Lồi Đĩa Đệm

Lồi đĩa đệm không phải là hiện tượng hiếm gặp, nhất là với những người cao tuổi. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe xương khớp. Vì vậy, việc nắm bắt đầy đủ thông tin, kiến thức bệnh lý là rất cần thiết đối với mọi người. Bạn đọc quan tâm hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu!

Lồi đĩa đệm là gì?

Lồi đĩa đệm (Phồng đĩa đệm) là tình trạng lớp cơ xơ bao bọc bên ngoài của đĩa đệm bị suy yếu, khiến nhân ở trong tràn ra và đĩa đệm xô lệch, không còn nằm ở vị trí ban đầu. Hiện tượng này thường được xem là giai đoạn khởi phát của bệnh thoát vị, đặc biệt là với những trường hợp phát hiện hoặc điều trị muộn.

Đĩa đệm lồi khiến vị trí của đĩa đệm bị xô lệch so với ban đầu
Đĩa đệm lồi khiến vị trí của đĩa đệm bị xô lệch so với ban đầu

Lồi đĩa đệm có thể xảy ra ở tất cả mọi người nhưng phổ biến hơn ở đối tượng cao tuổi. Nguyên nhân là vì bệnh nhân lúc này đã bước vào giai đoạn lão hóa và các bộ phận trên cơ thể không còn giữ được cấu trúc như ban đầu. Trong đó, cột sống là khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất bởi nó đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ và chuyển động cho con người.  

Chính vì vậy, để tránh gặp phải các biến chứng về sau, các bác sĩ khuyến nghị mọi người nên đến bệnh viện kiểm tra ngay khi nhận thấy những thay đổi ở cấu trúc và sức khỏe của cột sống cũng như đĩa đệm.  

Nguyên nhân phồng, lồi đĩa đệm

Bệnh lồi, phồng đĩa đệm thường do các nguyên nhân sau đây gây ra:

  • Quá trình thoái hóa: Đây là một hiện tượng tự nhiên ở con người, thường xảy ra khi cơ thể bước vào độ tuổi ngoài 40. Đĩa đệm vốn dĩ phải chịu nhiều áp lực thông qua việc chuyển động của các đốt xương cột sống. Thời gian trôi qua càng lâu thì cấu trúc đĩa đệm càng bị ảnh hưởng nặng hơn. Hậu quả là đến một thời điểm nào đó, đĩa đệm yếu dần đi, lớp cơ xơ bị rách, tạo điều kiện cho phần nhân rò rỉ ra bên ngoài.
  • Chấn thương xảy ra ở cột sống: Các chấn thương từng xảy ra ở cột sống, ví dụ như tai nạn giao thông, ngã ngửa khi chơi thể thao,… có thể gây ra nhiều ảnh hưởng lâu dài về sau đối với đĩa đệm. Bởi vì đĩa đệm là phần mềm nằm giữa các đốt xương sống và việc bị ngoại lực tác động rất dễ khiến chúng bị tổn thương.
  • Béo phì: Béo phì có thể gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau và một trong số đó là lồi, phồng đĩa đệm cột sống thắt lưng. Khu vực cột sống thắt lưng là nơi phải chịu đựng rất nhiều áp lực và căng thẳng gây ra bởi các khối thịt, cơ bắp. Một khi khối lượng mỡ tăng thêm, áp lực đè nén lên nó cũng tăng thêm. Cộng với việc người béo phì thường ít vận động nên rất dễ dẫn đến tổn thương đĩa đệm.
  • Các yếu tố khác: Bên cạnh các nguyên nhân phồng đĩa đệm nêu trên còn có một số yếu tố khác cũng dễ gây ảnh hưởng, ví dụ như thói quen hút thuốc lá, lười vận động, ăn uống kém khoa học, đặc thù nghề nghiệp,…  

Triệu chứng phồng đĩa đệm thường gặp

Người bệnh lồi đĩa đệm có thể có các triệu chứng dưới đây:

  • Đau nhức, đau mỏi khó chịu tập trung ở khu vực cổ, giữa lưng hoặc thắt lưng. Vị trí cơn đau phụ thuộc phần lớn vào nơi mà đĩa đệm bị phồng, ví dụ như phồng đĩa đệm cổ hoặc phình đĩa đệm L5 – S1. Mức độ đau cũng được chia thành nhiều giai đoạn, ban đầu là âm ỉ nhưng về sau thì dữ dội và kéo dài dai dẳng hơn.
  • Tê bì, tê ngứa râm ran ở cánh tay hoặc chân. Triệu chứng này thường liên quan đến việc đĩa đệm bị lệch rồi chèn lên những rễ thần kinh gần đó. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị yếu cơ, tứ chi mất sức lực, khiến hoạt động thường ngày bị ảnh hưởng.
Người bệnh phải chịu đựng những cơn đau nhức rất khó chịu
Người bệnh phải chịu đựng những cơn đau nhức rất khó chịu

Lưu ý: Ở giai đoạn đầu, hầu hết các triệu chứng đều không rõ rệt. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan bỏ qua hiện tượng khởi phát mà nên chủ động sắp xếp thời gian đi khám sớm nhất. 

Lồi, phồng đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Bên cạnh các chủ đề như lồi, phồng đĩa đệm là gì, nguyên nhân và triệu chứng, rất nhiều người bệnh cũng băn khoăn không biết liệu lồi đĩa đệm có chữa khỏi được không, có nguy hiểm không. Theo các bác sĩ, tình trạng này chủ yếu xuất phát từ vấn đề thoái hóa, vì vậy không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Thay vào đó, bệnh nhân dùng thuốc và các bài tập trị liệu để duy trì sức khỏe và phòng ngừa tiến triển nặng thêm.

Trong trường hợp bệnh nhân điều trị muộn, đĩa đệm lồi đã chèn lên những dây thần kinh quan trọng khác thì rất có khả năng xảy ra những biến chứng như:

  • Đi lại và vận động khó khăn: Một trong những hệ quả dễ thấy chính là ảnh hưởng về khả năng vận động của cơ thể. Các dây thần kinh chạy dọc cột sống phân nhánh dày đặc ở chân và tay. Vì vậy, khi chúng chịu tổn thương trong thời gian dài, người bệnh khó có thể chuyển động linh hoạt như trước được nữa.
  • Mất kiểm soát hệ thống đường ruột và bàng quang: Đây được xem là biến chứng nghiêm trọng nhất, xảy ra khi đĩa đệm chèn lên dây thần kinh equina cauda, hay còn gọi là chùm đuôi ngựa. Hậu quả là bệnh nhân không thể kiểm soát nổi hoạt động vệ sinh như đại tiện hay tiểu tiện được nữa. Thậm chí nghiêm trọng hơn, người bệnh còn có thể bị bại liệt ở hai chân.

XEM THÊM:

Chẩn đoán bệnh phồng đĩa đệm cột sống

Chẩn đoán lồi đĩa đệm được tiến hành thông qua các biện pháp sau đây:

  • Thăm khám sơ bộ: Các bác sĩ thường hỏi bệnh nhân một số vấn đề xoay xung quanh triệu chứng cũng như mức độ, tần suất của triệu chứng. Sau đó, họ thăm khám phần mềm nơi xảy ra các cơn đau nhức và yêu cầu người bệnh làm một số tư thế cần sử dụng cột sống để đánh giá thêm. 
  • Chẩn đoán thông qua hình ảnh: Sau khi đã thăm khám sơ bộ và có phán đoán ban đầu, các bác sĩ sẽ tiến hành thêm một số biện pháp kỹ thuật hình ảnh, gồm có chụp X-quang, cắt lớp vi tính CT, MRI,… Những hình ảnh kết quả nhận được có thể giúp xác định vị trí đĩa đệm lồi, ảnh hưởng của chúng đến dây thần kinh và loại bỏ những nguyên nhân khác.
MRI là một trong những biện pháp được dùng trong chẩn đoán lồi đĩa đệm
MRI là một trong những biện pháp được dùng trong chẩn đoán lồi đĩa đệm

Điều trị lồi đĩa đệm

Các chuyên gia luôn khuyến khích người bệnh sớm điều trị để tăng khả năng phục hồi và hạn chế nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Hiện nay, bệnh lồi, phồng đĩa đệm có thể được chữa trị thông qua các biện pháp sau đây:

Bài thuốc dân gian tại nhà

Người bệnh muốn sử dụng thảo mộc trong trị liệu có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian sau đây:

  • Bài thuốc cây cỏ xước: Bệnh nhân sử dụng 100g cây cỏ xước, dùng chày giã nát cùng với một nhúm muối hột. Hỗn hợp thu được đắp trực tiếp lên vùng lưng hoặc cổ đau nhức. Thời gian đắp kéo dài ít nhất 10 phút, thực hiện liên tục trong 7 ngày.
  • Bài thuốc đu đủ, gừng và rượu: Người bệnh chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh, 10g gừng tươi và 100ml rượu. Sau khi cắt cuống đu đủ và loại bỏ sạch phần ruột thì cho cả gừng và rượu vào bên trong. Đậy nắp cuống lại rồi đem nướng chín đu đủ. Bệnh nhân sau đó nghiền nhuyễn đu đủ, dùng phần thuốc này đắp lên vùng bị đau nhức. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
  • Bài thuốc với cây lược vàng: Người bệnh tìm mua lá lược vàng tươi, đem về rửa sạch và để ráo nước. Dùng khoảng 3 lá cây giã nát với một chút muối trắng sau đó nuốt trực tiếp. Mỗi ngày sử dụng cách chữa lồi đĩa đệm này 1 lần, liên tục trong 1 tuần lễ sẽ nhận thấy sự cải thiện đáng kể.

Tây y chữa lồi đĩa đệm

Người bệnh bị phồng đĩa đệm có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc uống sau đây:

  • Thuốc giảm đau: Loại thuốc này là lựa chọn hàng đầu của nhiều người bệnh vì nó giúp cải thiện cảm giác nhức mỏi khó chịu nhanh chóng. Bệnh nhân có thể tìm mua và sử dụng ibuprofen hoặc naproxen, những loại thuốc giảm đau dùng phổ biến nhất đối với vấn đề xương khớp.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Nếu tình trạng nặng hơn, người bệnh nên cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện. Những loại thuốc này (codeine, corticosteroid,…) có tác động mạnh mẽ hơn loại nói trên nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ. Vì vậy, bệnh nhân cần dùng thuốc dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen, acetaminophen,... trong điều trị
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen, acetaminophen,… trong điều trị

Lưu ý: Trong quá trình dùng thuốc uống, bệnh nhân nên áp dụng thêm cả bài tập lồi đĩa đệm. Các bài tập trị liệu vật lý này thường có khả năng phòng ngừa hiệu quả biến chứng đồng thời cải thiện tính linh hoạt của cột sống cổ và lưng. 

Lồi đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Vấn đề “Phồng đĩa đệm nên ăn gì?” cũng nhận được không ít sự quan tâm từ người bệnh trong thời gian gần đây. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bệnh nhân nên tăng cường các loại thực phẩm sau:

  • Rau củ quả có màu sắc đậm như ớt chuông, cải xoăn, cải kale, súp lơ, cà tím,…
  • Thịt cá nước ngọt hoặc cá biển với nhiều axit béo omega-3 như trắm đen, rô phi, cá hồi,…
  • Các loại đậu và ngũ cốc như yến mạch, đậu cove, đậu xanh,…
Người bệnh có thể tăng cường thịt cá trong bữa ăn hàng ngày
Người bệnh có thể tăng cường thịt cá trong bữa ăn hàng ngày

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh dùng một số thực phẩm như:

  • Đồ ăn cay nóng với nhiều gia vị như ớt, tiêu đen, sa tế, mù tạt,…
  • Thức uống có gas với lượng đường hóa học cao như cola, 7up,..
  • Dầu mỡ động vật và các loại dầu hạt chia, hạt hướng dương,.. có nhiều omega-6.

Phòng tránh phồng đĩa đệm như thế nào?

Để phòng tránh lồi đĩa đệm, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Xây dựng lối sống tốt, tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích, gây nghiện khác. Đồng thời nên tăng cường luyện tập thể thao và ăn uống đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Kiểm soát cân nặng, đảm bảo thể trọng cơ thể luôn dao động trong mức độ hợp lý. 
  • Không nên ngồi một chỗ quá lâu vì điều này rất dễ gây ảnh hưởng đến cột sống và đĩa đệm. Tốt nhất là bạn nên vận động thư giãn sau khi ngồi làm việc, học tập khoảng 45 phút đến 1 tiếng.
  • Đi khám tổng thể sức khỏe đều đặn, ít nhất 6 tháng một lần. Bạn nên yêu cầu bệnh viện kiểm tra cấu trúc cột sống thông qua X – quang hay MRI để đảm bảo an toàn hoặc sớm phát hiện dấu hiệu lồi, phồng đĩa đệm.

Bị bệnh lồi đĩa đệm nên khám, chữa ở đâu?

Người bệnh lồi đĩa đệm nên đến thăm khám tại các địa chỉ sau:

  • Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức: Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là bệnh viện công lập chuyên khoa tuyến đầu với lịch sử hình thành hơn 110 năm. Người bệnh phồng lồi địa đệm, xẹp đĩa đệm đến thăm khám tại đây luôn được phục vụ tận tình bởi các y bác sĩ tận tâm, tận tình và khả năng chuyên môn sâu rộng. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức địa chỉ tại số 40 Tràng Thi, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024 3825 3531. 
  • Bệnh viện C Đà Nẵng: Bệnh viện C Đà Nẵng là một trong hai cơ sở y tế lớn nhất trên địa bàn thành phố, vì vậy bệnh nhân có thể yên tâm về dịch vụ cũng như chất lượng. Bệnh viện có nhiều chuyên khoa dành cho các vấn đề liên quan xương khớp với các bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm. Địa chỉ của bệnh viện: Số 122 Hải Phòng Thạch Thang, Hải Châu. Điện thoại: 0236 3821 480.

Lồi đĩa đệm là vấn đề không thể coi thường vì tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe cột sống nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Bên cạnh việc điều trị thông qua các loại thuốc, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc, dinh dưỡng và luyện tập thể thao nhằm gia tăng tốc độ phục hồi và bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Array

Chia sẻ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top