tại nhà. Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, hoàn toàn lành tính, an toàn đối với cả da mặt nhạy cảm. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, chi phí điều trị thấp. Có thể kể đến như:
- Dưa leo: Các thành phần trong dưa leo cung cấp độ ẩm cho da, xoa dịu tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy hiệu quả, đồng thời thúc đẩy tái tạo da. Người bệnh rửa sạch 1 quả dưa leo, thái lát mỏng theo chiều ngang rồi đắp lên mặt trong 15 phút, cuối cùng rửa lại bằng nước ấm.
- Nước muối sinh lý: Với khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, giảm mẩn đỏ và ngứa rát rất tốt, người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Yến mạch: Bột yến mạch chứa saponin, kẽm, avenanthramides có tác dụng làm sạch da, sát trùng, kháng viêm, giảm ngứa và thúc đẩy tổn thương nhanh chóng hồi phục. Người bệnh trộn 1 – 2 thìa yến mạch cùng mật ong, sữa chua rồi đắp lên da mặt trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước ấm.
- Lá bạc hà: Các tinh chất trong lá bạc hà có tác dụng làm sạch da, giảm ngứa, kháng viêm, cho làn da mịn màng.Người bệnh rửa sạch 1 nắm lá bạc hà với nước muối loãng, sau đó đun cùng 600ml nước. Sau khi sôi thì đổ ra chậu và xông đến khi nước nguội, rồi rửa mặt bằng nước lá bạc hà để tăng hiệu quả.
Do hiệu quả điều trị không cao nên các mẹo dân gian kể trên thường được áp dụng khi tình trạng da mặt khô ngứa mẩn đỏ mới khởi phát, triệu chứng còn nhẹ. Đối với những trường hợp tổn thương da nghiêm trọng, người bệnh nên thăm khám và điều trị bằng thuốc Đông hoặc Tây y.
Cách chăm sóc và phòng ngừa tình trạng da mặt khô ngứa mẩn đỏ
Vùng da mặt cực kỳ nhạy cảm nên tình trạng khô ngứa mẩn đỏ rất dễ tái phát. Do đó, quy trình chăm sóc da, điều trị và phòng ngừa cần phải cực kỳ cẩn thận. Các bác sĩ da liễu đã đưa ra một số điều người bệnh cần lưu ý, cụ thể như sau:
- Rửa sạch sẽ tay trước khi tiếp xúc với da mặt để tránh làm bệnh thêm nghiêm trọng. Tuyệt đối không được gãi, ma sát mạnh khiến da mặt bị trầy xước.
- Chú ý trong việc lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da và trang điểm an toàn đối với làn da.
- Tìm hiểu và thực hiện cách vệ sinh da mặt đúng cách.
- Thường xuyên vệ sinh các đồ dùng tiếp xúc với da mặt như khăn, gối, chăn, màn,…và làm sạch không gian sống.
- Bôi kem chống nắng, đeo khẩu trang, đeo kính mỗi khi ra ngoài để tránh các tác nhân gây hại cho da mặt.
- Uống đủ nước, bổ sung protein, khoáng chất và vitamin cho cơ thể bằng những thực phẩm xanh sạch như hoa quả, rau xanh, cá béo,…
- Kiêng kỵ các loại thực phẩm có hại cho làn da như đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ, chất kích thích,…
- Có kế hoạch nghỉ ngơi điều độ và không nên thức quá khuya, thường xuyên tập thể dục.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu về các sản phẩm dùng cho da mặt và cách chăm sóc da tốt nhất.
Da mặt khô ngứa mẩn đỏ là tình trạng rất phổ biến, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe và tâm lý. Đa phần các trường hợp sẽ tự thuyên giảm nhanh chóng nhưng nếu tổn thương da nghiêm trọng có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên sớm thăm khám và để được tư vấn hướng giải quyết an toàn.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!