Tiểu buốt và đau lưng: Tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị tận gốc
Tiểu buốt và đau lưng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm sinh lý người bệnh. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng khó lường. Vậy, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh như thế nào?
Tiểu buốt và đau lưng do đâu?
Đau lưng, tiểu buốt được hiểu là tình trạng nóng, buốt khi đi tiểu kèm theo hiện tượng đau nhức lưng. Điều này biểu thị cơ thể đang gặp phải các vấn đề bất thường, người bệnh không nên chủ quan.
Tiểu buốt và đau lưng có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng bao gồm cả nam và nữ giới. Theo đó, bệnh khởi phát từ nhiều vấn đề khác nhau, do sinh lý hoặc bệnh lý. Cụ thể, những nguyên nhân sinh lý dẫn đến khởi phát tình trạng tiểu buốt đi kèm đau lưng như sau:
- Do hoạt động vệ sinh vùng kín không đảm bảo: Hoạt động vệ sinh vùng kín không đảm bảo tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây viêm nhiễm. Đặc biệt, việc không xử lý kịp thời, vi khuẩn có thể theo đường tiết niệu tác động tiêu cực vào các bộ phận bên trong.
- Quan hệ tình dục thô bạo: Quan hệ tình dục thô bạo gây tổn thương vùng kín, đường tiết niệu và bàng quang. Đi kèm với đó, điều này còn gây nên tình trạng đau nhức xương khớp, mà điển hình nhất là đau lưng.
- Mang thai: Mang thai cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu buốt đau lưng ở nữ giới. Cụ thể, khi thai nhi phát triển có thể gây một số tác động lên bàng quang và tử cung làm mẹ bầu xuất hiện cảm giác buốt khi tiểu. Đồng thời, sức nặng của thai nhi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cột sống từ đó gây ra tình trạng đau lưng.
- Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh: Dùng kháng sinh trong thời gian dài là nguyên nhân gây nên tình trạng rát, buốt khi đi tiểu kèm cảm giác đau lưng.
Ngoài những nguyên nhân trên, tiểu buốt và đau lưng còn xuất phát từ những bệnh lý nguy hiểm như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng huyết, viêm mào tinh hoàn… Với trường hợp này, tỷ lệ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm là rất cao, người bệnh cần đặc biệt chú ý nhằm hạn chế tối đa các vấn đề tiêu cực lên sức khỏe.
Tiểu buốt và đau lưng là bệnh gì?
Như đã đề cập, tiểu buốt kèm đau lưng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạnh. Trong đó, các bệnh lý về tiết niệu được xem là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này gồm:
1. Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu khởi phát chính do sự xâm nhập của vi khuẩn E Coli gây ra. Chúng thường xuất hiện tại đường ruột và làm tổn thương lớp niêm mạc tại đây. Từ đó làm khởi phát các triệu chứng điển hình bao gồm tiểu rát, tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi và màu sắc bất thường, đau lưng…
2. Sỏi thận, sỏi bàng quang
Sỏi thường hình thành tại thận và bàng quang, là nguyên nhân của các cơn đau dữ dội vùng thắt lưng, hông, bẹn. Đi kèm với đó, người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu… Ở một số trường hợp khác, người bệnh còn rơi vào trạng thái sốt cao, buồn nôn…
3. Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là bệnh lý nguy hiểm, gây tình trạng đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu nhiều lần và đau âm ỉ vùng thắt lưng. Bệnh gây nhiều biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả viêm thận. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này ảnh hưởng lớn đến chức năng của các bộ phận khác và đe dọa trực tiếp tới sức khỏe.
4. Thận hư, thận yếu
Thận là bộ phận quan trọng trong quá trình lọc máu và đào thải chất độc hại ra ngoài cơ thể. Một khi chức năng này bị ảnh hưởng sẽ gây tình trạng tiểu buốt đau thắt lưng, đi tiểu nhiều lần… Nếu không được phát hiện và điều trị tích cực, triệu chứng nói trên có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường, đe dọa an toàn tính mạng.
5. Viêm âm đạo ở nữ giới
Tỷ lệ nữ giới trong độ tuổi sinh sản mắc viêm âm đọa lên tới 60%. Trong đó, 65% trường hợp bị tái phát lại, 30% xuất hiện các biến chứng xấu và 20% mất khả năng làm mẹ. Các triệu chứng điển hình của viêm âm đạo là dịch âm đạo có màu vàng, mùi lạ, đau tức bụng dưới, tiểu buốt, đau rát khi quan hệ…
6. Viêm mào tinh hoàn ở nam giới
Mào tinh hoàn bị viêm, sưng cảnh báo cơ quan sinh dục nam đang gặp vấn đề. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng viêm nhiễm lan rộng làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục hoặc thậm chí khả năng sinh sản. Một số triệu chứng thường gặp của viêm mào tinh hoàn bao gồm tiểu buốt, tiểu ra máu, đau lưng…
7. Ung thư bàng quang
Ung thư là bệnh rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Ngoài tiểu buốt và đau lưng, người mắc ung thư bàng quang còn thể gặp phải một số triệu chứng khác bao gồm tiểu ra máu, tiểu lẫn mủ, tiểu rát và tần suất đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Dấu hiệu nhận biết tiểu buốt và đau lưng
Có thể thấy rõ được tính chất phức tạp khi xuất hiện song song hai triệu chứng tiểu buốt và đau lưng. Việc phát hiện chúng sớm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều trị và ngăn cản những vấn đề xấu xuất hiện. Theo đó, một số dấu hiệu điển hình nhằm nhận biết tình trạng này như sau:
- Xuất hiện cảm giác đau, buốt, nóng rát khi tiểu tiện.
- Đau nhức lưng, các cơn đau có thể diễn biến âm ỉ hoặc dữ dội.
- Trong các trường hợp bị viêm nhiễm, nước tiểu có mùi hôi, màu sắc bất thường, có thể lẫn máu hoặc mủ.
- Một số trường hợp khác xuất hiện kèm tình trạng ốm, sốt, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Tiểu buốt và đau lưng có nguy hiểm không?
Trước tiên, tiểu buốt đau lưng khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, tạo cảm giác tự ti ngại quan hệ. Điều này không chỉ làm chất lượng cuộc sống sụt giảm mà còn tạo khoảng cách, sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa các cặp đôi, là mối đe dọa lớn đến hạnh phúc gia đình.
Ngoài ra, việc khởi phát từ nhiều bệnh lý làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm nếu tiểu buốt và đau lưng không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong đó, một số vấn đề tiêu cực người bệnh có thể gặp phải khi mắc bệnh lý này là:
- Cơ thể, tinh thần suy nhược, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng.
- Giảm khả năng hoạt động của cơ quan bài tiết, thận làm các chất độc hại tích tụ lại trong cơ thể.
- Làm tổn thương hệ thống cơ quan sinh sản, tiềm ẩn nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn ở cả nam và nữ giới.
- Ở phụ nữ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thậm chí sảy thai.
- Tăng nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt, có thể dẫn đến tử vong.
Chẩn đoán tiểu buốt và đau lưng
Kiểm tra, chẩn đoán đóng vai trò quan trọng giúp bác sĩ phát hiện chính xác tình trạng bệnh để đưa ra hướng điều trị phù hợp. Theo đó, một số phương pháp tiến hành chẩn đoán tiểu buốt kèm đau lưng như sau:
- Kiểm tra lâm sàng: Người bệnh khai báo trung thực các thông tin chi tiết liên quan đến tình trạng bệnh, triệu chứng và tiền sử bệnh lý dựa theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Xét nghiệm nước tiểu: Phương thức này nhằm xác định nước tiểu có lẫn máu, mủ hoặc các khoáng chất từ đó xác định nguyên nhân gây bệnh.
- Chẩn đoán hình ảnh: Chẩn đoán hình ảnh thông qua phương pháp siêu âm, chụp cộng hưởng từ… nhằm xác định vị trí, mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh.
Cách điều trị tiểu buốt và đau lưng
Hoạt động điều trị tiểu buốt kèm đau lưng được thực hiện dựa trên nguyên nhân, tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Trong đó, một số cách thực điều trị mang lại hiệu quả cao, được nhiều người áp dụng như sau:
Điều trị tại nhà bằng phương pháp dân gian
Người bệnh hoàn toàn có thể điều trị, khắc phục các triệu chứng của tiểu buốt và đau lưng ngay tại nhà bằng các bài thuốc dân gian. Phương pháp này được minh chứng hiệu quả qua nhiều thế hệ, đảm bảo tính an toàn và kín đáo. Vì vậy, ngay cả khi nền y học hiện đại phát triển, việc ứng dụng cách trị bệnh dân gian vẫn không hề bị mai một.
Một số phương pháp trị tiểu buốt và đau lưng tại nhà có thể tham khảo là:
- Sử dụng râu ngô: Chuẩn bị 100g râu ngô rửa sạch sau đó cho vào nồi đun cùng 100ml nước trong vòng 15 phút. Chiết lấy nước râu ngô, uống mỗi lần 30ml vào buổi sáng và tối. Thực hiện liên tục khoảng 1 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể.
- Sử dụng rau mồng tơi: Chuẩn bị một nắm lá mồng tơi, rửa sạch, ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút sau đó giã nát, chắt lấy nước cốt uống. Thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp làm dịu tình trạng tiểu buốt, tiểu khó kèm đau lưng.
- Sử dụng bí xanh: Bí xanh sau khi cạo vỏ, rửa sạch, thái miếng được cho vào nồi đun sôi đến khi bí chín dừ. Người bệnh dùng bí xanh như thực phẩm hàng ngày.
Lưu ý, trị bệnh bằng phương pháp dân gian có dược lực thấp, chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, khởi phát do các nguyên nhân sinh lý. Để đảm bảo an toàn, người bệnh không nên quá lệ thuộc vào phương pháp điều trị này.
Sử dụng Tây y trong trị bệnh
Điều trị Tây y tập trung làm giảm triệu chứng, giúp người bệnh nhanh chóng có được cảm giác dễ chịu sau vài lần dùng thuốc. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa chữa bệnh dựa trên việc dùng thuốc nhằm kiểm soát các triệu chứng, khắc phục tình trạng tổn thương. Trong đó, thuốc Tây được bào chế dựa dưới dạng viêm, siro, thuốc tiêm… thuận tiện khi sử dụng, phù hợp với quỹ thời gian hạn chế của nhiều người hiện nay. Cụ thể, các loại thuốc Tây trị tiểu buốt và đau lưng thường dùng là:
- Do nhiễm trùng: Sử dụng nhóm thuốc kháng sinh giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Tùy vào tình trạng bệnh, việc dùng thuốc sẽ có sự thay đổi nhất định.
- Do sỏi: Sử dụng nhóm thuốc có tác dụng làm tan sỏi, thuốc có thể dùng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Do quan hệ tình dục thô bạo: Bác sĩ tiến hành kê đơn các loại thuốc đặc trị tùy theo mức độ tổn thương. Đồng thời, người bệnh cần chú ý kiêng quan hệ trong thời gian điều trị.
Lưu ý, thuốc trị tiểu buốt và đau lưng có khả năng làm phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Do vậy, người bệnh cần tránh tuyệt đối tình trạng mua thuốc không được kê đơn, dùng sai liều hoặc lạm dụng thuốc.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng, việc dùng thuốc không đem lại hiệu quả tích cực. Phương pháp này tác động trực tiếp nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh trong thời gian ngắn tuy nhiên lại tiềm ẩn một số rủi ro nhất định.
Để đảm bảo, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao cùng trang thiết bị hiện đại. Lưu ý, phương pháp này chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ yêu cầu và cần tuân thủ nghiêm ngặt các chú ý sau phẫu thuật.
Bị tiểu buốt và đau lưng cần chú ý gì?
Tương tự như bất cứ một bệnh lý nào khác, hoạt động điều trị tiểu buốt và đau lưng chỉ thực sự mang lại hiệu quả nếu được kết hợp với chế độ chăm sóc phù hợp. Điều này giúp tăng cường khả trị bệnh, làm dịu triệu chứng và ngăn cản tình trạng tái phát. Trong đó, đáp án cho thắc mắc: “Bị tiểu buốt kèm đau lưng nên làm gì” như sau:
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp người bệnh có đủ dưỡng chất, sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Về vấn đề này, người mắc cần lưu ý những điều sau:
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu buốt, xây dựng khẩu phần ăn lành mạnh với nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
- Bổ sung nhóm thực phẩm tươi mát, thực phẩm có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm như gừng, tỏi, nghệ…
- Hạn chế tối đa việc sử dụng nhóm thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị… trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Tránh tuyệt đối việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, cà phê hoặc bất cứ các chất kích thích có hại nào khác.
Thói quen sinh hoạt
Ngoài chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị và khả năng hồi phục. Theo đó, người mắc tiểu buốt đau lưng cần chú ý những vấn đề sau:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, nên vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn có cơ hội xâm nhập, gây bệnh tại vùng kín.
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp lợi tiểu, tăng khả năng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, ngăn cản việc hình thành sỏi.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, ưu tiên các chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần trạng thái cân bằng.
- Kết hợp thực hiện các bài tập thể dục thể thao như chạy bộ, yoga, bơi lội… giúp tăng cường sức khỏe.
- Thực hiện tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị nhằm xác định chính xác mức độ hồi phục và phát hiện sớm các vấn đề bất thường.
Hướng dẫn phòng ngừa tiểu buốt và đau lưng
Tiểu buốt đau lưng gây nhiều tác động tiêu cực lên đời sống sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần của người bệnh. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất, mỗi người cần chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh, cụ thể như sau:
- Vệ sinh cơ thể nhất là vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, ở nữ giới trong kỳ kinh cần thay băng ít nhất 4 tiếng/lần.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, tránh quan hệ thô bạo, quan hệ với nhiều bạn tình hoặc sử dụng các loại chất kích dục không an toàn.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, mặc quần áo rộng rãi thoáng mát.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng phù hợp với đầy đủ các loại dưỡng chất, vitamin cần thiết.
- Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể stress kéo dài, ngủ không đủ giấc khiến sức đề kháng suy giảm.
- Tiến hành tập thể dục thể thao thường xuyên, thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/1 lần.
Trên đây là đầy đủ các thông tin chi tiết liên quan đến tình trạng tiểu buốt và đau lưng. Tình trạng này biểu thị cơ thể đang gặp những vấn đề bất thường, cần sớm tiến hành thăm khám nhằm ngăn cản các biến chứng xấu xuất hiện.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Tìm hiểu chứng tiểu rắt ở trẻ em – Các phương pháp chữa bệnh hiệu quả
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!