Nổi mề đay khi trời lạnh – Nguyên nhân gây bệnh và cách xử lý kịp thời

Nổi mề đay khi trời lạnh thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt. Do đó, bạn cần chú ý đến các triệu chứng để sớm phát hiện và xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Nổi mề đay khi trời lạnh là gì?

Nổi mề đay là bệnh da liễu phổ biến có triệu chứng điển hình là những nốt mẩn đỏ trên da, cực kỳ ngứa ngáy, khó chịu. Các bác sĩ da liễu cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó hơn 73% trường hợp nổi mề đay do thời tiết. Thông thường, nổi mề đay khi trời lạnh xảy ra khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, giao động từ 4 – 10 độ C và phụ thuộc vào độ ẩm và gió.

Nổi mề đay khi trời lạnh là căn bệnh da liễu thường gặp
Nổi mề đay khi trời lạnh là căn bệnh da liễu thường gặp

Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, trong đó phổ biến nhất là:

  • Trẻ nhỏ: Sức đề kháng của trẻ còn yếu, cùng với làn da nhạy cảm nên rất dễ bị nổi mề đay khi trời lạnh.
  • Phụ nữ mang thai: Đây là thời kỳ nhạy cảm đối với phụ nữ, bởi có rất nhiều sự xáo trộn trong cơ thể, nổi bật nhất là hormone.
  • Phụ nữ sau sinh: Chị em sau sinh thường gặp khó khăn khi vệ sinh cơ thể, chế độ ăn uống kiêng cữ, lại nuôi con bằng sữa mẹ là điều kiện thuận lợi để các yếu tố môi trường tác động gây nổi mề đay.
  • Người đang bị nhiễm vi rút, vi khuẩn: Sức đề kháng và hệ hô hấp yếu rất dễ bị bệnh khi thời tiết lạnh.
  • Người có cơ địa dị ứng: Những người có cơ địa dễ dị ứng khi gặp thời tiết lạnh có nguy cơ bị nổi mề đay cao hơn người khác.

Triệu chứng điển hình của người nổi mề đay khi trời lạnh

Người bệnh có thể kiểm tra khả năng bị nổi mề đay do lạnh qua cách áp tay vào đá lạnh từ 2 – 3 phút. Sau đó hãy quan sát hiện tượng nổi mẩn trên da và cảm giác ngứa râm ran tay. Triệu chứng nổi mề đay khi trời lạnh cực kỳ dễ nhận biết, cụ thể như sau:

  • Các mảng sần màu đỏ với đa dạng kích thước xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào, phổ biến nhất là da tay chân, bụng, ngực,…
  • Cơn ngứa dữ dội, có xu hướng gia tăng cấp độ về ban đêm.
  • Một số bộ phận bị sưng ảnh hưởng đến sinh hoạt, điển hình như sưng tay chân khó cầm nắm và tiếp xúc với đồ vật, nếu hít phải khí lạnh trong thời gian dài gây sưng lưỡi họng khó thở, ăn thức ăn lạnh khiến môi bị sưng.
  • Trong trường hợp nổi mề đay khi trời lạnh ở cấp độ nặng, người bệnh xuất hiện một số triệu chứng như bất tỉnh, nhịp tim nhanh, khó thở, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,…

Thông thường, tình trạng này sẽ tự hết sau vài giờ nếu ngừng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng sẽ kéo dài và nghiêm trọng hơn khi bệnh chuyển sang mãn tính. Người bệnh nắm rõ những thông tin trên để theo dõi tình trạng da, phát hiện sớm và nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, điều trị.

Trên da xuất hiện mảng sần vào mùa đông là dấu hiệu của tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh
Trên da xuất hiện mảng sần vào mùa đông là dấu hiệu của tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh

Những nguyên nhân gây ra nổi mề đay khi trời lạnh

Khi thời tiết lạnh, cùng với độ ẩm thấp và gió hanh sẽ làm cho lớp ngoài cùng của da mất đi dầu tự nhiên gây khô da. Khi đó, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tự động sản xuất histamin và một số chất trung gian khác gây dị ứng, nổi mẩn trên da. Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh như sau:

  • Da nhạy cảm: Cơ địa nhạy cảm làm cho da dễ bị kích thích bởi các tác nhân môi trường gây nổi mề đay.
  • Sức đề kháng yếu: Hệ miễn dịch suy giảm là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay vào mùa lạnh.
  • Lạm dụng thuốc: Người bệnh sử dụng quá nhiều thuốc, nhất là kháng sinh và thuốc chứa corticoid sẽ ảnh hưởng xấu đến hàng rào bảo vệ da gây ra tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh.
  • Nhiễm virus hoặc mắc bệnh lý khác: Những người bị nhiễm virus, viêm nhiễm đường hô hấp rất dễ bị các bệnh da liễu, trong đó có nổi mề đay.
  • Di truyền: Gia đình có bố hoặc mẹ đã từng nổi mề đay thì thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Nguyên nhân khác: Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ô nhiễm môi trường, lạm dụng chất kích thích, ăn thực phẩm độc hại,….

Nổi mề đay khi trời lạnh có nguy hiểm không?

Ở những trường hợp nhẹ, tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh sẽ tự thuyên giảm mà không để lại bất cứ di chứng nào. Tuy nhiên, một số người có tâm lý chủ quan, khi bệnh đã nặng nhưng không điều trị có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường như sau:

  • Luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó thở, đau bụng, buồn nôn,…cực kỳ khó chịu, không thể sinh hoạt, làm việc như thường ngày.
  • Tim đập nhanh, có nguy cơ bị đột quỵ.
  • Trên da nổi sần, mí mắt và môi sưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây mất tự tin khi giao tiếp.
  • Mẩn ngứa toàn thân, nếu gãi hoặc chà xát làm tổn thương da có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Làn da nhạy cảm rất dễ bị kích ứng, nổi mề đay trong thời tiết lạnh
Làn da nhạy cảm rất dễ bị kích ứng, nổi mề đay trong thời tiết lạnh

Tuy nổi mề đay chỉ là một căn bệnh da liễu thông thường nhưng người bệnh cần hết sức lưu ý. Nếu sau vài giờ những tình trạng nổi mẩn không những không thuyên giảm mà còn lan rộng hơn thì người bệnh phải nhanh chóng đi khám và điều trị.

Mách bạn cách xử lý khi bị nổi mề đay do trời lạnh

Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh đó là không khí và nước lạnh. Do đó, trước tiên người bệnh cần có biện pháp để cho da ngừng tiếp xúc với 2 yếu tố này. Khi trời lạnh, hãy giữ ấm cơ thể tốt, nhất là khi cần ra ngoài.

Sau đó mới áp dụng một trong những cách xử lý nổi mề đay khi trời lạnh hiệu quả nhất hiện nay dưới đây. Người bệnh nắm rõ thông tin để có thể áp dụng vào thực tế giúp cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng, an toàn nhất.

Sử dụng thuốc Tây y

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh nổi mề đay nên bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân và biểu hiện để kê đơn thuốc phù hợp. Một số thuốc Tây y phổ biến thường được sử dụng để chữa nổi mề đay khi trời lạnh là:

  • Thuốc kháng histamin: Có thể kể đến như Loratadine, Fexofenadine, Cetirizine,… giúp giảm triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy khi thời tiết trở lạnh.
  • Thuốc chứa corticoid: Thuốc không chỉ kiểm soát triệu chứng mà còn ngăn ngừa các biến chứng, tránh sốc phản vệ.
  • Trong trường hợp nổi mề đay khi trời lạnh do nguyên nhân bệnh nền, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị riêng.
Người bệnh chú ý uống thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ khi bị nổi mề đay do thời tiết lạnh
Người bệnh chú ý uống thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ khi bị nổi mề đay do thời tiết lạnh

Các loại thuốc trên cho hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên không triệt để. Bên cạnh đó, nếu sử dụng sai chỉ định từ bác sĩ có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như đau dạ dày, suy tuyến thượng thận, rối loạn chuyển hóa, kháng thuốc,… Do vậy, việc dùng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ.

Một số mẹo dân gian phổ biến

Khi bị nổi mề đay do trời lạnh, người bệnh có thể cân nhắc thực hiện một số mẹo được lưu truyền trong dân gian. Đây đều là những bài thuốc được ông cha ta thực hiện và để lại. Tuy hiệu quả giảm triệu chứng không nhanh như thuốc Tây y nhưng lại đảm bảo độ an toàn rất cao, giúp tiết kiệm chi phí và phù hợp sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.

Một số nguyên liệu tự nhiên giúp chữa mề đay hiệu quả tại nhà có thể kể đến như:

  • Nha đam: Hàm lượng vitamin, acid cinnamic, acid folic, glycoprotein trong nha đam có công dụng kháng viêm, thải độc, se khít lỗ chân lông. Người bệnh chỉ lấy phần nhựa trắng rồi bôi trực tiếp lên những vùng da đang bị nổi mề đay. Sau khi lớp gel khô lại thì bạn rửa sạch da với nước mát là được.
  • Lá tía tô: Thảo dược này có tính kháng viêm, giảm ngứa rất tốt.  Người bệnh chuẩn bị khoảng 200g lá tía tô, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng 10 – 15 phút để sát khuẩn. Sau đó, lá tía tô đem xay cùng 1 lít nước, đun sôi lên, loại bỏ bã, phần nước cốt thu được chia uống 3 – 5 lần/ngày.
  • Lá bạc hà: Chất menthol trong bạc hà có tác dụng giảm đau, diệt khuẩn, làm dịu da hiệu quả. Người bệnh rửa sạch 1 nắm lá bạc hà tươi cùng nước muối loãng, sau đó để ráo. Lá bạc hà sau khi giã nát thì đắp trực tiếp lên da bị nổi mề đay. Khoảng 20-30 phút sau bạn rửa tay sạch lại với nước là được.

Nổi mề đay khi trời lạnh nên đi khám ở đâu chất lượng tốt

Người bị nổi mề đay khi trời lạnh nên tìm đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và hướng dẫn cách điều trị phù hợp. Dưới đây là gợi ý một số địa chỉ uy tín, được nhiều người đánh giá tốt về chất lượng dịch vụ mà người bệnh có thể tham khảo:

  • Bệnh viện Da liễu Hà Nội: Hội tụ rất nhiều bác sĩ giỏi cùng cơ sở vật chất hiện đại, đây là địa chỉ mà người bệnh không nên bỏ qua khi cần khám chữa mề đay. Người bệnh đến khám tại số 79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại: (04)38430962.
  • Bệnh viện Da liễu Trung ương: Đây là bệnh viện về da liễu đứng đầu cả nước hiện nay, đã chẩn đoán, điều trị cho hàng triệu trường hợp. Bệnh viện có địa chỉ tại 15A Phương Mai, Đống Đa, Tp. Hà Nội. Số điện thoại: (04) 35764626 .
  • Bệnh viện Bạch Mai: Trung tâm dị ứng – Miễn dịch lâm sàng là nơi làm việc của các chuyên gia, bác sĩ da liễu giỏi, nổi tiếng. Thêm vào đó, với hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất. Người bệnh khám tại số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại: 0869587728.
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Trải qua hơn 150 phát triển, nhà thuốc là địa chỉ khám, chữa bệnh theo Y học cổ truyền nổi tiếng, được rất nhiều người bệnh tin tưởng. Địa chỉ nhà thuốc ở số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Hà Nội và số 100 đường D1, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh. Điện thoại: 024 6253 6649.
  • Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc: Với 3 địa chỉ ở Hà Nội, Quảng Ninh, tp. Hồ Chí Minh, người bệnh có thể dễ dàng tìm đến khám chữa mề đay. Trung tâm được nhiều người bệnh đánh giá tốt về chất lượng, hiệu quả điều trị. Số điện thoại: (028) 7109 5599 (Hà Nội) – (024) 7109 5599 (Quảng Ninh) và 0904749145 (tp. Hồ Chí Minh).
  • Tổ Hợp Y Tế Cổ Truyền Quân Dân 102: Đây là địa chỉ được rất nhiều người bệnh biết đến, hiệu quả khám chữa bệnh được nâng cao nhờ kết hợp cả y học hiện đại và y học cổ truyền. Người bệnh đến khám tại 1 trong 2 địa chỉ gồm số 7, ngách 8/11 Quang Đạo, Hà Nội hoặc 179 Nguyễn Văn Thương, Bình Thạnh, HCM. Số điện thoại: 0888 598 102.
Nổi mề đay khi trời lạnh cần đi khám càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho người bệnh
Nổi mề đay khi trời lạnh cần đi khám càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho người bệnh

Chi tiết cách phòng ngừa nổi mề đay khi trời lạnh

Người bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh bằng các cách sau:

  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi hoặc trời chuyển lạnh.
  • Không nên tiếp xúc với nước lạnh vào mùa đông nếu cơ địa nhạy cảm.
  • Chọn sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, không tạo bọt, không chứa paraben và cồn.
  • Thận trọng với thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như hải sản, sữa động vật, đậu phộng,…
  • Tránh khô da, giữ ẩm bằng cách bôi kem dưỡng mỗi ngày sau khi tắm xong.
  • Tắm nước có nhiệt độ vừa phải, không nên tắm quá lâu làm mất độ ẩm tự nhiên.
  • Nếu có điều kiện hãy sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng.
  • Chế độ dinh dưỡng bổ sung thêm vitamin và các loại khoáng chất để tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó hãy hạn chế ăn đồ cay nóng, quá mặn hoặc ngọt, thực phẩm nhiều đạm, đồ ăn đóng hộp,…
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để sức đề kháng và sức khỏe tốt hơn, chống lại tác nhân gây bệnh.

Nổi mề đay khi trời lạnh có thể xảy ra ở bất cứ ai, để lại những hệ quả không tốt đối với sức khỏe. Mỗi người cần chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan về tình trạng này để biết cách phòng ngừa và xử lý khi có triệu chứng bất thường.

Array

Chia sẻ

Triệu chứng

Bác Sĩ Lê Phương Chữa Mẩn Đỏ, Ngứa Da Có Hiệu Quả Không?

Bác sĩ Lê Phương hiện đang nắm giữ cương vị Phó Giám đốc chuyên môn tại Nhất Nam Y Viện....
Thuốc sắc sẵn tiện dùng dành cho người bệnh

Hướng Dẫn Dùng Tiêu Ban Hoàn Bì Thang Chữa Mề Đay Hiệu Quả Nhất

Sử dụng liệu trình chữa mề đay, phong ngứa Tiêu ban hoàn bì thang của Tổ hợp y tế Cổ...
Cách Khắc Phục Tình Trạng Dị Ứng Thuốc Kháng Sinh Nổi Mề Đay

Cách Khắc Phục Tình Trạng Dị Ứng Thuốc Kháng Sinh Nổi Mề Đay

Dị ứng thuốc kháng sinh nổi mề đay là một trong những phản ứng phụ phổ biến và gây khó...
Thành phần dược liệu của bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Phác đồ chữa mề đay của Trung tâm da liễu đông y Việt Nam tốt...

Phác đồ điều trị mề đay của Trung tâm da liễu đông y Việt Nam sử dụng hoàn toàn nam...

XUA TAN nỗi lo Dị ứng thời tiết nổi mề đay với liệu trình 3...

Hiện nay, liệu trình xử lý dị ứng thời tiết, nổi mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang là...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top