Bệnh Á Sừng Ở Trẻ Em

Tương tự như đối với người lớn, bệnh á sừng ở trẻ em làm bong tróc các mảng da, khiến da nứt nẻ, xù xì và tương đối khó nhận biết với những bệnh da liễu khác. Vì vậy, khi nhận ra những dấu hiệu bất thường, các bậc phụ huynh phải nhanh chóng có phương pháp xử lý kịp thời, tránh để bệnh chuyển sang mãn tính rất khó điều trị.

Nguyên nhân mắc bệnh á sừng ở trẻ em

Bệnh á sừng nói chung và bệnh á sừng ở trẻ em nói riêng đều được hiểu là tình trạng da bị đỏ ửng, khô ráp, nứt nẻ và bong tróc vảy thành từng mảng. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở vùng da tay và da chân, gây nên những cảm giác ngứa ngáy, thậm chí là đau đớn không ngừng cho trẻ.

Bệnh á sừng ở trẻ em là tình trạng da bị khô ráp, nứt nẻ, bong tróc vảy thành từng mảng
Bệnh á sừng ở trẻ em là tình trạng da bị khô ráp, nứt nẻ, bong tróc vảy thành từng mảng

Thông thường, bệnh á sừng xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những trẻ sau khi sinh đến 1 tuổi hoặc trẻ trên 2 tuổi. Y học hiện đại vẫn chưa thể xác minh rõ ràng nguyên nhân gây ra bệnh á sừng. Tuy nhiên, một vài yếu tố dưới đây sẽ là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển và tái phát của bệnh:

  • Yếu tố di truyền: Tuy là một căn bệnh không bắt nguồn từ vi khuẩn hay virus, không lây nhiễm từ người sang người. Nhưng á sừng có thể di truyền từ đời cha mẹ, ông bà sang con cái.
  • Cơ địa của trẻ yếu: Một số trẻ nhỏ khi đẻ ra đã có sức khỏe không tốt, sức đề kháng kém, dễ bị chịu ảnh hưởng của phía môi trường. Chính vì lý do này nên trẻ rất dễ bị khởi phát bệnh á sừng.
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Làn da của trẻ rất mỏng manh và rất dễ bị tác động từ bên ngoài. Vì vậy, nếu không vệ sinh sạch sẽ rất dễ khiến vi khuẩn bám trụ và phá huỷ hàng rào bảo vệ da.
  • Tiếp xúc nhiều với hóa chất: Nếu môi trường sống không được đảm bảo hoặc bé thường xuyên phải tiếp xúc với các hoá chất sinh hoạt như xà phòng, nước hoa, chất tẩy rửa,…  thì rất dễ khiến bề mặt da bị bào mòn, tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Thay đổi thời tiết: Hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển ổn định, vì vậy cơ thể bé rất dễ phản ứng lại với điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột (chuyển nóng hoặc chuyển lạnh bất ngờ). Hơn nữa, thay đổi thời tiết sẽ còn làm mất cân bằng độ ẩm của da, khiến bệnh dễ tái phát.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Cơ thể của trẻ nhỏ rất cần đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Nếu cơ thể thiếu chất sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch, khó khăn trong việc chống đỡ lại các bệnh lý.

Triệu chứng chữa bệnh á sừng ở trẻ em

Bệnh á sừng ở trẻ em nếu không quan sát kỹ thì cha mẹ rất dễ nhầm lẫn với một vài căn bệnh da liễu khác. Vì vậy, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, cách xử lý tốt nhất là nên đưa trẻ đến các cơ sở da liễu uy tín để được chẩn đoán chính xác.

Triệu chứng dễ bắt gặp nhất của trẻ khi mắc bệnh là da bong tróc, đặc biệt ở chân hoặc tay
Triệu chứng dễ bắt gặp nhất của trẻ khi mắc bệnh là da bong tróc, đặc biệt ở chân hoặc tay

Một vài triệu chứng của bệnh á sừng ở trẻ nhỏ:

  • Đối với trẻ sơ sinh: Da trên vùng ngón tay nổi mẩn đỏ, mụn nước kèm triệu chứng ngứa ngáy. Tại vùng da bị bệnh thì trở nên khô ráp, nứt nẻ và có thể chảy máu khi trời chuyển lạnh. Cảm giác khó chịu sẽ khiến trẻ quấy khóc (đặc biệt về đêm), biếng ăn, khả năng phát triển chậm hơn những đứa trẻ đồng trang lứa.
  • Đối với trẻ trên 1 tuổi: Vùng da bị tổn thương có thể là đầu ngón tay, ngón chân hoặc lòng bàn chân, kèm theo khô ráp và bong tróc thành từng mảng. Xuất hiện cả mụn nước, khi mụn nước vỡ ra thì vùng da sẽ trở nên thâm sạm. Vùng da bị tổn thương sẽ ngứa ngáy, khi chà xát có thể chảy máu hoặc mưng mủ, nhiễm khuẩn lan rộng ra những vùng da lân cận.

Bệnh á sừng ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Y học hiện đại gọi căn bệnh á sừng này là hiện tượng dày sừng, chàm hoá thuộc vào viêm da cơ địa. Bệnh rất khó để điều trị dứt điểm, thường có xu hướng tái phát theo chu kỳ thời gian. Để lâu dần, bệnh có thể chuyển thành mãn tính. Tuy nhiên, theo thống kê, nhờ sự chăm sóc và điều trị tích cực thì có đến khoảng 50% trường hợp sẽ khỏi bệnh khi lên 10 tuổi. Còn 50% sẽ có triệu chứng dai dẳng và gia tăng theo thời gian đến tận khi trưởng thành và già đi.

Bệnh á sừng ở trẻ em sẽ không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, do những triệu chứng khó chịu của bệnh nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Ở những trường hợp điều trị sai cách hoặc tự ý xử lý không nhờ can thiệp từ phía bác sĩ thì sẽ gây ra những biến chứng:

Á sừng không chữa sớm sẽ khiến ăn sâu vào móng của trẻ
Á sừng không chữa sớm sẽ khiến ăn sâu vào móng của trẻ
  • Trẻ em chưa nhận thức sẽ đưa tay lên gãi những vùng da bị bệnh, rất dễ xảy ra hiện tượng bội nhiễm trên da hoặc bội nhiễm trong máu rất nghiêm trọng.
  • Để lại sẹo trên cơ thể của trẻ, ảnh hưởng đến ngoại hình về sau.
  • Bệnh còn khiến trẻ mệt mỏi và quấy khóc, chán ăn, khiến trẻ không hấp thu được các chất dinh dưỡng, phát triển chậm hơn so với bình thường.
  • Á sừng nếu khởi phát ở các ngón tay, ngón chân sẽ làm tăng nguy cơ biến dạng móng tay, móng chân, khiến da bong tróc ăn vào móng.

Hướng dẫn điều trị bệnh á sừng ở trẻ em

Phương pháp chữa trị bệnh á sừng ở trẻ em sẽ khác so với người lớn. Bởi cơ thể của trẻ tương đối nhạy cảm và nếu sử dụng thuốc sai cách sẽ khiến bé phải chịu những tác dụng phụ không mong muốn.

Dùng thuốc Tây

Bệnh á sừng ở trẻ em có thể điều trị bằng các loại thuốc Tây như thuốc dạng đường uống, thuốc bôi ngoài da hoặc đơn thuần là kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng thuốc ở trẻ nhỏ sẽ ít hơn so với người lớn rất nhiều. Chính vì vậy, bạn cần tham khảo thật kỹ ý kiến của chuyên gia trước khi tiến hành điều trị cho trẻ.

Mẹ nên dùng một số loại thuốc bôi ngoài da để cải thiện tình trạng cho bé
Mẹ nên dùng một số loại thuốc bôi ngoài da để cải thiện tình trạng cho bé

Một số loại thuốc mà bạn nên tìm hiểu để chữa á sừng cho bé:

  • Thuốc bôi ngoài da: Một số loại thuốc bôi ngoài da có thể dùng cho trẻ đó là Acid salicylic, thuốc mỡ chống nấm, tacrolimus, corticoid,… Tùy theo tình trạng bệnh mà liều lượng sẽ được thay đổi cho phù hợp, tuỳ nhiên không được dùng quá 2 lần/ngày và kéo dài liên tục hơn 30 ngày. Bởi da của bé còn rất mỏng, dùng nhiều dễ nhờn thuốc hoặc khiến thuốc thẩm thấu vào và làm hại nội tạng.
  • Thuốc dạng uống: Nếu trẻ đã lớn tuổi hoặc tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn thì có thể dùng kết hợp thuốc uống để điều trị như thuốc kháng sinh chống viêm, corticoid, vitamin, thuốc chống nấm,…
  • Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm chỉ có công dụng hỗ trợ làm ẩm da, dịu da, giúp da mềm mại hơn. Thông thường, đối với kem dưỡng ẩm, phụ huynh có thể chọn kem dưỡng chứa Ure, Petrolatum,…

Dùng mẹo dân gian

Mẹo dân gian tuy không đem lại hiệu quả nhanh chóng cho trẻ nhỏ như dùng thuốc Tây nhưng lại an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài. Một số mẹo mà mẹ có thể áp dụng cho bé đó là:

Tắm lá chè xanh có thể làm sạch da, nhanh chóng lành vết thương cho trẻ
Tắm lá chè xanh có thể làm sạch da, nhanh chóng lành vết thương cho trẻ
  • Tắm lá chè xanh: Chè xanh được biết đến là một loại lá có tính chống oxy hoá cao, có khả năng chăm sóc da, phục hồi và giúp da nhanh lành tổn thương. Mẹ có thể chuẩn bị một nắm lá chè xanh rửa sạch, sau đó đem đi đun cùng khoảng 2 lít nước, pha nguội và tắm cho bé mỗi ngày. Nếu không có thể dùng nước chè xanh để ngâm những vùng da bị tổn thương do á sừng.
  • Bôi dầu dừa: Dầu dừa ngoài công dụng dưỡng tóc, dưỡng mi, trị vảy nến,… thì còn rất nhiều người sử dụng để chữa bệnh á sừng. Mẹ chị cần làm sạch vùng da bị á sừng của bé, sau đó nhỏ một vài giọt dầu dừa vào massage khoảng 10 phút, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần.
  • Bôi mật ong: Mật ong từ lâu đã được xem như một loại kháng sinh tự nhiên có thể giúp kháng khuẩn, mau lành các vết thương. Cha mẹ hãy rửa thật sạch vùng da bị á sừng của bé, sau đó lấy mật ong nguyên chất bôi trực tiếp lên, để trong khoảng 10 phút thì rửa sạch lại với nước ấm.
  • Tắm lá trầu không: Tương tự như lá chè xanh, lá trầu không cũng là một loại thực vật mà phụ huynh có thể lựa chọn để điều trị bệnh á sừng cho trẻ. Mỗi ngày hãy chuẩn bị một nắm lá trầu không, đun với lượng nước vừa đủ, để nguội và tắm cho bé. Phần bã của lá có thể giã nát để đắp hoặc chà xát lên vùng da bị bệnh.

Cách chăm sóc cho bé khi bị bệnh á sừng

Khi bé bị bệnh á sừng, cha mẹ nên chăm sóc cho bé thật cẩn thận để vết thương chóng lành và hạn chế tái phát. Một số việc mà phụ huynh có thể làm ngay tại nhà đó là:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương mỗi ngày, tránh cho bé tiếp xúc với những thành phần có thể gây kích ứng như các loại sữa tắm, xà phòng, nước hoa,… tạo mùi hương. Khi vệ sinh da cho bé thì nên dùng nước ấm vừa phải, tránh dùng nước quá nóng sẽ khiến da bé bị bỏng và vết thương thêm nghiêm trọng.
  • Không nên ngâm da hoặc tắm cho trẻ bằng nước muối vì rất dễ gây khô da, mất cân bằng độ ẩm và khiến bệnh á sừng nghiêm trọng hơn.
Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé để tăng cường đề kháng, phòng ngừa bệnh tật
Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé để tăng cường đề kháng, phòng ngừa bệnh tật
  • Dưỡng ẩm cho da bé mỗi ngày bằng những sản phẩm dịu nhẹ và phù hợp với cơ địa của trẻ.
  • Hạn chế cho bé dùng móng tay hay những vật sắc nhọn khác để gãi vào vết thương. Bởi điều đó rất dễ khiến vi khuẩn xâm nhập và làm bội nhiễm, khiến vết thương lan rộng.
  • Cho trẻ đeo bao tay mềm mại và thấm hút, đi giày vừa với chân thoáng mát, không gây bí bách dễ chảy mồ hôi.
  • Bổ sung vitamin A, B, C, E, chất xơ, omega-3,…, cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và bảo vệ làn da, hỗ trợ điều trị nhanh chóng bệnh á sừng. Đồng thời, phụ huynh cũng hạn chế cho bé sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, nhộng, thịt gà,…

Trên đây là tất cả thông tin có liên quan đến bệnh á sừng ở trẻ em cũng như cách điều trị và chăm sóc tại nhà mà phụ huynh nên biết. Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, phụ huynh không nên chủ quan mà hãy tìm hiểu thật kỹ về triệu chứng, từ đó có phương pháp xử lý đúng cách.

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng

Giải pháp đẩy lùi bệnh á sừng bằng Nhất Nam An Bì Thang – Hiệu...

Trải qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm gắt gao, bài thuốc đặc trị á sừng Nhất Nam An...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top