Tiểu Đêm

Tiểu đêm có thể là dấu hiệu bất thường cảnh báo những rối loạn của đường tiểu. Tình trạng này khiến cho giấc ngủ của bệnh nhân bị gián đoạn, thường xuyên phải thức dậy lúc nửa đêm để đi tiểu. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện, biến chứng cũng là cách giúp kiểm soát và từng bước đẩy lùi chứng tiểu về đêm hiệu quả.

Tiểu đêm là gì? 

Tình trạng người bệnh đi tiểu nhiều hơn 2 lần, thậm chí lên đến 5-7 lần/đêm được gọi là tiểu đêm. Bên cạnh tần suất đi tiểu dày đặc, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng như tiểu buốt, nóng rát niệu đạo, bàng quang luôn trong trạng thái căng tức khó chịu…

Người bệnh đi tiểu với tần suất dày đặc
Người bệnh đi tiểu với tần suất dày đặc

Đối tượng hay đi tiểu đêm nhiều lần là người cao tuổi, khi họ đang mắc một số bệnh lý nền hoặc do thói quen ăn uống, sinh hoạt gây nên. Theo các bác sĩ, giấc ngủ ngắn, ít ngủ cũng khiến chứng tiểu đêm ở người cao tuổi gia tăng. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể khiến sức khỏe suy giảm, gia tăng nguy cơ mắc bệnh về tiết niệu.

Nguyên nhân gây ra tiểu đêm 

Các chuyên gia thận – tiết niệu cho rằng, bên cạnh vấn đề về tuổi tác chứng tiểu đêm cũng có thể do thói quen sinh hoạt hoặc sử dụng một số loại thuốc gây nên. Các nguyên nhân chủ yếu được bác sĩ đưa ra:

Do các loại thuốc

Một số loại thuốc cũng có thể là căn nguyên gây tiểu nhiều về đêm. Những loại thuốc có thể khiến bệnh nhân rối loạn tiểu tiện thường gặp là các nhóm thuốc lợi tiểu, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị phù bàn chân, mắt cá chân.

Rối loạn tiểu tiện do dùng thuốc
Rối loạn tiểu tiện do dùng thuốc

Các loại thuốc có thể khiến bệnh nhân đi tiểu nhiều bất thường:

  • Propoxyphene
  • Phenytoin
  • Methoxyflurane
  • Demeclocycline

Do thói quen sử dụng rượu bia, lối sống sinh hoạt

Theo WHO, việc sử dụng rượu bia, các loại đồ uống chứa chất kích thích bàng quang sau 9h cũng có thể là nguyên nhân gây tiểu đêm. Thậm chí, những người có thói quen uống nhiều canh trong bữa ăn tối cũng sẽ phải đi tiểu nhiều hơn, giấc ngủ ngắt quãng vào ban đêm.

Do mang thai

Ngoài hai nguyên nhân trên, mang thai cũng có thể là nguyên nhân đi tiểu đêm nhiều lần. Tình trạng tiểu đêm khi mang thai xảy ra khi bề mặt tử cung dày lên gây chèn ép bàng quang, khiến thể tích của cơ quan này bị thu hẹp lại. Do đó mà các mẹ bầu sẽ phải đi tiểu nhiều hơn kể cả vào ban đêm.

Do bệnh lý

Nếu bị tiểu đêm thường xuyên nhưng không liên quan đến các yếu tố sinh lý hoặc do dùng thuốc, thói quen sinh hoạt thì có thể bạn đã mắc phải bệnh lý nào đó. Các bệnh lý này thường liên quan đến đường tiết niệu và các cơ quan tham gia trực tiếp vào quá trình bài tiết nước tiểu.

Tiểu đêm nhiều là bệnh gì?

Nếu tiểu đêm do sử dụng rượu bia, đồ uống kích thích bàng quang hoặc thuốc lợi tiểu thì có thể chấm dứt sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiếp diễn liên tục, người bệnh không dùng thuốc hay uống rượu bia thì cần đặc biệt lưu tâm. Bởi đây có thể biểu hiện bất thường của sức khỏe.

Theo các bác sĩ, “cơn ác mộng” hằng đêm này có thể do những bệnh lý sau gây nên:

Phì đại tuyến tiền liệt

Đây là bệnh lý thường gặp ở những quý ông trên 50 tuổi, là nguyên nhân gây tiểu đêm hàng đầu. Theo các bác sĩ, khi các tế bào tuyến tiền liệt bị phì đại sẽ chèn ép niệu đạo, làm dòng chảy nước tiểu bị thu hẹp. Lúc này, bàng quang dày lên, không thể đẩy nước tiểu ra ngoài bình thường mà chia thành các lần nhỏ, khiến người bệnh liên tục buồn tiểu.

Tăng sản tiền liệt tuyến là bệnh lý lành tính, không gây nguy hiểm như ung thư, nhưng lại khiến cuộc sống của nam giới đảo lộn, gây ra nhiều hệ lụy cho khả năng tình dục và sinh sản.

Rối loạn chức năng đường tiểu dưới

Khả năng cô đặc nước tiểu của đường tiểu dưới giúp bệnh nhân ngủ ngon suốt đêm mà không bị tỉnh giấc vì buồn tiểu. Theo các chuyên gia, hội chứng rối loạn đường tiểu dưới thường xuất hiện ở những người trên 65 tuổi, biểu hiện rõ ràng nhất là tiểu đêm và dòng tiểu yếu.

Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt, tăng sản tuyến tiền liệt, đường tiết niệu nhiễm trùng,… Tuy phổ biến nhưng không thể phát hiện bệnh lý ở đường tiểu dưới qua triệu chứng thông thường mà cần tiến hành các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm PSA…

Sỏi thận, đường tiết niệu có dị vật bất thường

Bệnh lý sỏi thận có thể gây ra những kích ứng bất thường khiến bệnh nhân tiểu tiện nhiều hơn. Thậm chí các dị vật còn khiến đường tiểu bị tắc gây ra tình trạng đái máu, nước tiểu ra ít, ngay cả khi đã đi tiểu nhưng bàng quang luôn cảm thấy căng tức.

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang do vi khuẩn có thể khiến người bệnh tiểu đêm và đau lưng. Một số bệnh nhân còn gặp phải tình trạng đau tức vùng bụng dưới, nước tiểu ra ít, tiểu tiện lắt nhắt.

Bệnh cao huyết áp và tiểu đường

Những người bị cao huyết áp và tiểu đường nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị suy thận. Khi chức năng thận suy giảm, những bệnh nhân này đi tiểu đêm trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, các bệnh nhân bị tiểu đường cũng thường xuyên uống một số loại thuốc lợi tiểu. Chúng chính là nguyên nhân gây ra tiểu nhiều, tiểu đêm 3 lần thậm chí là nhiều hơn.

Hay tiểu đêm có nguy hiểm không?

Tiểu đêm chưa đe dọa tính mạng của người bệnh nhưng lại gây rối loạn giấc ngủ, thiếu ngủ cùng những mệt mỏi, lo âu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được điều trị triệt để có thể khiến bệnh nhân phải đối mặt với các nguy cơ sau:

  • Suy thận: Tiểu đêm kéo dài làm chức năng thận suy giảm khiến khả năng bài tiết nước tiểu, đào thải độc tố của cơ thể kém đi. Điều này làm nồng độ một số loại hormone quan trọng do thận sản xuất giảm xuống. Đây là những nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận khiến sức khỏe bệnh nhân bị đe dọa trầm trọng.
  • Tăng huyết áp: Tiểu đêm nhiều tác động tiêu cực tới chức năng của thận khiến khả năng điều hòa huyết áp bị hạn chế, khó trở về trạng thái bình thường.
  • Đột quỵ: Việc phải dậy giữa đêm đi tiểu có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp do cơ thể phải hoạt động bất ngờ, nhà vệ sinh không gần với phòng ngủ cũng sẽ khiến người bệnh trúng gió càng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Rối loạn nhịp tim: Hoạt động của thận suy yếu là nguyên nhân trực tiếp khiến nồng độ các chất trong cơ thể mất cân bằng, nhất là quá trình điều tiết kali gặp nhiều khó khăn. Từ đó gây nên các rối loạn nhịp tim.
  • Giảm chất lượng tinh trùng: Tiểu đêm có liên quan trực tiếp tới tình trạng sinh lý do sự suy giảm chức năng thận. Do vậy, chất lượng các “tinh binh” cũng giảm sút, làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam giới.

Chẩn đoán bệnh tiểu đêm

Để phát hiện bệnh lý gây tiểu đêm, trước hết các bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng thận thông qua một số xét nghiệm sinh hóa như:

  • Xét nghiệm ure máu: Đánh giá chức năng gan và thận. Nếu chỉ số ở mức 2,5 – 7,5 mmol/l được xem là bình thường, nếu chỉ số này ở ngưỡng cao hơn chứng tỏ chức năng thận kém.
Xét nghiệm Ure máu
Xét nghiệm Ure máu
  • Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện các bất thường của nước tiểu, tìm ra nguyên nhân chính xác.
  • Siêu âm thận: Nhằm chẩn đoán sỏi thận, sỏi niệu quản, suy thận,… đây là những nguyên nhân chủ yếu gây tiểu đêm.
  • Chụp X-Quang hệ tiết niệu: Với sự hỗ trợ của thuốc cản quang và thiết bị chụp X-Quang bác sĩ sẽ đánh giá sơ bộ chức năng của thận, niệu quản cũng như bàng quang. Từ kết quả thu được, chẩn đoán cuối cùng về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ được đưa ra.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh bị đi tiểu đêm nhưng khi thăm khám lại không phát hiện bất thường. Bởi lúc này mặc dù chỉ số creatinin trong máu đã tăng lên nhưng vẫn trong mức bình thường. Thậm chí, khi thận của một số bệnh nhân chỉ còn 15% mới có thể phát hiện suy thận.

Giải pháp điều trị

Tiểu đêm nhiều phải làm sao là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân đặt ra. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi tình trạng rối loạn tiểu tiện gây không ít mệt mỏi, phiền toái cho cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là các biện pháp điều trị tiểu đêm người bệnh có thể tham khảo.

Áp dụng một số bài thuốc dân gian

Trong dân gian lưu truyền nhiều mẹo chữa tiểu đêm với hiệu quả được đánh giá cao. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cũng có thể tham khảo một số bài thuốc Nam trị tiểu đêm như dưới đây:

Giá đỗ

Dân gian thường sử dụng loại thực phẩm này để cải thiện tình trạng tiểu tiện, nhất là chứng tiểu đêm nhiều lần. Theo khoa học hiện đại, giá đỗ xanh giàu vitamin, các loại khoáng chất có tác dụng làm giảm tình trạng tiểu đêm do viêm tuyến tiền liệt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 500gr giá đỗ, nhặt bỏ bỏ đỗ còn dính lại rồi rửa sạch và để ráo.
  • Đem giá đỗ luộc với 200ml nước, đun sôi trong khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Chắt hết phần nước thu được ra bát rồi uống hết trong ngày.

Quả bưởi

Bưởi là trái cây chứa hàm lượng lớn detoxes – chất có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa và thúc đẩy hoạt động của hệ bài tiết. Việc sử dụng bưởi thường xuyên vừa giúp phòng tránh, vừa cải thiện tình trạng tiểu đêm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bưởi gọt vỏ, tách múi và bóc lấy phần tép bên trong.
  • Đem khoảng 5-7 múi bưởi đi xay nhuyễn, lọc bỏ bã. Chắt phần nước thu được ra ly rồi uống hết. Nếu không thích sử dụng nước ép có thể ăn bưởi trực tiếp, không cần xay.

Kim tiền thảo, râu ngô

Đây là hai dược liệu có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về sỏi thận, bàng quang. Dân gian thường sử dụng râu ngô và kim tiền thảo để loại bỏ tình trạng tiểu nhiều lần do các bệnh lý về sỏi gây nên.

Kim tiền thảo
Kim tiền thảo

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị râu ngô, kim tiền thảo mỗi loại 30g.
  • Đem sắc các nguyên liệu với 200ml nước, chờ nguội và dùng hết trong ngày. Kiên trì uống sau khoảng 2 tuần tình trạng tiểu tiện sẽ được cải thiện đáng kể.

Sử dụng thuốc Tây y

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiểu đêm ở mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Dưới đây là các nhóm thuốc thường dùng cho bệnh nhân tiểu đêm:

  • Thuốc chẹn Alpha -1: Thường dùng cho bệnh nhân bị bệnh về tuyến tiền liệt nhằm ức chế sự tăng trương lực cơ, giãn cổ bàng quang để nước tiểu được đẩy ra dễ dàng.
  • Thuốc kháng thụ thể MAR: Nhóm thuốc có tác dụng kìm hãm hoạt động của acetylcholin trong truyền dẫn thần kinh.
  • Thuốc an thần: Dùng cho các bệnh nhân bị mệt mỏi, uể oải do phải đi tiểu thường xuyên. Sử dụng loại thuốc này giúp bệnh nhân có được giấc ngủ ngon, tinh thần sảng khoái.

Tuy nhiên, không phải lúc nào việc sử dụng thuốc cũng được khuyến khích bởi chúng có thể gây ra tác dụng phụ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa được chỉ định. tránh gây hại cho sức khỏe.

Ăn gì, kiêng gì để hạn chế tiểu đêm?

Chủ động thay đổi chế độ ăn uống là cách giúp người tiểu đêm giảm bớt các triệu chứng, có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Dưới đây là chế độ ăn uống mà bệnh nhân có thể tham khảo:

Các thực phẩm nên tăng cường

Để hạn chế đi tiểu về đêm, người bệnh nên ăn:

  • Protein: Đảm bảo mỗi ngày ăn đủ 0,8-1g protein/kg thể trọng.
  • Các loại chất béo thực vật: Đậu phộng, hạt hướng dương, dầu đậu nành, dầu oliu,…
  • Tinh bột: Bổ sung đầy đủ tinh bột nhằm đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh khi phải liên tục tỉnh giấc đi tiểu.
  • Các loại rau củ giàu chất xơ: Hạn chế việc bàng quang bị kích thích dẫn đến rối loạn tiểu tiện.

Các thực phẩm cần hạn chế

Bên cạnh nhóm thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng nên hạn chế:

  • Các thực phẩm quá nhiều cholesterol: Mỗi ngày 1 người chỉ nên ăn dưới 250mg cholesterol.
  • Không ăn những loại đồ ăn nhiều muối hoặc chế biến quá mặn bởi chúng khiến thận phải làm việc nhiều hơn, nước tiểu liên tục bị đẩy ra ngoài.
  • Nội tạng, mỡ động vật: Nhóm thực phẩm này không tốt cho sức khỏe, làm hệ miễn dịch suy yếu, khiến cơ thể liên tục phải đào thải chất cặn bã qua nước tiểu.
  • Tránh ăn những loại quả nhiều nước như dưa hấu, cam, bưởi vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Cách phòng ngừa

Để phòng tránh tình trạng tiểu đêm hiệu quả, mỗi người có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Không uống nước sau 9h tối: Vì lượng nước vào cơ thể sau 9h sẽ không kịp được bài tiết qua đường tiểu trước khi đi ngủ mà tích tụ dần ở bàng quang, khiến người bệnh buồn tiểu vào ban đêm.
  • Hạn chế các món canh, các loại rau nhiều nước trong bữa tối: Các món canh, rau cải, rau ngót mặc dù giàu chất xơ nhưng lại cung cấp lượng lớn nước cho thể. Nếu không kịp được đẩy xuống bàng quang trước khi đi ngủ, lượng nước này sẽ gây buồn tiểu, làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Đi tiểu trước khi đi ngủ: Điều này giúp bàng quang được giải phóng, hạn chế bị lấp đầy vào ban đêm.
  • Ngủ đúng giờ: Giúp tạo thói quen cho bàng quang và các dây thần kinh truyền tín hiệu đến bàng quang, hạn chế cơn buồn tiểu khi ngủ.

Tiểu đêm là tình trạng không ai mong muốn bởi nó làm giấc ngủ gián đoạn, gia tăng căng thẳng lo âu và có thể là biểu hiện của bệnh lý. Để hạn chế gặp phải tình trạng này, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thói quen ngủ đúng giờ. Chúc bạn luôn có được những giấc ngủ đêm sâu nhất, không bị những cơn buồn tiểu làm phiền!

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Tiểu đêm mất ngủ: Nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả

Tiểu đêm mất ngủ: Nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả

Tiểu đêm mất ngủ không phải trạng thái sinh lý bình thường, có thể gây tổn thương hệ bài tiết,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top