Phồng Đĩa Đệm

Phồng đĩa đệm là một trong những vấn đề tổn thương cấu trúc cột sống khá phổ biến hiện nay. Tình trạng này thường xảy ra ở khu vực đốt sống cổ hoặc thắt lưng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày. Phải làm sao để xử lý hiệu quả các triệu chứng khó chịu mà bệnh đem lại? Bạn đọc cùng theo dõi và tìm ra đáp án trong bài viết dưới đây!

Phồng đĩa đệm là gì?

Phồng đĩa đệm (lồi đĩa đệm, phồng lồi đĩa đệm) là hiện tượng đĩa đệm thay đổi về kích cỡ, trở nên phình to hơn so với trạng thái ban đầu. Đĩa đệm vốn nằm giữa các đốt xương sống và đảm nhận nhiệm vụ giảm xóc. Vì vậy, khi tình trạng phồng, lồi đĩa đệm xảy ra thì cấu trúc của cột sống rất dễ bị biến đổi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Thậm chí có một số trường hợp, đĩa đệm phình biến chứng thành thoát vị, đè nén lên dây thần kinh tủy sống.

Bệnh phồng đĩa đệm cột sống gây ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống và các dây thần kinh
Bệnh phồng đĩa đệm cột sống gây ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống và các dây thần kinh

Về cơ bản, bệnh lý này có thể xảy ra ở tất cả mọi người nhưng phổ biến hơn với người cao tuổi, người thường xuyên làm việc nặng nhọc hoặc có tiền sử chấn thương cột sống. Vị trí xảy ra phồng lồi đĩa đệm thường là vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng, nhất là đốt sống lưng L5 S1 hoặc L4 L5.

Nguyên nhân lồi đĩa đệm

Phồng đĩa đệm có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:

  • Lão hóa: Đây có thể xem là nguyên nhân lồi đĩa đệm phổ biến hơn cả. Thông qua việc vận động hàng ngày, đĩa đệm cột sống phải chịu nhiều áp lực và sự mài mòn. Theo thời gian, cấu trúc nhân bên trong của đĩa trở nên thoái hóa và suy yếu, cuối cùng dẫn đến hiện tượng phồng lồi.
  • Chấn thương hoặc căng thẳng cột sống: Các chấn thương nặng do tai nạn trong thể thao, lao động,… có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc đĩa đệm, khiến chúng mất dần đi chức năng ban đầu. Điều này cũng xảy ra với những người thường xuyên phải chịu đựng sự căng thẳng ở cột sống, ví dụ như vận động viên, nhân viên văn phòng ngồi nhiều, công nhân xây dựng khuân vác,…
  • Tư thế cột sống không tốt: Nhiều người có thói quen ngồi gù lưng, mang vác vật nặng bằng cách cúi xuống trực tiếp mà không biết rằng những điều này có thể khiến đĩa đệm về tổn thương. Tư thế xấu rất dễ gây ra thay đổi trong cấu trúc của cột sống, bao gồm cả đĩa đệm. Về lâu dài, gây ra hiện tượng phồng đĩa đệm.
  • Các thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Đây không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lồi đĩa đệm nhưng là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cao. Các thói quen kém lành mạnh như nghiện thuốc lá, nghiện rượu, lười vận động,… có thể khiến cột sống không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và lượng máu cần thiết để phát triển. Từ đó ảnh hưởng tới cấu trúc của cả các đĩa đệm. 
Chấn thương hoặc căng thẳng cột sống có thể là nguyên nhân gây bệnh
Chấn thương hoặc căng thẳng cột sống có thể là nguyên nhân gây bệnh

Triệu chứng phồng lồi đĩa đệm

Người bệnh phồng đĩa đệm thường gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Cảm giác ngứa ran và đau nhức ở bả vai, cánh tay, cổ tay và bàn tay. Trong một số trường hợp, sức lực ở bàn tay của bệnh nhân bị suy giảm, khiến cho việc cầm, giữ đồ vật bằng tay khó khăn hơn.
  • Đau nhức khó chịu ở khu vực lưng dưới, sau đó lan xuống mông, đùi, bắp chân và bàn chân. Thường thì đây là triệu chứng lồi đĩa đệm ở thắt lưng.
  • Khả năng đi lại cũng như vận động bị ảnh hưởng. Người bệnh cũng có thể cảm thấy tê buốt bàn chân như kiến bò mỗi khi di chuyển.

Lưu ý: Ở giai đoạn đầu, khi đĩa đệm mới phồng lên và chưa chèn ép lên những rễ thần kinh gần đó, bệnh nhân có thể không cảm nhận được bất kỳ dấu hiệu nào. Các triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển đến mức độ nghiêm trọng hơn. Vì thế, việc chẩn đoán và thăm khám sớm là rất cần thiết.

Bị bệnh phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? Chữa được không?

Bên cạnh các vấn đề như lồi đĩa đệm là gì, nguyên nhân và triệu chứng ra sao, nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc liệu tình trạng này có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không. Theo các chuyên gia, điều quan trọng nhất đối với những vấn đề liên quan đến sức khỏe chính là thời gian. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, phồng đĩa đệm không có khả năng gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

Phồng đĩa đệm có chữa khỏi được không là thắc mắc của không ít người bệnh
Phồng đĩa đệm có chữa khỏi được không là thắc mắc của không ít người bệnh

Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan làm cho tình trạng phình, lồi đĩa đệm trở thành thoát vị đĩa đệm và chèn ép lên dây thần kinh, các biến chứng xấu có thể xảy ra. Trong đó, nghiêm trọng nhất là hội chứng đuôi ngựa do đĩa đệm đè nén dây thần kinh đuôi ngựa ở thắt lưng, khiến bàng quang mất kiểm soát, thậm chí bại liệt cũng có nguy cơ xảy ra cao. 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh

Hiện nay, để chẩn đoán tình trạng phồng đĩa đệm, các bác sĩ thường sử dụng đến các biện pháp như:

  • Khám sơ bộ: Trước tiên, người bệnh phải tiến hành một bài kiểm tra thể chất sơ bộ để các bác sĩ xem xét những triệu chứng như đau nhức, tê ngứa. Họ cũng thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số động tác liên quan đến chức năng tay hoặc vùng thắt lưng để quan sát thêm.
  • Các chẩn đoán hình ảnh: Đối với những vấn đề liên quan đến cấu trúc đĩa đệm, các chẩn đoán hình ảnh như CT, X-quang, MRI,… thường được áp dụng. Kết quả trả về cho phép bác sĩ nhận định chính xác vị trí tổn thương, số lượng đĩa đệm bị lồi và liệu hiện tượng chèn dây thần kinh đã xảy ra chưa. 

Phồng đĩa đệm điều trị thế nào?

Điều trị phồng đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, triệu chứng và tiền sử bệnh lý của người bệnh. Thông thường, những biện pháp sau đây sẽ được áp dụng:

Bài thuốc dân gian tại nhà

Các bài thuốc dân gian không thể điều trị dứt điểm nguồn gốc vấn đề nhưng lại giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện những triệu chứng đau nhức khó chịu. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc sau:

1. Thuốc đắp từ ngải cứu

Nhắc đến ngải cứu, nhiều người không còn xa lạ gì bởi vì vị thuốc thảo mộc này có công dụng giảm viêm sưng và đau nhức bên ngoài đặc biệt hiệu quả. Do là dạng thuốc đắp nên ngải cứu có thể sử dụng với hầu hết trường hợp, bao gồm cả bệnh lồi đĩa đệm cột sống, đĩa đệm vùng cổ, bệnh lí thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu: Lá ngải cứu, rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu giã nhuyễn, thêm rượu trắng trộn đều rồi sao khô.
  • Đắp thuốc lá ngải lên vùng bị đau, thời gian khoảng 15 phút.

2. Bài thuốc quả đu đủ xanh

Với những trường hợp đau nhức nghiêm trọng hơn có thể thử áp dụng cách chữa lồi đĩa đệm từ quả đu đủ xanh. Theo dân gian, đu đủ xanh vị ngọt, tính mát, có tác dụng chính là trị đau nhức xương khớp, chống viêm và thanh nhiệt.

Bài thuốc đu đủ xanh được nhiều người bệnh áp dụng thành công
Bài thuốc đu đủ xanh được nhiều người bệnh áp dụng thành công

Nguyên liệu: Đu đủ xanh, rượu trắng và gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Cắt bỏ phần cuống đu đủ xanh, loại bỏ ruột bên trong rồi cho cả gừng lần rượu vào.
  • Dùng phần cuống vừa cắt đậy lại, chưng cách thủy đu đủ trong khoảng 30 phút.
  • Người bệnh dùng phần nước cốt thu được để uống.

3. Bài thuốc đắp từ xương rồng

Xương rồng cũng được sử dụng như một bài thuốc đắp ngoài trị đau nhức rất hiệu quả. Xương rồng theo Đông y có vị ngọt, tính ấm, công dụng chính là giảm đau, giảm tê ngứa và lưu thông khí huyết.

Nguyên liệu: Xương rồng, muối hột.

Cách thực hiện:

  • Xương rồng loại bỏ gai nhọn bên ngoài, cắt miếng nhỏ rồi giã nát cùng muối hột.
  • Sao vùng xương rồng trên chảo nóng rồi dùng hỗn hợp thu được đắp lên vùng lưng, cổ gáy bị đau nhức. Thời gian đắp từ 15 đến 20 phút.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Chữa lồi đĩa đệm bằng Tây y

Các biện pháp Tây y được sử dụng trong điều trị phồng đĩa đệm gồm có:

  • Điều trị bảo tồn bằng thuốc: Với các trường hợp đau nhức ở mức độ nhẹ, những loại thuốc chống viêm NSAIDs như paracetamol, naproxen, ibuprofen sẽ được kê đơn. Còn đối với những bệnh nhân nghiêm trọng hơn, thuốc giãn cơ (Methocarbamol, baclofen,..), thuốc giảm đau gây nghiện codein hoặc thuốc tiêm ngoài màng cứng cortisone thường được sử dụng.
  • Bài tập vật lý trị liệu: Những bài tập lồi đĩa đệm được xây dựng bởi các chuyên gia vật lý trị liệu được khuyến khích áp dụng song song với thuốc điều trị. Các bài tập này có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau nhức, ngứa ran đồng thời thúc đẩy khả năng vận động bị suy giảm ở chân và tay.
  • Phẫu thuật: Có khoảng 10% ca bệnh phồng lồi đĩa đệm phải điều trị bằng đĩa đệm để phòng ngừa nguy cơ biến chứng. Thường thì những trường hợp này có đĩa đệm bị tổn thương không thể hồi phục cũng như chúng đang gây áp lực lớn lên dây thần kinh xung quanh. Tùy vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng bị lồi đĩa đệm mà loại hình phẫu thuật sẽ được quyết định.
Phẫu thuật có thể được chỉ định trong một số trường hợp nghiêm trọng
Phẫu thuật có thể được chỉ định trong một số trường hợp nghiêm trọng

Phồng đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh phồng đĩa đệm cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng theo một số lời khuyên từ chuyên gia sau đây:

Thực phẩm kiêng ăn

Người bệnh hạn chế, tránh dừng các loại thực phẩm như:

  • Thịt động vật chứa nhiều cholesterol và đạm béo như bò, đùi gà, heo, cừu, dê,…
  • Đường và đồ ăn có nhiều đường như bánh kẹo, snack, kem,…
  • Thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp có nhiều hóa chất bảo quản. Bệnh nhân cũng không nên uống rượu bia hoặc đồ uống có cồn khác như cocktail.
Người bệnh nên tránh dùng những loại thịt động vật chứa nhiều cholesterol
Người bệnh nên tránh dùng những loại thịt động vật chứa nhiều cholesterol

Thực phẩm nên ăn

Nếu người bệnh đang thắc mắc không biết bị lồi đĩa đệm nên ăn gì thì có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Rau xanh đậm, trái cây có sắc tố màu đậm như cải bó xôi, rau chân vịt, táo đỏ, lựu đỏ, anh đào,…
  • Thịt cá với hàm lượng omega-3 cao, tốt nhất là cá biển như thu phấn, cá mú, cá hồi,…
  • Ngũ cốc chưa qua tinh chế, ví dụ: Diêm mạch, đại mạch, yến mạch,…

Phòng tránh bệnh phồng đĩa đệm

Để phòng ngừa tình trạng phồng lồi đĩa đệm, mọi người nên chú ý:

  • Tránh để cột sống căng thẳng quá mức. Nếu do đặc thù nghề nghiệp, cần dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi cũng như tăng cường luyện tập các bộ môn thể thao khác nhau.
  • Ăn uống đủ chất, nên đa dạng bữa ăn bằng các loại rau xanh, củ quả, thịt cá khác nhau. Lựa chọn cách chế biến ít sử dụng dầu mỡ, muối và gia vị đóng gói sẵn.
  • Uống đủ nước bởi vì nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của các mô tế bào. Nên sử dụng nước lọc, cà phê, trà, nước ép trái cây tươi và sữa thay vì những loại nước đóng chai nhiều hóa chất.
  • Khám sức khỏe tổng thể định kỳ, nên đăng ký chẩn đoán hình ảnh xương khớp nếu xuất hiện triệu chứng đau nhức kéo dài. Phát hiện bệnh sớm cũng giúp việc điều trị về sau thuận lợi hơn.
Các chuyên gia khuyến khích bổ sung đủ nước để phòng tránh tình trạng phồng đĩa đệm
Các chuyên gia khuyến khích bổ sung đủ nước để phòng tránh tình trạng phồng đĩa đệm

Bị phồng đĩa đệm nên chữa ở đâu?

Người bệnh phồng đĩa đệm có thể đến thăm khám tại các cơ sở y tế sau đây:

  • Bệnh viện TW Quân đội 108: Đây là bệnh viện đa khoa hàng đầu trên cả nước với cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực đáp ứng được hàng ngàn ca bệnh mỗi năm. Hiện nay, Bệnh viện 108 có đầy đủ các chuyên khoa cơ xương khớp với nhiều chuyên gia hàng đầu, giúp điều trị hiệu quả các vấn đề liên quan đến xương khớp, cột sống và đĩa đệm như thoát vị, hẹp ống sống, xẹp đĩa đệm… Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 069 572 400.
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Đây là đơn vị áp dụng khám và điều trị theo y học cổ truyền với các bài thuốc gia truyền đã có tuổi đời hơn 100 năm. Nguồn cung cấp dược liệu của Đỗ Minh Đường cũng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Y tế, mang lại hiệu quả tối ưu trong điều trị phồng lồi đĩa đệm cùng nhiều bệnh lý xương khớp khác. Địa chỉ: 37A ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội (ĐT: Điện thoại: 024 6253 6649 – 0963 302 349) hoặc số 100 đường D1, P.25, Bình Thạnh, TP.HCM (ĐT: 0938 449 768 – 0932 088 186).
  • Bệnh viện Chợ Rẫy: Với các bệnh nhân ở khu vực phía Nam, bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những lựa chọn hàng đầu. Đây là bệnh viện đa khoa cấp quốc gia, vì vậy có thể đáp ứng tất cả nhu cầu khám chữa của người bệnh. Hiện nay, đối với tình trạng phình đĩa đệm, bệnh nhân có thể tìm đến thăm khám tại khoa nội cơ xương khớp của bệnh viện Chợ Rẫy. Địa chỉ: 201B Đường Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5, TP.HCM. Điện thoại: 028 38554137.
  • Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102: Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 luôn được xếp vào hàng top trong việc khám chữa bệnh liên quan đến xương khớp. Phương pháp chữa trị của bệnh viện kết hợp cả Đông và Tây y, mang đến hiệu quả tích cực và lâu dài cho từng người bệnh. Người bệnh có thể liên hệ: Hà Nội – Tầng 2, số 7 ngõ 8/11, Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Từ Liêm (Điện thoại: 0888 598 102). TP. HCM – Số 179 Nguyễn Văn Thương, P. 25, Q. Bình Thạnh (Điện thoại: 0888 698 102).

Phồng đĩa đệm có thể tiềm ẩn nguy cơ thoát vị nếu không được phát hiện sớm. Chính vì thế, người bệnh nên dành thời gian đi khám ngay khi phát hiện tình trạng đau nhức xuất hiện ở vùng cột sống, đặc biệt là cổ gáy và thắt lưng. Điều trị kịp thời giúp tăng khả năng hồi phục và ngăn ngừa hiệu quả những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

CLICK ĐỌC NGAY:

Chia sẻ

Chia sẻ
Bỏ qua
Top