Tiểu buốt ra máu là bệnh gì? Tìm hiểu căn nguyên và biện pháp điều trị
Tiểu buốt ra máu thường khiến nhiều người lo lắng vì không biết liệu cơ thể có đang gặp vấn đề gì hay không. Trên thực tế, đây rất dễ là dấu hiệu cảnh báo các tổn thương đường tiết niệu cũng như một số bệnh lý liên quan đến thận. Nếu bạn đọc đang muốn tìm hiểu về chủ đề này thì đừng bỏ qua những thông tin tổng hợp có trong bài viết sau đây!
Nguyên nhân gây tiểu buốt ra máu
Theo các chuyên gia về tiết niệu, tiểu buốt ra máu có thể do các nguyên nhân sinh lý gây nên, chúng chủ yếu xuất phát từ chính thói quen sinh hoạt, ăn uống của người bệnh. Có thể kể đến một vài tác nhân sinh lý dưới đây:
Tác dụng phụ của thuốc
Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý, hiện tượng tuổi buốt và tiểu kèm máu có thể là do tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại thuốc điều trị như thuốc chống ung thư cyclophosphamide, kháng sinh penicillin, aspirin, heparin,… Những loại thuốc này kích ứng niêm mạc bàng quang và khiến chúng chảy máu.
Chấn thương bàng quang do vận động cường độ cao
Nguyên nhân này thường chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với những vấn đề kể trên và chủ yếu xảy ra ở những vận động viên marathon. Khi tập luyện ở cường độ cao trong một thời gian dài, chấn thương bàng quang, mất nước và hiện tượng phá vỡ hồng cầu có thể xảy ra rồi kéo theo hiện tượng tiểu ra máu có cảm giác rát buốt.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chứng tiểu buốt ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về tiết niệu. Do vậy, người bệnh cần chủ động tìm gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tiểu buốt ra máu là bệnh gì?
Tiểu buốt ra máu là tình trạng nước tiểu có màu hồng hoặc lẫn những gợn máu tươi kèm theo cảm giác nóng rát niệu đạo rất khó chịu. Người bệnh bị tiểu buốt và ra máu có thể không gặp phải dấu hiệu ban đầu nào khác. Theo các chuyên gia, có một số nguyên nhân có khả năng gây ra hiện tượng này, chúng gồm có:
1. Đường tiết niệu viêm nhiễm
Tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn, nấm men thâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua niệu đạo, sau đó tiến vào trong bàng quang và sinh sôi phát triển. Trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như có cảm giác buồn tiểu liên tục, nước tiểu có mùi khó ngửi,….
2. Viêm bể thận
Tình trạng này cũng thường do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn có thể theo đường máu hoặc đường niệu quản tấn công tới bể thận. Ngoài hiện tượng tiểu buốt kèm theo ra máu, người bệnh có thể bị sốt và cảm thấy đau nhức phần mạn sườn.
3. Trong bàng quang hoặc thận có sỏi
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra triệu chứng tiểu buốt có máu chính là việc trong bàng quang hoặc thận có chứa sỏi. Những viên sỏi này được hình thành từ các khoáng chất tích tụ trong nước tiểu không được đào thải hết, lâu dần kết tinh lại. Sỏi có nhiều kích cỡ khác nhau, từ vụn như bùn cát đến to như quả bóng bàn.
Bệnh ở giai đoạn đầu thường không ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng về sau, người bệnh có thể bị đau bụng dưới, đau thắt lưng dữ dội, tiểu buốt, nước tiểu lẫn máu,…
4. Tuyến tiền liệt bị tổn thương
Một số trường hợp tiểu buốt ra máu ở nam giới có nguyên nhân liên quan đến các bệnh tuyến tiền liệt, ví dụ như viêm hay phì tuyến tiền liệt. Bộ phận này nằm ngay gần bàng quang và niệu đạo của người đàn ông, chính vì vậy nếu nó bị tổn thương, những khu vực lân cận nêu trên cũng rất dễ chịu ảnh hưởng.
5. Viêm cầu thận
Nếu người bệnh gặp phải tình trạng tiểu buốt nhói kèm theo những vệt máu nhỏ li ti thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm cầu thận. Viêm cầu thận xảy ra khi khi hệ thống lọc máu của thận bị viêm nhiễm và rối loạn. Thường thì bệnh lý này bắt nguồn từ vấn đề nội tại khác của cơ thể, ví dụ như tiểu đường, rối loạn hệ miễn dịch,….
Tình trạng tiểu buốt ra máu có nguy hiểm không?
Nhiều người bệnh băn khoăn không biết liệu tình trạng tiểu buốt ra máu có gây nguy hiểm hay không. Theo các bác sĩ, vấn đề này còn phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến triệu chứng nói trên. Nếu đó là do thuốc men hay vận động quá độ, bệnh nhân không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, trên thực tế thì phần lớn trường hợp tiểu buốt ra máu hồng đều liên quan ít nhiều đến bệnh lý bàng quang, tiết niệu hoặc thận. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, những bệnh này có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể với các biến chứng nguy hiểm như chức năng thận suy yếu, nhiễm trùng cục bộ, tắc nghẽn đường tiết niệu,…
Phương pháp chẩn đoán tiểu buốt ra máu
Việc chẩn đoán tiểu buốt ra máu có thể giúp xác định chính xác nguyên nhân gây ra, từ đố đưa ra phương án điều trị thích hợp và hiệu quả nhất. Theo các bác sĩ, người bệnh cần được áp dụng các biện pháp kiểm tra sau đây:
- Kiểm tra thể chất: Sau khi cùng người bệnh trao đổi về tiền sử bệnh lý, các bác sĩ có thể tiến hành một bài kiểm tra thể chất đối với các triệu chứng bên ngoài khác của bệnh nhân như đau bụng dưới hoặc đau lưng dưới.
- Kiểm tra nước tiểu: Vì máu có lẫn bên trong nước tiểu nên người bệnh cần được xét nghiệm nước tiểu. Biện pháp này giúp phân tích các thành phần có trong nước tiểu, từ đó xác định vấn đề viêm nhiễm hoặc sỏi thận, sỏi bàng quang.
- Soi bàng quang: Biện pháp chẩn đoán này cũng thường được sử dụng đối với các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu. Các bác sĩ luồn một ống nhỏ có gắn camera từ niệu đạo vào bên trong bàng quang để kiểm tra và tìm ra dấu hiệu tổn thương tại đây.
- Xét nghiệm hình ảnh: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thêm chụp CT, MRI cộng hưởng từ hoặc siêu âm. Những xét nghiệm hình ảnh này giúp tìm ra sỏi thận, sỏi bàng quang hoặc các chấn thương liên quan đến hệ tiết niệu khác.
Điều trị tiểu buốt ra máu
Điều trị tiểu buốt tiểu ra máu phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng sức khỏe và mức độ ảnh hưởng của triệu chứng đến bệnh nhân. Dưới đây là các cách chữa tiểu buốt và ra máu phổ biến nhất hiện nay:
Các bài thuốc thảo mộc dân gian
Các bài thuốc dân gian chỉ nên được áp dụng trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Chúng thường giúp cải thiện một số triệu chứng khó chịu ở người bệnh.
1. Bài thuốc từ chuối hột
Chuối hột là biện pháp dân gian thích hợp với những bệnh nhân bị tiểu ra máu, tiểu buốt có liên quan đến sỏi thận. Theo y học cổ truyền, vị thuốc này có tác dụng trừ độc, lợi tiểu và lượng huyết hiệu quả.
Thành phần: 1 nải chuối hột.
Cách thực hiện:
- Chuối cắt thành lát mỏng, cho lên chảo sao thật khô và vàng. Sau đó, dùng máy xay nghiền chuối khô thành bột mịn.
- Người bệnh dùng bột chuối uống với nước ấm hàng ngày, mỗi lần sử dụng 12g.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
2. Bài thuốc từ lá diếp cá
Lá diếp cá từ lâu đã được ông cha ta sử dụng như một loại dược liệu tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, lá diếp cá có mùi tanh, vị chua và tính mát. Tác dụng chính của chúng là tiêu trừ độc tố, thanh nhiệt, tiêu thũng và sát trùng.
Thành phần: 20g lá diếp cá, ¼ thìa cà phê muối trắng, 300ml nước lạnh.
Cách thực hiện:
- Cho lần lượt lá diếp cá, nước lạnh, muối trắng vào trong máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
- Đổ hỗn hợp ra cốc, dùng uống hàng ngày.
3. Bài thuốc từ cỏ mực
Cỏ mực cũng là bài thuốc dân gian trị tiểu buốt có máu được nhiều người áp dụng. Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị mặn, hơi chua, tính mát, công dụng chính là giải độc, thanh nhiệt cơ thể và cầm máu.
Thành phần: 30g cỏ mực, 200ml nước.
Cách thực hiện:
- Dược liệu đem rửa sạch, giã nhuyễn. Thêm nước vào hỗn hợp này rồi chắt lấy nước cốt.
- Người bệnh dùng uống trực tiếp nước cốt, mỗi ngày 1 lần.
Tây y chữa tiểu buốt ra máu
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc điều trị. Một số loại tân dược sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến là:
- Thuốc giảm đau acetaminophen: Do thuốc chống viêm như aspirin có thể khiến tình trạng nặng thêm, người bệnh được khuyến nghị sử dụng thuốc giảm đau acetaminophen. Thuốc giúp cải thiện triệu chứng rát buốt hoặc đau bụng dưới khó chịu nhờ vào cơ chế tác động đến hệ thần kinh.
- Thuốc kháng sinh: Với những trường hợp nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn, người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh, ví dụ như amoxicillin. Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.
- Thuốc trị sỏi thận, sỏi bàng quang: Đối với người bệnh bị tiểu buốt kèm máu do sỏi thận, sỏi bàng quang gây ra thì có thể sử dụng một số thuốc tán sỏi và lợi tiểu, ví dụ như: Thiazide, allopurinol,….
Trong trường hợp kích cỡ sỏi lớn hơn và không thể điều trị với thuốc, người bệnh nên trao đổi cùng bác sĩ để chuyển sang điều trị ngoại khoa. Các chuyên gia có thể thực hiện tán sỏi bằng laser, phẫu thuật lấy sỏi,… nhằm loại bỏ hoàn toàn dị vật ra khỏi hệ thống tiết niệu.
Bị tiểu buốt tiểu ra máu nên làm gì?
Người bệnh tiểu buốt ra máu nên thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị thì nên liên hệ sớm với bác sĩ.
- Uống nhiều nước để giúp cơ thể thanh lọc và tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên tiêu thụ ít nhất 2lit nước mỗi ngày.
- Có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, nhất là nếu nguyên nhân bệnh lý do sỏi bàng quang hay sỏi thận. Các loại rau xanh, trái cây, thịt cá, các loại đậu và ngũ cốc chưa tinh chế là những thực phẩm cần có trong thực đơn cho người tiểu buốt.
- Dành thời gian thư giãn và rèn luyện thể chất. Người bệnh nên lựa chọn những bộ môn tác động toàn thân như đi bộ, aerobic, yoga, bơi lội, pilates,..
- Lựa chọn những loại quần lót chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt và đảm bảo thông thoáng cho bộ phận sinh dục. Tắm rửa sạch sẽ và vệ sinh niệu đạo hàng ngày bằng xà bông diệt khuẩn.
Phòng tránh như thế nào mới hiệu quả?
Bạn có thể phòng tránh tình trạng tiểu buốt ra máu thông qua các biện pháp sau đây:
- Không nên sử dụng các loại xà phòng giặt, chất tẩy rửa, đồ vệ sinh vùng kín có chứa nhiều hóa chất và chất tạo mùi thơm có thể gây kích ứng cho cơ thể.
- Nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể giảm thiểu nếu bạn vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiểu, đi đại tiện, thay quần lót hàng ngày và quan hệ tình dục an toàn.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm có tính axit cao, nhiều dầu mỡ và thức uống có caffein, cồn vì chúng dễ gây kích thích bàng quang. Bên cạnh đó, đừng quên tăng cường rau xanh, trái cây và bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cũng như thúc đẩy máu lưu thông trong cơ thể tốt hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tập luyện trong giới hạn, không nên dùng quá sức để tránh tổn thương.
- Thăm khám sức khỏe đều đặn hàng năm. Thay vì chỉ thực hiện kiểm tra tổng quát bên ngoài, bạn nên yêu cầu xét nghiệm cả nội tạng, bao gồm hệ thống tiết niệu để phòng tránh nguy cơ bệnh lý như sỏi thận hay viêm cầu thận.
Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích liên quan đến vấn đề tiểu buốt ra máu. Tình trạng này là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện sự thay đổi của nước tiểu, bạn nên dành thời gian đi khám sớm để được chẩn đoán và trị liệu.
XEM THÊM:
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!