Tiểu rắt ra máu là bệnh gì? Phương pháp chữa trị tận gốc

Tiểu rắt ra máu ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Nghiêm trọng hơn, hiện tượng này còn biểu thị cơ thể đang trong trạng thái bất thường, cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng này và có hướng bảo vệ sức khỏe tốt nhất, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Tiểu rắt ra máu có phải bệnh lý gì không, mức độ nguy hiểm khi không chữa trị
Tiểu rắt ra máu có phải bệnh lý gì không, mức độ nguy hiểm khi không chữa trị

Tiểu rắt ra máu do đâu?

Tiểu rắt ra máu là tình trạng người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu ngay cả khi vừa tiểu xong. Đồng thời lượng nước tiểu bài tiết mỗi lần là rất ít và có lẫn máu khiến nước tiểu đổi màu khác lạ như nâu hoặc đỏ tươi. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể bị tiểu buốt, đau bụng dưới gây cảm giác khó chịu và tiềm ẩn nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Về phía nguyên nhân, theo các chuyên gia, tiểu buốt ra máu khởi phát do nhiều vấn đề, từ nội sinh đến ngoại sinh. Trước tiên, liên quan đến vấn đề sinh lý, tình trạng này có thể xảy ra do:

  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Vệ sinh vùng kín không đảm bảo tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập, phát triển gây viêm nhiễm. Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn có thể lần theo hệ thống sinh sản và làm tổn thương nhiều cơ quan khác.
  • Quan hệ tình dục thiếu lành mạnh: Quan hệ tình dục không đúng tư thế, quan hệ thô bạo cũng là nguyên nhân khiến vùng kín nhiễm trùng, tổn thương từ đó làm khởi phát hàng loạt các vấn đề trong đó có tiểu rắt tiểu ra máu.
  • Căng thẳng, rối loạn hormone: Stress, trạng thái tâm lý mất cân bằng hoặc rối loạn nội tiết tố trong cơ thể sẽ làm hệ thống miễn dịch cũng như bài tiết của cơ thể bị ảnh hưởng. Điều này làm tăng nguy cơ mắc tiểu rắt ra máu và nhiều bệnh lý khác.

Lưu ý, việc dung nạp vào cơ thể nhiều thực phẩm có chất tạo màu đỏ tự nhiên như củ dền, rau dền, dâu tằm… dễ khiến nước tiểu đổi màu. Người bệnh nên phân biệt rõ tình trạng này với hiện tượng tiểu ra máu.

Ngoài nguyên nhân trên, tiểu rắt ra máu có thể xuất phát từ một số bệnh lý nguy hiểm như sỏi, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm cầu thận, các bệnh lý về máu… Trong trường hợp này, tỷ lệ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm là rất cao, bệnh không thể tự động khỏi vì vậy người mắc cần sớm thực hiện các biện pháp điều trị tích cực.

Tiểu rắt ra máu là bệnh gì?

Như đã đề cập, tiểu rắt và ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Để chủ động hơn trong công tác nhận định và điều trị bệnh, dưới đây là một số bệnh lý làm xuất hiện tình trạng tiểu rắt tiểu ra máu người bệnh cần nắm rõ:

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh lý này khởi phát ở cả nam và nữ giới, do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây tổn thương, viêm nhiễm. Trong trường hợp nặng, tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng, gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Với nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ngoài tiểu buốt ra máu, người mắc còn có thể bị đau vùng hạ vị, đau mỏi lưng, sốt cao, buồn nôn…

Nhiễm trùng đường tiết niệu khởi phát do sự xâm nhập của vi khuẩn, dễ lan rộng khi không được điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu khởi phát do sự xâm nhập của vi khuẩn, dễ lan rộng khi không được điều trị

2. U đường tiết niệu

Ở giai đoạn đầu, khối u nhỏ, các triệu chứng không rõ ràng khiến người bệnh khó phát hiện. Tuy nhiên, ở những giai đoạn sau, các khối u phát triển, xâm lấn trên diện rộng lại gây ra khá nhiều vấn đề tiêu cực. Một số dấu hiệu giúp nhận biết u đường tiết niệu là tiểu rắt, tiểu lẫn máu, chán ăn, sụt cân, đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi…

3. Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như sỏi trong niệu đạo, sỏi thận, sỏi bàng quang. Một khi sỏi thay đổi vị trí sẽ làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu, gây đau nhức quặn thắt, tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, nôn mửa, sốt cao, ăn uống không ngon miệng.

4. Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt chủ yếu xảy ra ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Ngoài tiểu rắt và ra máu, người bệnh còn có các biểu hiện khác như tiểu ra mủ, đau dương vật, đau trực tràng, tuyến tiền liệt sưng to, người bệnh sốt cao hoặc rét run.

5. Viêm âm đạo

Tỷ lệ nữ giới bị viêm âm đạo lên đến 80% trong đó chủ yếu rơi vào đối tượng đang trong độ tuổi sinh sản. Lúc này, vi khuẩn, nấm tấn công, phát triển quá mức trong âm đạo gây kích ứng, sưng viêm. Một số dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng viêm âm đạo ở nữ giới là khí hư ra nhiều, ngứa ngáy âm hộ, hiện tượng tiểu buốt, tiểu ra máu, đau khi quan hệ…

Viêm âm đạo xảy tiềm ẩn nguy cơ đe dọa khả năng sinh sản nếu không được điều trị sớm
Viêm âm đạo xảy tiềm ẩn nguy cơ đe dọa khả năng sinh sản nếu không được điều trị sớm

6. Các bệnh lý về máu

Tiểu rắt ra máu cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về máu như máu khó đông hoặc bệnh bạch cầu cấp và mãn tính. Thông thường, tỷ lệ nam giới mắc các bệnh lý này cao hơn so với nữ giới. Các triệu chứng để nhận biết bệnh là khó thở, mệt mỏi, có các đốm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng…

Dấu hiệu nhận biết tiểu rắt ra máu

Nhận biết bệnh sớm đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn cản bệnh diễn biến xấu, hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Trong đó, một số dấu hiệu điển hình giúp phát hiện tiểu rắt, tiểu ra máu là:

  • Người bệnh luôn cảm thấy buồn tiểu ngay cả khi vừa mới đi tiểu.
  • Ngày đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu mỗi lần ít.
  • Nước tiểu lẫn máu, có thể xuất hiện màu khác lạ như nâu, đỏ…
  • Ở một số trường hợp bị tiểu buốt, tiểu ra mủ, đau bụng dưới, đau lưng….
  • Một số người bị đau rát khi quan hệ, thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn…

Chứng tiểu rắt ra máu có nguy hiểm không?

Tiểu rắt ra máu có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ở trường hợp xuất phát do nguyên nhân sinh lý, đa phần bệnh chỉ gây cảm giác khó chịu và không ảnh hưởng quá nghiêm trọng lên sức khỏe. Tuy nhiên, với trường hợp khởi phát do bệnh lý thì người bệnh cần đặc biệt lưu ý bởi khả năng xuất hiện biến chứng trong tình huống này là khá cao.

Tỷ lệ xuất hiện biến chứng xấu nếu không sớm tiến hành điều trị khi bị tiểu rắt ra máu là khá cao
Tỷ lệ xuất hiện biến chứng xấu nếu không sớm tiến hành điều trị khi bị tiểu rắt ra máu là khá cao

Cụ thể, một số vấn đề người bệnh có thể phải đối mặt khi mắc tiểu rắt ra máu là:

  • Chất lượng đời sống tình dục suy giảm: Ở nữ giới, viêm nhiễm phụ khoa làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, ngại quan hệ, cản trở quá trình thụ thai. Tương tự như vậy, viêm tuyến tiền liệt ở nam giới cũng là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng tinh trùng, đời sống sinh dục suy giảm, khả năng thụ tinh kém.
  • Ảnh hưởng đến đời sống tâm lý: Như đã đề cập, tiểu rắt tiểu ra máu khiến ham muốn tình dục suy giảm, người bệnh trở nên lãnh cảm. Đồng thời, bệnh cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần.
  • Tăng nguy cơ bị thiếu máu: Tiểu ra nhiều máu làm mất cần bằng hàm lượng máu trong cơ thể, người bệnh xanh xao, mệt mỏi. Nếu tình trạng này diễn biến trong thời gian dài, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu, tiềm ẩn nhiều vấn đề nghiêm trọng.
  • Dẫn đến ung thư: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài, lan rộng làm suy giảm chức năng của các cơ quan, làm tăng nguy cơ mắc ung thư và nhiều vấn đề nguy hại đến sức khỏe khác.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Cách chẩn đoán bệnh chính xác

Chẩn đoán là bước đầu tiên và bắt buộc phải thực hiện nhằm phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó đề ra hướng điều trị phù hợp. Với tiểu rắt ra máu, thông thường sẽ được chẩn đoán theo hình thức sau:

  • Kiểm tra lâm sàng: Người bệnh tiến hành khai báo một cách trung thực các vấn đề liên quan đến tình trạng bệnh và tiền sử bệnh lý. Hoạt động này được thực hiện dựa trên hướng dẫn của bác sĩ nhằm đảm bảo cung cấp đủ các thông tin cần thiết.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm xác định nước tiểu có lẫn máu hay các khoáng vật là nguyên nhân hình thành sỏi hay không.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Được thực hiện thông qua chụp CT, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, siêu âm… nhằm xác định chính xác mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh.

Cách điều trị tiểu rắt ra máu an toàn, hiệu quả

Tiểu rắt ra máu gần như không thể tự khỏi được nếu xuất phát do bệnh lý. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp điều trị tích cực. Dưới đây là một số hướng trị tiểu rắt và ra máu đem lại hiệu quả cao, được sử dụng phổ biến hiện nay.

Sớm điều trị tiểu rắt ra máu giúp người bệnh bảo vệ tốt sức khỏe bản thân
Sớm điều trị tiểu rắt ra máu giúp người bệnh bảo vệ tốt sức khỏe bản thân

Điều trị tại nhà bằng các bài thuốc dân gian

Trị bệnh dân gian bằng các nguyên liệu thân thuộc trong đời sống đã được sử dụng hàng nghìn đời nay. Phương pháp này mang lại hiệu quả lâu dài, ít gây tác dụng phụ và đảm bảo tính kín đáo. Trong đó, một số hướng trị bệnh tại nhà bằng biện pháp dân gian có thể tham khảo là:

  • Sử dụng sắn dây: Sắn dây cạo sạch vỏ, rửa sạch sau đó thái thành từng lát mỏng rồi đem phơi khô và cán thành bột mịn. Bột sắn dây được pha với nước, dùng để uống, mỗi lần pha một thìa nhỏ để đạt hiệu quả sử dụng cao.
  • Sử dụng bí xanh: Bí xanh đem cạo vỏ, rửa sạch, thái miếng rồi cho vào máy xay xay nhuyễn. Tiếp theo, người bệnh lọc lấy nước cốt bí xanh, hòa cùng một chút muối để uống hàng ngày, từ đó loại bỏ các triệu chứng khi bị tiểu buốt tiểu rắt.
  • Sử dụng rau mồng tơi: Người bệnh có thể sử dụng rau mồng tơi như một món ăn hàng ngày hoặc đun lấy nước mồng tơi để uống.

Lưu ý, trị bệnh dân gian chỉ phù hợp với tình trạng bệnh ở thể nhẹ hoặc khởi phát do các vấn đề sinh lý. Do dược lực thấp, tốt nhất người bệnh chỉ nên sử dụng phương pháp này như một cách thức hỗ trợ điều trị.

Sử dụng thuốc Tây y

Tây y hướng tới làm giảm triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn, tiện lợi trong sử dụng nhờ vậy được khá nhiều người lựa chọn. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng các phác đồ điều trị khác nhau, từ nội khoa đến ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Trị bệnh nội khoa hướng tới việc dùng thuốc làm giảm triệu chứng của bệnh, ngăn cản nguy cơ xuất hiện các biến chứng xấu. Trong đó, một số loại thuốc thường được dùng trong trị tiểu rắt ra máu là:

  • Nhóm thuốc kháng sinh, ví dụ Quinolon, Sulfamid… giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn cản tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
  • Nhóm thuốc cầm máu, ví dụ Tranexamic được sử dụng theo cả dạng uống và tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc giảm đau trong trường hợp người bệnh bị tiểu buốt, đau bụng dưới, đau thắt lưng…
  • Dung dịch vệ sinh vùng kín giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, tăng hiệu quả làm sạch.
Dựa theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ tiến hành lựa chọn, điều chỉnh phác đồ điều trị thích hợp
Dựa theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ tiến hành lựa chọn, điều chỉnh phác đồ điều trị thích hợp

Lưu ý, thuốc Tây trị tiểu rắt ra máu có thể làm phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Do vậy, người bệnh cần dùng đúng thuốc, đúng liều theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh từ đó đem lại hiệu quả chữa trị cao. Tuy nhiên, phương pháp này lại tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề. Để đảm bảo an toàn, người bệnh chỉ nên thực hiện tại cơ sở y tế uy tín khi được bác sĩ yêu cầu.

Bị tiểu rắt ra máu phải làm sao?

Chế độ chăm sóc ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị tất cả các loại bệnh nói chung và tiểu rắt ra máu nói riêng. Theo đó, trong quá trình trị bệnh, người mắc cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò như nền tảng cơ sở đảm bảo người mắc có đủ sức khỏe chống lại bệnh tật. Theo đó, người mắc tiểu rắt ra máu có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học dựa trên một số công thức là:

  • Xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, chú ý bổ sung rau xanh, hoa quả tươi với nhiều chất xơ và vitamin.
  • Uống đủ nước mỗi ngày giúp lợi tiểu, tăng khả năng loại bỏ vi khuẩn.
  • Không sử dụng nhóm thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, nhiều gia vị hay các loại đồ dưa muối.
  • Không sử dụng chất kích thích có hại như rượu, bia, thuốc lá… làm bệnh trở nặng đồng thời ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Tuân thủ chính xác chế độ chăm sóc, kiêng khem nhằm loại bỏ tình trạng tái phát bệnh
Tuân thủ chính xác chế độ chăm sóc, kiêng khem nhằm loại bỏ tình trạng tái phát bệnh

Thói quen sinh hoạt

Nối tiếp chế độ dinh dưỡng, một thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần thúc đẩy hiệu quả điều trị và ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh. Cụ thể, với thói quen sinh hoạt, người mắc cần chú ý:

  • Vệ sinh cơ thể, cơ quan sinh dục sạch sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chặn nguyên nhân gây tiểu rắt.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, ưu tiên chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi.
  • Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian điều trị dễ khiến bệnh trở nặng hoặc gây lây nhiễm.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể stress hoặc ngủ không đủ giấc.

Cách phòng ngừa tiểu rắt ra máu

Có thể thấy, tiểu rắt ra máu là bệnh lý nguy hiểm, dễ diễn biến phức tạp với nhiều biến chứng khó lường. Để ngăn cản những vấn đề này tác động xấu đến sức khỏe, mỗi người cần tự có hướng phòng ngừa bệnh, điển hình thông qua các cách thức sau:

  • Vệ sinh môi trường sống, cơ thể nhất là bộ phận sinh dục sạch sẽ.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh với 1 bạn tình duy nhất, tránh sử dụng các chất kích dục, gel bôi trơn không đảm bảo.
  • Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung các loại chất xơ, vitamin, khoáng chất và uống đủ nước mỗi ngày.
  • Hạn chế việc dung nạp vào cơ thể nhóm thực phẩm cay nóng, dầu mỡ… hoặc các chất kích thích có hại khác.
  • Xây dựng lối sống khoa học, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
  • Tiến hành khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm những vấn đề bất thường và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Trên đây là đầy đủ các thông tin chi tiết liên quan đến tình trạng tiểu rắt ra máu. Do có thể là triệu chứng bệnh lý nguy hiểm nên người mắc cần nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị tích cực ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Array

Chia sẻ

Triệu chứng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top