Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ C5 C6
Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên nhiều người còn chưa rõ về tình trạng này. Để hiểu rõ hơn về thoát vị đĩa đệm C5 C6, bạn đọc hãy cùng tham khảo những thông tin trong bài viết sau đây.
Tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là gì?
Trong cơ thể con người, xương cột sống được cấu tạo bởi 7 đốt sống giúp liên kết cơ thể với xương sống. Theo đó, các đốt sống được sắp xếp lần lượt từ cao xuống thấp là C1 – C7. Chúng được nối với nhau bằng một phần đĩa đệm ở giữa. Tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là do đĩa đệm ở hai đốt xương này bị rạn nứt, bị rách. Điều này khiến nhân nhầy tràn ra ngoài và gây ra tình trạng chèn ép dây thần kinh, gây nên tình trạng đau mỏi vai gáy, tê bì ở cánh tay,….
Dấu hiệu nhận biết bệnh qua từng giai đoạn
Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 qua từng giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Người bệnh cảm thấy tê cứng phần cổ, khi quay đầu sang hai bên thấy khó hơn và đau mỗi khi cúi xuống. Cơn đau có thể lan xuống vai hoặc lan lên gáy. Nếu mang vác đồ nặng, cơn đau sẽ tăng lên.
- Giai đoạn 2: Cơn đau có thể xuất hiện bất chợt và đau âm ỉ lên cổ đến gáy, sau đầu cũng như hai bên tai. Việc quay sang 2 bên hoặc vặn cổ trở nên khó khăn hơn nhiều.
- Giai đoạn 3: Cơn đau nhức ở trán, vùng chẩm xuất hiện. Cơn đau lan xuống bả vai, cánh tay, khiến người bệnh bị tê cứng.
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm C5 C6 do nhiều yếu tố gây nên. Trong đó, các nguyên nhân chủ yếu được chuyên gia chỉ ra bao gồm:
Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng
Để xương khớp, cột sống chắc khỏe, các chất sau là vô cùng cần thiết:
- Vitamin B, Vitamin K2.
- Omega 3 và Omega 6.
- Các nguyên tố vi lượng như sắt, magie, canxi, kẽm,…
Khi thiếu những chất này, quá trình lão hóa của xương, khả năng thoát vị đĩa đệm cổ sẽ dễ xảy ra hơn.
Thoái hóa tự nhiên là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6
Càng về già, cột sống con người sẽ càng bị thoái hóa, đặc biệt là cột sống cổ. Khi bước sang tuổi trung niên, đĩa đệm cột sống sẽ mất một lượng lớn nước khiến chúng dễ bị rách và không còn linh hoạt, trơn tru như trước.
Tính chất công việc
Tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 thường xảy ra ở những người làm công việc bê vác thường xuyên, khiêng những vật nặng. Ngoài ra, dân văn phòng ngồi quá lâu trước màn hình máy tính cũng có thể mắc bệnh do cổ không cử động linh hoạt, chịu chèn ép lớn.
Chấn thương hoặc tai nạn
Những va chạm mạnh hoặc chấn thương do bị tai nạn, chơi thể thao, tập thể dục,… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6.
Thói quen xấu cũng có thể gây bệnh
Nằm ngủ lệch một bên, gối quá cao, ngồi quá lâu một chỗ,… là các nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, người bị béo phì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Nguyên nhân là do vùng đầu chèn ép lên rễ thần kinh ở cột sống cổ, gây chấn thương và lâu dài sẽ phát bệnh.
Các cách chữa thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 hiện nay
Hiện nay các phương điều trị bệnh chỉ giúp giảm đau nhức và cải thiện chức năng vận động vùng cổ và cánh tay, chưa có phương pháp trị dứt điểm bệnh. Một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm người bệnh có thể áp dụng như:
Dùng các phương pháp Tây y
Các phương pháp điều trị bằng Tây y giúp giảm đau nhanh chóng, người bệnh thoải mái, dễ chịu.
Dùng thuốc
Bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không chứa steroid. Một số trường hợp bị co thắt cơ do thoát vị đĩa đệm sẽ được sử dụng thuốc giãn cơ.
- Nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs): Gồm Meloxicam, piroxicam, ibuprofen, celecoxib, diclofenac,… có tác dụng chống viêm, giảm đau với những thể bệnh nhẹ đến trung bình. Khi dùng nhóm thuốc bạn cần chú ý dùng đúng liều theo chỉ định của bác sĩ. Bởi vì nếu quá liều, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Tiêu chảy, buồn nôn, tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt,…. Nghiêm trọng hơn có thể gây suy thận, nhồi máu cơ tim, chảy máu dạ dày,…
- Thuốc giảm đau: Thuốc Acetaminophen có hiệu quả giảm đau tốt và thường được sử dụng với những bệnh nhân đau vừa và nhẹ. Nếu dùng quá lâu thuốc có thể gây viêm loét dạ dày, bệnh về gan, thận nên người bệnh cần chú ý.
- Thuốc giãn cơ: Gồm Methocarbamol, Carisoprodol giúp kiểm soát sự co thắt cơ.
- Tiêm steroid ngoài màng cứng: Phương pháp này mang đến hiệu quả cho nhiều người bệnh, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Người bệnh có thể được chỉ định tiêm từ 2 – 3 lần mỗi năm.
Các loại thuốc tuy giúp giảm đau hiệu quả nhưng dùng quá lâu có thể gây ra tác dụng phụ. Vậy nên người bệnh cần cân nhắc khi sử dụng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn đưa ra.
Phẫu thuật
Đây là phương pháp được chỉ định khi bệnh không thể được xử lý bằng thuốc điều trị thông thường. Phẫu thuật là phương pháp khá rủi ro, tỷ lệ tái phát bệnh cũng cao. Một số trường hợp có thể bị liệt do tổn thương tủy sống. Người bệnh cần cân nhắc khi thực hiện phẫu thuật chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6.
Một số mẹo tại nhà chữa thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6
Một số mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện tại nhà cũng có hiệu quả cao trong chữa bệnh.
Chườm nóng
Dưới tác dụng của nhiệt, chườm nóng giúp giãn cơ, giảm áp lực lên thần kinh và giảm đau hiệu quả.
Người bệnh có thể sử dụng túi chườm nóng đặt tại khu vực bị thoát vị đĩa đệm. Ở giai đoạn đầu bạn nên chỉnh nhiệt độ vừa phải. Sau đó điều chỉnh đến mức độ mong muốn và chườm từ 15 – 20 phút để thấy được hiệu quả.
Thực hiện massage
Massage có thể cải thiện cứng khớp, cứng cơ hiệu quả. Đây cũng là biện pháp giúp chất nhờn, dịch khớp được tiết ra cho khớp hoạt động tốt hơn. Massage đúng cách còn giúp lưu thông máu đến khớp tốt hơn, khiến xương khớp vận hành trơn tru hơn, hiệu quả hơn.
Một số động tác massage bạn có thể thực hiện như sau:
- Xoa làm nóng cơ thể: Bạn xoa đều từ thắt lưng đến hông, đùi và xoa ở vùng cổ bị thoát vị trong 5 phút.
- Bóp: Dùng ngón cái làm điểm tựa, các ngón còn lại bóp vào cổ khoảng 3 – 5 phát. Lưu ý không dùng lực quá mạnh khi thực hiện bóp.
- Lăn: Dùng ngón tay lăn dọc theo cột sống cổ trong 3 – 5 phút.
Chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng cây đinh lăng ngay tại nhà
Cây đinh lăng có nhiều tại nhà hoặc các vùng quê. Trong đinh lăng có nhiều loại vitamin B1, axit amin giúp chữa bệnh về xương khớp, bệnh thoát vị đĩa đệm vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, cây cũng giúp tiêu viêm, tiêu sưng, giảm đau, trị tê nhức tê bì chân tay.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Phơi khô 20 – 30g rễ cây đinh lăng rồi đem sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 3 lần. Dùng đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy triệu chứng bệnh ở cổ được thuyên giảm.
- Cách 2: Đinh lăng dùng ngâm rượu, sau đó dùng xoa bóp mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ thấy cải thiện thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6.
- Cách 3: Giã nát đinh lăng và đắp vào vùng cổ bị đau. Đinh lăng lúc này phát huy hết tác dụng, giúp giảm đau hiệu quả.
Chữa thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 ở đâu tốt?
Chữa thoát vị đĩa đệm cổ ở đâu tốt là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Để nhanh chóng khỏi bệnh, nâng cao sức khỏe, người bệnh nên tìm đến những địa chỉ uy tín, cơ sở vật chất hiện đại và bác sĩ có trình độ cao. Dưới đây là top địa chỉ chữa bệnh bạn có thể tham khảo.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Địa chỉ: Tôn Thất Tùng, HN – 1900 6422
Bệnh viện ĐH Y Hà Nội áp dụng phương pháp mổ nội soi trong chữa các bệnh về cột sống, thoát vị đĩa đệm, giúp bệnh nhân đạt được hiệu quả cao trong điều trị. Bệnh viện cũng phối hợp nhiều khoa khác nhau như khoa phục hồi chức năng để hỗ trợ bệnh nhân sau quá trình điều trị. Tại đây có nhiều tiến sĩ, bác sĩ giỏi trong ngành nên người bệnh có thể yên tâm về chất lượng khám chữa bệnh tại đây.
Bệnh viện Việt Đức
Địa chỉ: 16 Phủ Doãn, Hà Nội – 024 3825 3531
Bệnh viện có khoa Cột sống – nơi tiên phong trong nghiên cứu cũng như ứng dụng những phương pháp hiện đại chữa thoát vị đĩa đệm và có tỷ lệ điều trị thành công khá cao.
Một số kỹ thuật dùng chữa bệnh tại bệnh viện có thể kể đến như: Ứng dụng Robot phẫu thuật trượt đốt sống và thoát vị, nội soi đường trước lấy thoát vị đĩa đệm cột sống cổ,…. Với những kỹ thuật hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, đây là địa chỉ khám xương khớp số 1 tại Hà Nội và khu vực phía Bắc.
Bệnh viện Nhân dân 105 HCM
Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh – 028 3865 4249
Bệnh viện khám chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng cả nội khoa và ngoại khoa. Tùy mỗi người bệnh bác sĩ sẽ đưa ra được liệu trình phù hợp.
Bệnh viện có trang thiết bị vô cùng hiện đại như: Tạo hình thân đốt sống, xâm lấn,… hay những thiết bị chẩn đoán như Cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ MRI,… Ngoài ra đội ngũ bác sĩ tại đây cũng có chuyên môn cao, giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện bệnh.
Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ ăn uống rất quan trọng với những ai đang bị thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6. Dưới đây là những thực phẩm người bệnh nên ăn và nên kiêng.
Thực phẩm dành cho người bị thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Canxi: Canxi là thành phần tốt cho xương mà ai cũng biết. Bạn có thể ăn thêm sữa, cá, tôm, súp lơ xanh để bổ sung canxi.
- Protein: Protein rất quan trọng trong duy trì xương khớp rắn chắc, trơn tru. Bạn có thể bổ sung protein bằng cách ăn nhiều đậu nành, súp lơ xanh, thịt đỏ, thịt gà.
- Magie: Magie giúp duy trì mật độ xương, cần thiết cho việc tăng sức mạnh các nhóm cơ giúp hỗ trợ cột sống. Một số thực phẩm có magie: Ngũ cốc, bơ, chuối, cá, đậu,…
- Omega 3: Cá hồi, hạt óc chó, hạnh nhân, đậu nành,…
Thực phẩm nên kiêng:
- Thực phẩm quá nhiều đạm, đồ dầu mỡ không phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6.
- Các đồ uống có chất kích thích người bệnh nên hạn chế.
- Không ăn đồ cay nóng.
- Hạn chế ăn đồ muối chua như các loại dưa hành muối, cà muối,…
Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh khá phổ biến hiện nay, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể phòng tránh bệnh bằng một số cách sau:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao ngay tại nhà hoặc đến các phòng tập. Một số bài tập như bơi lội, yoga, thái cực quyền, đi bộ có thể giúp tăng sự dẻo dai cho xương khớp.
- Duy trình trọng lượng cơ thể hợp lý, vừa phải, tránh để bị béo phì.
- Nên ngồi đúng tư thế khi làm việc, học bài. Sau 1 – 2 giờ cần đứng dậy đi lại và vận động nhẹ nhàng, không ngồi lì một chỗ.
- Không làm việc quá sức, mang vác những vật quá nặng.
- Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế dùng chất kích thích sẽ giúp khớp khỏe mạnh hơn.
- Nên đi khám sức khỏe mỗi năm 2 lần để sớm phát hiện những bất thường nếu có.
- Có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của chúng ta. Vậy nên bạn hãy có chế độ làm việc, sinh hoạt hợp lý, cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nếu có khó khăn hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!