Tiểu Đêm Ở Nữ
Tiểu đêm ở nữ biểu thị bàng quang đang gặp rối loạn, khiến nhiều người lo lắng. Nghiêm trọng hơn, hiện tượng này còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm, dễ làm phát sinh các biến chứng tiêu cực. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý cũng như có được cách thức tự bảo vệ sức khỏe tốt, bạn đọc đừng bỏ qua bài biết dưới đây.
Tiểu đêm ở nữ là bệnh gì?
Tiểu đêm là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên đi tiểu trong đêm vượt quá 2 lần và kéo dài liên tục lại tiềm ẩn nhiều vấn đề đáng quan ngại. Theo đó, tiểu đêm ở nữ có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, đến từ các nguyên nhân khác nhau từ sinh lý đến bệnh lý.
Về sinh lý, tình trạng tiểu đêm ở nữ khởi phát do cơ thể bị mệt mỏi, stress trong thời gian dài, do tuổi tác hoặc sử dụng nhóm thuốc điều trị huyết áp. Ở trường hợp này, đa phần sẽ không làm phát sinh các vấn đề nguy hiểm và dễ tiến hành khắc phục. Trái lại, nếu rơi vào trường hợp bệnh lý thì người mắc cần đặc biệt thận trọng. Trong đó, tiểu đêm ở nữ có thể là dấu hiệu cảnh bảo các bệnh lý như.
1. Bàng quang tăng hoạt
Bàng quang là nơi chứa đựng nước tiểu, khi bàng quang đầy cơ thể sẽ xuất hiện cảm giác mót tiểu. Thông thường, hiện tượng này sẽ xảy ra khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt từ 400 – 620ml. Tuy nhiên, ở người mắc bàng quang tăng hoạt, trạng thái mót tiểu sẽ xuất hiện ngay khi bàng quang có 100 – 150ml nước tiểu.
2. Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu làm ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu, khiến nước tiểu không thoát xuống hết dưới bàng quang. Lâu dần, điều này khiến tần suất đi tiểu ở người bệnh tăng dần lên mặc dù lượng nước thải ra trong mỗi lần khá ít. Ngoài ra, khi mắc viêm, sỏi đường tiết niệu, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu ra máu, đau bụng dưới…
3. Sa tử cung
Sa tử cung hay còn được gọi là sa dạ con, là hiện tượng xảy ra khi tử cung bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Bệnh lý này thường hình thành do nữ giới sinh nở nhiều lần liên tiếp trong thời gian ngắn khiến bàng quang bị chèn ép từ đó làm xuất hiện tình trạng tiểu đêm.
4. Sỏi mật, dị vật
Sỏi mật hoặc các dị vật đường tiểu là nguyên nhân khiến bàng quang bị chèn ép, nước tiểu tràn ra ngoài. Điều này khiến người bệnh không kiểm soát được hoạt động tiểu tiện. Lâu dần, tần suất đi tiểu ngày một tăng lên làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe cũng như công việc.
5. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng tiểu đêm ở nữ giới. Trong đó, tỷ lệ phái yếu mắc viêm âm đạo lên tới 80% trong đó có khá nhiều trường hợp diễn biến xấu dẫn tới mất khả năng sinh sản. Bởi khi không được điều trị tốt khiến tình trạng viêm nhiễm lan rộng, có thể tiến triển thành u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung…
Lưu ý, trong một số số trường hợp tiểu đêm ở nữ cũng có thể là dấu hiệu của mang thai. Lúc đầu, tần suất đi tiểu chỉ ở mức vừa phải nhưng khi thai nhi lớn dần chèn ép lên bàng quang sẽ khiến chị em thường xuyên cảm thấy buồn tiểu. Để chắc chắn về nguyên nhân gây nên tình trạng này, chị em cần đến cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra, thăm khám.
Dấu hiệu chung của chứng tiểu đêm ở nữ
Tiểu đêm diễn ra liên tục trong thời gian dài là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang trong trạng thái bất thường. Tuy nhiên, nhiều người lại có suy nghĩ hiện tượng này chỉ đơn thuần đến từ việc uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Để phân biệt rõ hai vấn đề này, dưới đây là triệu chứng tiểu đêm nhiều lần ở phụ nữ cần lưu ý:
- Thời gian đi tiểu giữa hai lần cách nhau quá gần, lượng nước tiểu trong mỗi lần ít.
- Tình trạng tiểu đêm kéo dài liên tục từ 7 đến 14 ngày.
- Nước tiểu có màu lạ, đỏ hoặc sẫm, nổi bọt hoặc nổi váng.
- Người bệnh khó kiểm soát dòng nước tiểu, tiểu són hoặc chảy ngắt quãng.
- Người bệnh bị đau tức bụng dưới, đau lưng…
- Rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm với chuyện chăn gối.
- Rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn…
Các triệu chứng trên sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý cụ thể. Để đảm bảo, người bệnh cần chú ý theo dõi các vấn đề bất thường trên cơ thể và thông báo chính xác với bác sĩ điều trị.
Tiểu đêm ở nữ có nguy hiểm không?
Trước tiên, tiểu đêm gây cảm giác khó chịu, khiến người bệnh mệt mỏi và thường xuyên ở trong trạng thái lo lắng. Điều này ảnh hưởng lớn đến trạng thái tâm lý, sức khỏe, làm chất lượng cuộc sống đi xuống cũng như ảnh hưởng đến công việc. Nghiêm trọng hơn, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các vấn đề tiêu cực khác.
Ngoài ra, trong trường hợp tiểu đêm ở nữ xuất phát từ vấn đề bệnh lý, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới:
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch: Với người cao tuổi, việc phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm sẽ làm tăng khả năng xuất hiện các bệnh về huyết áp và tim mạch. Nghiêm trọng hơn, điều này còn tiềm ẩn nguy cơ bị đột quỵ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tính mạng.
- Giảm chức năng sinh sản: Viêm âm đạo khiến nữ giới ngại quan hệ, lãnh cảm với chuyện giường chiếu. Khi tình trạng viêm nhiễm lan rộng sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản, làm tăng tỷ lệ mắc vô sinh, hiếm muộn.
- Bội nhiễm: Tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu lan rộng, dễ gây bội nhiễm, viêm loét hoặc thậm chí hoại tử, nhiễm trùng máu. Ở trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong vì vậy người bệnh cần đặc biệt lưu tâm.
Chẩn đoán tình trạng tiểu đêm ở nữ
Hoạt động chẩn đoán được tiến hành nhằm xác định chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh nhằm đưa ra hướng điều trị thích hợp. Trong đó, với chẩn đoán tiểu đêm ở nữ giới, người bệnh được chỉ định thực hiện:
- Khám lâm sàng: Người bệnh tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến tần suất đi tiểu, các triệu chứng kèm theo cũng như tiền sử bệnh lý dựa trên hướng dẫn của bác sĩ.
- Kiểm tra nước tiểu: Nhằm xác định nước tiểu có lẫn máu hay khoáng vật cũng như kiểm tra liệu tiểu đêm có xuất phát từ vấn đề mang thai không.
- Chẩn đoán hình ảnh: Thông qua chụp chiếu, siêu âm… bác sĩ nắm rõ vị trí, tình trạng tổn thương từ đó đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân hình thành bệnh.
Cách điều trị tiểu đêm ở nữ giới
Sớm tiến hành điều trị tích cực là cách thức tốt nhất giúp người bệnh bảo vệ bản thân khỏi các biến chứng khó lường. Trong đó, phương thức chữa trị phải phù hợp với nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh lý. Cụ thể, dưới đây là một số cách chữa tiểu đêm ở nữ đem lại hiệu quả cao.
Sử dụng các bài thuốc dân gian trị bệnh đơn giản tại nhà
Bài thuốc dân gian kế thừa kinh nghiệm ngàn đời của người xưa, đem lại hiệu quả lâu dài và đảm bảo tính an toàn cao. Với tiểu đêm ở nữ, người bệnh có thể tham khảo một số cách trị tiểu đêm tại nhà sau:
- Sử dụng giá đỗ: Chuẩn bị 500g giá đỗ xanh và 50g đường. Giá đỗ đem rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào nồi, đổ đường và nước vào rồi đun với lửa nhỏ. Sau khoảng 20 – 30 phút thì tắt bếp, nước giá đỗ được chắt ra cốc, để nguội bớt là có thể sử dụng.
- Sử dụng mề gà và đậu đỏ: Chuẩn bị 2 cái mề gà cùng 50g đậu đỏ. Các nguyên liệu đem rửa sạch, mề gà thái nhỏ rồi cho hết vào nồi đun trong 20 phút là có thể sử dụng. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần để đem lại hiệu quả trị bệnh cao.
- Sử dụng bưởi: Chuẩn bị 1 quả bưởi, bóc vỏ, tách múi rồi cho vào máy ép lấy nước và uống hằng ngày. Hoặc, người bệnh có thể thưởng thức bưởi bóc vỏ trực tiếp sau bữa ăn tầm 30 phút.
Lưu ý, các bài thuốc dân gian có dược lực nhẹ vì vậy chỉ nên áp dụng trong trường hợp bệnh mới khởi phát hoặc đến từ vấn đề sinh lý. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả điều trị, người bệnh cần duy trì thực hiện phương pháp này trong thời gian dài.
Điều trị nhanh chóng bằng Tây y
Tây y hướng đến làm giảm triệu chứng, tập trung trị bệnh trong thời gian ngắn. Đặc biệt, phương pháp này mang lại sự tiện lợi trong sử dụng vì vậy được rất nhiều người đánh giá cao.
Với tiểu đêm ở nữ, phác đồ điều trị thường hướng đến việc dùng thuốc nhằm kiểm soát và đẩy lùi bệnh. Trong đó, các loại thuốc được sử dụng trong trị tiểu đêm ở nữ là:
- Thuốc Antimuscarinic có tác dụng giảm đau, ngăn chặn quá trình dẫn truyền xung thần kinh, đảm bảo bàng quang hoạt động bình thường từ đó hạn chế tình trạng tiểu đêm.
- Nhóm thuốc an thần như Doxycycline, Amoxicillin… giúp giảm đau, người bệnh có được giấc ngủ ngon hơn.
- Thuốc chẹn Alpha – 1 như Indoramin, Terazosin, Prazosin… giúp ngăn chặn tăng trương lực cơ, điều hòa bàng quang, kiểm soát tình trạng rối loạn tiểu tiện.
- Thuốc giảm đau như Phenazopyridine giúp xoa dịu các dây thần kinh đồng thời giảm số lần đi tiểu.
- Thuốc Cholinergic có tác dụng làm giảm tình trạng co thắt cơ bàng quang.
- Nhóm thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp viêm nhiễm, nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, loại bỏ nguy cơ bội nhiễm.
Lưu ý, các loại thuốc Tây điều trị tiểu đêm ở nữ đều có khả năng làm phát sinh tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Do vậy, người bệnh cần tránh tuyệt đối tình trạng tự ý mua, dùng thuốc khi chưa được bác sĩ kiểm tra, kê đơn.
Nữ giới bị tiểu đêm nên làm gì?
Tiểu đêm khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ, mệt mỏi làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khả năng tập trung. Để nhanh chóng loại bỏ tình trạng này, ngoài tuân thủ đúng nguyên tắc trị bệnh, người mắc cũng cần xây dựng sống lành mạnh, cụ thể như sau:
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cung cấp nền tảng sức khỏe tốt từ đó tăng khả năng điều trị cũng như phục hồi sau bệnh. Do đó, đây luôn là yếu tố được rất nhiều người bệnh đặc biệt quan tâm. Trong đó, với tiểu đêm ở nữ, người bệnh cần:
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất, chất xơ… trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, nhiều gia vị… gây kích ứng tình trạng viêm nhiễm và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể.
- Không dung nạp vào cơ thể bất cứ chất kích thích có hại nào là nguyên nhân khiến mất tác dụng của thuốc.
Thói quen sinh hoạt
Tương tự như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố thúc đẩy hiệu quả điều trị và ngăn cản tình trạng tái phát bệnh. Theo đó, nữ giới mắc chứng tiểu đêm cần:
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể nhất là bộ phận sinh dục nhằm loại bỏ vi khuẩn, ngăn cản tình trạng viêm nhiễm.
- Duy trì tinh thần ở trạng thái cân bằng, không để cơ thể stress hoặc ngủ không đủ giấc.
- Với người mắc chứng tiểu đêm do suy giảm thần kinh nên hạn chế uống nước trước khi ngủ.
- Xây dựng thói quen sống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng.
- Tiến hành tái khám dựa theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm xác định chính xác mức độ hồi phục theo từng giai đoạn.
- Trong trường hợp khởi phát những vấn đề bất thường, người bệnh không được tự ý xử lý, cần thông báo với bác sĩ điều trị nhằm đảm bảo xử lý vấn đề chính xác.
Hướng dẫn cách phòng ngừa tiểu đêm ở nữ
Chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ đầu là phương thức tốt nhất giúp người bệnh tự bảo vệ sức khỏe của bệnh. Theo đó, mỗi người đều có thể thực hiện điều này dựa trên một số cách thức sau:
- Vệ sinh môi trường sống và cơ thể sạch sẽ nhằm loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất nhất là các loại rau xanh, hoa quả tươi với nhiều vitamin và khoáng chất.
- Tránh dung nạp vào cơ thể các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng…
- Chú ý xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể stress hoặc ngủ không đủ giấc.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch, ngăn cản bệnh xuất hiện.
- Tiến hành kiểm tra, thăm khám định kỳ nhất là những người đã có tiền sử bệnh lý trước nhằm phát hiện sớm các vấn đề bất thường.
Trên đây là đầy đủ các thông tin chi tiết liên quan đến tình trạng tiểu đêm ở nữ. Tuy chưa gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng trình trạng này lại khiến chị em mệt mỏi, lo âu. Vì vậy, khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, người mắc cần sớm tiến hành thăm khám nhằm nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!