Thoát Vị Đĩa Đệm Đốt Sống Cổ C3 C4
Trong số 7 đốt sống cổ, đốt C3 C4 là 2 đốt dễ bị tổn thương nhất. Tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4 khiến người bệnh đi lại khó khăn và các hoạt động hàng ngày bị hạn chế. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về tình trạng này và có hướng điều trị chính xác.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 là gì?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 là tình trạng đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống này bị rách bao xơ. Ngoài ra, lớp nhân nhầy bên trong bị thoát ra ngoài và gây ra sự chèn ép lên các rễ thần kinh cũng như ống sống.
Nguyên nhân gây thoái hóa đĩa đệm C3 C4 được xác định bao gồm:
Mất nước ở đĩa đệm
Trong đĩa đệm có chứa lượng nước lớn cũng như các mô sợi xốp. Theo thời gian, khi các đốt sống cổ chịu nhiều tác động từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể sẽ khiến xương lão hóa và mất nước ở đĩa đệm.
Khi mất nước, đĩa đệm sẽ không thể thực hiện hết tất cả chức năng vốn có, đặc biệt là khả năng nâng đỡ, đàn hồi. Phần đĩa đệm ở 2 khớp xương bị lồi ra ngoài và gây chèn ép dây thần kinh và là nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4.
Thoái hóa đốt sống cổ C3 C4
Thoái hóa đĩa đệm đốt sống cổ thường xảy ra ở những người độ tuổi trung niên về sau. Đây là điều bình thường ai cũng có thể mắc phải do tuổi tác và sự lão hóa. Khi sụn khớp bị thoái hóa sẽ có tình trạng gồ ghề, mài mòn do sự cọ xát vào nhau gây rạn nứt sụn khớp.
Quá trình thoái hóa khiến sụn khớp cũng như xương bị biến dạng và hình thành gai xương, giảm dịch khớp. Lúc này xương sẽ chèn ép lên dây thần kinh và gây ra những cơn đau ở vùng cổ và vùng vai gáy.
Thoát vị đĩa đệm C3 C4 do chấn thương vùng cổ
Chấn thương vùng cổ cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị đĩa đệm. Những người gặp phải tai nạn, va chạm mạnh khiến khớp xương bị tổn thương và sụn khớp cũng bị ảnh hưởng. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm cổ C3 C4, C5 C6,….
Thoái hóa dây chằng
Dây chằng là bộ phận quan trọng giúp kết nối các xương với nhau, giúp việc cử động của cơ thể dễ dàng hơn. Theo thời gian, dây chằng cũng sẽ bị thoái hóa như xương khớp và khiến độ co giãn bị suy giảm, gây ra tình trạng cứng dây chằng. Đây là nguyên nhân nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có dấu hiệu cứng cổ và khó xoay cổ.
Do tính chất công việc
Một số công việc và những thói quen hàng ngày vô tình khiến các đốt sống cổ bị tổn thương. Ví dụ như ngồi làm việc không đúng tư thế, cúi xem điện thoại quá lâu, người mang vác nặng hàng ngày khiến xương dễ bị thoái hóa. Và đây cũng là nguyên nhân khiến đốt sống cổ C3 C4 bị tổn thương.
Do yếu tố di truyền
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thoát vị đĩa đệm có yếu tố di truyền. Người có bố mẹ hoặc người nhà bị mắc các bệnh liên quan đến đĩa đệm, xương khớp sẽ có khả năng bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 cao hơn những người khác.
Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm c3 c4
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4 có thể dễ dàng nhận biết thông qua những triệu chứng như:
- Ngứa râm ran và tê cứng vùng cổ: Các rễ thần kinh ở vùng cổ bị chèn ép khiến cổ bị tê cứng và việc cử động trở nên khó khăn hơn. Khi cúi đầu hoặc xoay cổ sang 2 bên bạn sẽ thấy khó khăn hơn.
- Đau cổ vai gáy: Bị thoái hóa đĩa đệm đốt c3 c4 sẽ khiến cơn đau lan sang vai và đến gáy, xuống ngực. Điều này khiến người bệnh bị rối loạn cảm giác ở gáy, gây nóng lạnh bất thường. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội hàng giờ liền.
- Khó vận động: Không chỉ cổ khó cử động mà người bệnh còn có thể bị rối loạn thần kinh thực vật do không kiểm soát được vận động vì nhân nhầy chèn ép vào ống sống và ảnh hưởng đến tủy sống.
- Đau đầu: Cơn đau lan dọc theo dây thần kinh nên sẽ khiến bạn bị đau đầu, đau sau gáy.
- Tê bì chân tay: Cơn đau lan đến cánh tay khiến ngón tay yếu đi, tê bì.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4 có nguy hiểm đến sức khỏe?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ c3 c4 nếu như không quá nghiêm trọng thì chỉ khiến cơ thể mỏi nhức và việc hoạt động khó khăn hơn. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng liên quan đến xương khớp như:
- Hội chứng rễ thần kinh: Rễ thần kinh c4 bị tổn thương sẽ khiến người bệnh khó thở, ho nhiều, đau tức vùng ngực. Rễ c3 khiến vùng xương chẩm đau dữ dội, tức ngực, khó nói chuyện.
- Hội chứng phân ly cảm giác: Đây là hiện tượng khiến tủy sống ở bên trái bị chèn ép và gây bại liệt nửa người.
- Hội chứng cột sống cổ: Nhân nhầy ở bên ngoài sẽ gây hẹp ống sống, các cơ tê cứng, thậm chí gây bại liệt.
- Teo cơ: Đĩa đệm khi chèn ép mạch máu sẽ khiến máu không thể di chuyển để nuôi cơ, khiến cơ thiếu dưỡng chất và bị teo nhỏ. Teo cơ khiến người bệnh sinh hoạt khó khăn, chân tay mất sức, gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống.
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 như thế nào?
Khi phát hiện những triệu chứng của bệnh, bạn nên đến những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất mức độ thoát vị đĩa đệm. Quy trình thăm khám cơ bản được tiến hành theo những bước sau đây:
- Trao đổi thông tin với người bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý mà người bệnh đã từng mắc phải cũng như bệnh lý của người thân trong gia đình. Ngoài ra, nếu từng bị chấn thương ở bả vai, cổ gáy, lưng,… người bệnh cũng nên nói để bác sĩ hiểu rõ hơn.
- Khám lâm sàng: Khám lâm sàng giúp kiểm tra các triệu chứng bên ngoài cũng như chức năng vận động của các khớp cổ, khớp vai, khớp cánh tay. Bác sĩ sẽ ấn lên vị trí bị đau, xoay nhẹ cổ và cánh tay, yêu cầu bệnh nhân duỗi tay, cúi đầu, ngẩng đầu,… để đánh giá mức độ của bệnh cũng như khả năng phản xạ.
- Khám cận lâm sàng: Bước này người bệnh sẽ thực hiện chụp X quang, chụp CT, chụp MRI,… để bác sĩ chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 hiệu quả
Cũng như những bệnh về xương khớp khác, chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như: Dùng thuốc Tây, giảm đau bằng mẹo tại nhà, phẫu thuật, vật lý trị liệu…
Chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 bằng thuốc Tây y
Nếu bệnh còn nhẹ và mức độ đau nhức không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giúp giảm đau, giãn cơ cho người bệnh. Cụ thể:
- Thuốc giãn cơ Myonal hoặc thuốc giãn cơ Mydocalm,…
- Thuốc chống viêm không chứa steroid Meloxicam, thuốc Diclofenac,…
- Thuốc giảm đau Paracetamol,…
- Thuốc giúp bổ trợ thần kinh Neurontin,…
Những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ với một số trường hợp, vậy nên người bệnh cần theo dõi sát sao trong quá trình dùng thuốc. Nếu có dấu hiệu bất thường thì cần đi khám ngay để không nguy hại đến sức khỏe.
Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm cổ C3 C4
Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà người bệnh có thể áp dụng một số liệu pháp vật lý trị liệu như:
- Bấm huyệt, châm cứu.
- Xoa bóp.
- Nhiệt trị liệu.
- Chiếu đèn hồng ngoại.
- Kéo giãn cột sống.
- Những bài tập cổ.
Việc thực hiện nên có hướng dẫn của của các kỹ thuật viên bởi nếu thực hiện không đúng cách có thể khiến bệnh nặng hơn.
Mẹo tại nhà chữa thoát vị đĩa đệm
Ngoài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm, một số mẹo đơn giản tại nhà có hiệu quả khá cao trong việc cải thiện bệnh, giúp giảm đau, giảm sưng viêm tại khớp.
- Lá mật gấu: Lá mật gấu xay nhuyễn và lấy nước hòa với bia rồi uống sau bữa ăn.
- Lá lốt: Lá lốt sao nóng cùng muối trắng sau khi đã thái nhỏ. Bọc tất cả vào khăn rồi đắp lên chỗ cổ bị đau khoảng 15 – 20 phút.
- Rễ đinh lăng: Đem thái mỏng và sắc với nước uống mỗi ngày thay cho nước lọc.
Top bác sĩ chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 giỏi hiện nay
Khi việc thực hiện chữa bệnh tại nhà gặp nhiều khó khăn, nhiều người bệnh mong muốn tìm được những bác sĩ chữa xương khớp giỏi để khám và điều trị. Một số bác sĩ chữa thoát vị đốt sống cổ C3 C4 giỏi hiện nay có thể kể đến như:
- Bác sĩ Lê Phương: Bác sĩ có hơn 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh về xương khớp cho người dân bằng Y học cổ truyền. Với sự tận tâm trong nghề cũng những kinh nghiệm tích lũy được trong hàng chục năm, bác sĩ đã giúp nhiều người khỏi thoát vị đĩa đệm, đau cơ, đau khớp. Người bệnh có thể khám chữa với bác sĩ tại Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102, đường Lê Quang Đạo HN.
- GS. Bác sĩ Trần Ngọc Ân: Giáo sư là bác sĩ cơ xương giỏi được nhiều bệnh nhân tìm đến chữa bệnh. Bác sĩ từng giữ nhiều vị trí quan trọng như Giám đốc Bệnh viện E, trường khoa thấp khớp tại Bệnh viện Bạch Mai,… Bạn có thể liên hệ với giáo sư tại Bệnh viện Trí Đức, đường Lê Duẩn HN.
- Bác sĩ Trần Trung Dũng: Bác sĩ là chuyên gia hàng đầu trong chữa bệnh về xương khớp. Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và khám được nhiều bệnh như: Thoát vị đĩa đệm, chấn thương xương khớp, thoái hóa khớp,… Bác sĩ có phòng khám riêng tại đường Đặng Văn Ngữ, HN.
- Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn: Là truyền nhân thứ 5 của dòng họ Đỗ Minh – dòng họ nổi tiếng 150 năm qua trong chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, bác sĩ Tuấn đã giúp nhiều người bệnh khỏi bệnh và được nhiều bệnh nhân yêu quý. Người bệnh có thể đến Nhà thuốc Đỗ Minh Đường trên đường Văn Cao, Hà Nội để khám chữa với bác sĩ.
- Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lam: Bác sĩ Lam là bác sĩ về xương khớp giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm. Hiện bà đang là trưởng khoa Cơ xương khớp tại Bệnh viện Nhân dân 115 HCM. Bác sĩ được đánh giá là bác sĩ chuyên khoa xương khớp hàng đầu ở khu vực phía Nam. Người bệnh có thể đến địa chỉ LL2 Cư Xá Bắc Hải HCM để khám chữa với nữ bác sĩ.
Chế độ ăn uống và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Để bệnh nhanh chóng khỏi cũng như ngăn ngừa tối đa tình trạng bệnh tái phát trở lại, người bệnh nên chú ý chế độ ăn uống cũng như có lối sống lành mạnh. Cụ thể:
- Bổ sung cho cơ thể những thực phẩm sau: Thực phẩm giàu glucose, vitamin A, vitamin C, Omega-3, Canxi,…
- Không nên ăn thực phẩm: Chứa nhiều đường, ngũ cốc tinh chế, thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ đông lạnh, đồ uống rượu bia,…
- Không mang vác quá nặng, tạo áp lực quá nhiều lên vai và lên cột sống.
- Không nên ngồi sai tư thế và dùng điện thoại quá lâu, ngồi làm việc sai tư thế.
- Vận động nhẹ nhàng hàng ngày để xương khớp chắc khỏe hơn.
- Có thể xoa bóp, massage nhẹ nhàng để lưu thông máu.
Trên đây là những thông tin về tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4. Bệnh có thể tiến triển nặng hơn nếu không được chữa trị đúng cách. Vậy nên người bệnh cần phát hiện bệnh và xử lý kịp thời, tránh để bệnh gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!